ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 10:40:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngư dân trúng mùa cá khoai

Báo Cà Mau (CMO) Cá khoai Cái Đôi Vàm là sản vật thiên nhiên ban tặng, qua bàn tay lao động của người dân đã trở thành thương hiệu riêng của vùng đất này. Mùa biển đầu năm nay, cá khoai trúng muộn hơn mọi năm và ngay thời điểm được nắng nên đặc sản khô khoai Cái Đôi Vàm thêm đậm đà hương vị.

Chủ vựa khô Sang tại Khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, cho hay: “Năm trước cá khoai trúng mùa sớm nên gặp mưa, người làm khô không có lãi nhiều. Năm nay từ sau Tết Nguyên đán, cá khoai mới bắt đầu trúng mùa. Mỗi lần vựa tôi lên cá từ 5-10 tấn. Thời gian này bước vào mùa nắng nóng nên cá khô ngon hơn”.

Không khí lao động tất bật tại làng khô biển Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân.

Để đảm bảo cá phơi được nắng, từ 11 giờ đêm, những người sống bằng nghề cá khô khoai ở Khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm đã lên đèn bắt đầu công việc. Cá nhiều nên hầu như họ phải thức trắng đêm. Công việc tuy vất vả nhưng đổi lại niềm vui trúng mùa làm họ quên đi mệt nhọc.

Ông Huỳnh Văn Quang, Khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, cho biết, cứ cách 2-3 ngày cá tươi vào một lần. Mỗi lần có trên chục tấn. Lúc vắt cá tươi phải mướn gần 20 chục người. Từ sau Tết Nguyên đán, cá khoai có lai rai, nhưng trúng nhất là khoảng tháng 2 âm lịch. Gia đình tôi có hơn 20 năm sống bằng nghề làm khô biển. Hết mùa cá khoai thì chuyển sang làm cá khô đường, cá đù… Mùa cá khoai năm nay được mùa, lại phơi được nắng nên con khô ngon, nhiều khô loại nhất hơn. Hiện nay cá khô khoai của gia đình tôi được chuyển đi nhiều tỉnh như Cần Thơ, Long An, TP Hồ Chí Minh… để tiêu thụ”.

Mặc dù qua thời điểm phục vụ khô tết nhưng đến nay giá khô khoai vẫn ổn định. Theo những hộ làm nghề khô khoai tại cửa biển Cái Đôi Vàm, thời điểm này khô khoai loại nhất có giá 300.000 đồng/kg, khô khoai loại nhỏ nhất cũng còn giá 220.000 đồng/kg. Cá khô khoai được chuyển đi tiêu thụ nhiều ở các tỉnh lân cận.

Trúng mùa cá khoai không chỉ mang về nguồn lợi cho ngư phủ, chủ vựa cá, khô mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều người dân xứ biển. Trung bình mỗi người làm công việc phơi cá có thu nhập từ 300.000-700.000 ngàn đồng/ngày.

Cá khoai trúng mùa, ngư dân phấn khởi.

Ông Nguyễn Minh Cường, Khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, cho biết: “Mỗi ngày phơi cá khoai tôi cũng kiếm được 300.000 đồng. Hôm nào đi phơi từ khuya và phơi giỏi có thể kiếm được 500.000 đồng. Từ trước tết đến nay, nhờ cá khoai có suốt nên tôi có công việc để làm, có thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Mong rằng vụ mùa mỗi năm, lượng cá, tôm bà con đánh bắt sẽ trúng đều đều để chúng tôi có thêm việc làm”.

Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Cái Đôi Vàm Trần Hữu Nghị cho hay: “Mùa cá khoai thường bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 4 âm lịch. Từ đầu vụ đến nay, sản lượng đánh bắt cá khoai ước đạt 700 tấn. Cá khô khoai chủ yếu sản xuất tập trung tại Khóm 4 của thị trấn Cái Đôi Vàm. Năm nay cá khoai trúng trễ hơn mọi năm, kèm theo thời tiết nắng nóng, thuận lợi cho việc phơi khô nên người làm nghề khô có thêm nhiều lợi nhuận hơn, ai cũng phấn khởi".

Khô khoai Cái Đôi Vàm đã có thương hiệu. Những năm gần đây, đặc sản này còn được lựa chọn đưa vào chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" càng góp phần đưa thương hiệu cá khô khoai đến gần với người tiêu dùng. Cũng từ đó, giá trị sản phẩm ngày một nâng cao, giúp ngư dân có thêm niềm tin để bám biển mưu sinh./.

Đào Chi

Bể cá mini 40cm Bể cá mini Bảng đặc biệt năm 2023 đảy đủCập nhật sxmb mới nhấtTham khảo Xây dựng sứ mệnh

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.