ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 02:05:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người phụ nữ sáng tạo

Báo Cà Mau (CMO) Hơn 10 năm nay, ở ấp Cái Nai, xã Hoà Tân, TP. Cà Mau có chị nông dân chân đất, văn hoá chỉ học đến lớp 3, lại làm ra được những cái "lò thông khói” thông minh. Những cái lò có tác dụng nấu ăn ngon, làm lợi cho môi trường, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đón nhận như một sản phẩm độc đáo của vùng sông nước miền Tây.

Chị tên Nguyễn Thị Khoánh, ngụ Khóm 2, phường Tân Thành, theo chồng về sống ở ấp Cái Nai, xã Hoà Tân, TP. Cà Mau và được mọi người gọi với cái tên mộc mạc “vợ Hai On”. Vợ chồng Hai On cũng không có gì đặc biệt, bình thường như bao nhiêu gia đình nông dân khác ở đây, đầu tắt mặt tối với ruộng vườn, cuộc sống gắn liền với con kinh Cái Nai, cái bờ ngăn mặn cũng là con lộ đi của dân trong xóm. Rồi kể từ khi vợ Hai On “phát minh” ra được cái “lò thông khói” làm bằng xi-măng để nấu ăn, dân xóm đặt làm, dân huyện tình cờ đi đám ở xóm thấy cái lò ngồ ngộ đặt mua. Cái tên vợ Hai On bất ngờ trở thành đề tài “hot” trong mỗi lần đám tiệc ở trong quê, trong tỉnh và được nhiều người biết đến.

Khung và sườn lò do chị tự thiết kế.

Vợ Hai On là một phụ nữ mảnh mai nhưng toàn làm những công việc khó và cần đến cơ bắp của đàn ông. Một ngày mới bắt đầu, chị một mình đập sắt, bẻ sắt, uốn sắt, cắt sắt, cột một đống sắt cao muốn ngập mũi thành những cái khung lò ngồ ngộ, xinh xinh như mấy ông thợ làm khung đà, khung cột, khung sàn xây nhà. Kế đến, chị trộn cát, đá, xi-măng thành bê-tông và đổ bê-tông cẩn thận vào từng cái khung lò xếp hàng trên sân. Sau đó, chị tiếp tục với một công đoạn khá tỉ mỉ là tháo khung lò, làm miệng lò, ống thông khói lò, chỉnh sửa hoàn chỉnh cái lò và đánh bóng lò như đánh bóng một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc.

Chị Khoánh dùng phim chụp X-quang đánh bóng lò thông khói.

Ai thấy vợ Hai On làm lò, bẻ sắt, trộn bê-tông, tráng lò như người thợ làm nhà thuần thục cũng lấy làm lạ, không hiểu sao chị nông dân nhỏ thó này lại có thể làm được những công việc nặng nhọc của đàn ông như vậy, không hiểu sao chị nông dân chân đất này, chữ nghĩa chỉ học tới lớp 3 trường làng, lại có thể nghĩ và làm ra được những cái lò nấu ăn thông khói làm lợi cho người sử dụng và môi trường độc đáo đến như vậy.

Vợ chồng Hai On có 6 người con. 4 người con lớn có gia đình ra ở riêng, nhà còn vợ chồng Hai On, ba má Hai On đã ngoài 80 tuổi, người con trai phụ được công việc làm vuông và đứa con gái nhỏ còn đi học. Năm 2014, Hai On bị tai nạn giao thông mất, vợ Hai On trở thành trụ cột chính trong gia đình.

Câu chuyện vợ Hai On làm ra cái lò thông khói bằng xi-măng ở ấp Cái Nai khá thú vị. Đó là vào năm 2003, chị tình cờ đi đám ở nhà của một người bạn ở bên xã Hoà Thành. Người bạn khoe mua được mấy cái lò có ống thông gió theo ghe từ vùng trên chở xuống nấu ăn “bảnh” lắm. Mọi người thấy mấy cái lò nấu ăn bảnh thật, có cái ống thông gió dài hơn gang tay, cháy ngon lành, ít khói. Sau khi đi đám ở nhà của người bạn về, không biết sao, chị cứ nghĩ về mấy cái lò, tới ngủ cũng thấy. Mấy cái lò thông gió ở nhà của người bạn được làm bằng đất nung, đẹp, cầu kỳ, mắc tiền. Chị biết muốn làm ra được những cái lò như thế không đơn giản, phải có nhiều nhân công, có nguyên liệu đất sét, thứ ở đây hiếm và quan trọng hơn là phải có lò hầm nung như hầm than vậy. Câu chuyện về những cái lò thông gió ở nhà của người bạn gần như dừng lại ở đây.

Một lần phụ chồng bẻ sắt, cột sắt, trộn xi-măng để làm chuồng heo, nhìn những cây sắt uốn cong, tạo hình thành những cây cột, cây đà theo ý muốn của mình, tự nhiên hình ảnh cái lò ở nhà của người bạn lại xuất hiện trong đầu chị. Chị nảy ra ý tưởng làm lò bằng xi-măng, bởi làm lò bằng xi-măng thì đâu cần nhiều nhân công, đâu cần nguyên liệu đất sét, cũng đâu cần phải có lò nung. Vậy là chị gom số sắt vụn sau khi làm chuồng heo còn lại, bắt tay vào làm lò. Ban đầu chị dùng thùng giấy, tấm xốp, thùng nhựa để làm khung lò. Ống thông gió thì lấy cái ống nước lớn bao ngoài, cái ống nước nhỏ làm lõi trong và đổ xi-măng. Cái lò đầu tiên ra đời vừa xấu, vừa không hiệu quả thông gió.

Thất bại không nản, chị mày mò suy nghĩ, nghiên cứu cải tiến dần dần từ hiệu quả đến hình thức. Chị vẽ cái khung lò theo ý mình, mang "bản vẽ" đến chỗ làm đồ sắt đặt làm cái khung lò. Vẫn những vật dụng thông thường như giấy, xốp, thùng nhựa để làm thân, bụng và miệng lò; riêng cái lõi ống thông gió, chị thay thế cái ống nước nhựa bằng cây chuối non và xi-măng trộn đá thành bê-tông. Cái lò thứ hai thành công, nhất là khi xi-măng khô, cây chuối non dễ dàng rút ra khỏi cái ống thông gió, lò cháy ngon lành.

Vậy là hiệu quả sử dụng đã đạt được, chị bắt đầu quan tâm đến hình thức sản phẩm. Lò xi-măng có nhiều góc cạnh, không bằng phẳng như mặt tường, dùng cây bay của thợ hồ không thể làm bóng cho lò được. Nhìn những miếng phim chụp X-quang bóng nhẵn của ba chồng bỏ lăn lóc trong góc nhà, chị liên tưởng đến vật dụng làm bóng lò thay thế cho cây bay và thành công đến không ngờ. Những cái lò xi-măng của vợ Hai On làm ra đẹp và bóng lạ lùng. Mấy tay làm lò chuyên nghiệp ở vùng trên xuống thấy cũng phải ngạc nhiên, họ không biết chị dùng máy móc, kỹ thuật gì làm ra được những cái lò xi-măng bóng đến như vậy.

Không chỉ làm bóng đẹp, chị còn cải tiến ống thông gió đấu nối với cái ống dài và trở thành cái ống thông khói. Nhờ đó, lò càng cháy ngon lành, lại không có chút khói nào, vừa sạch bếp, sạch môi trường. Dân xóm hay chuyện tìm đến nhà Hai On, đặt chị làm, rồi dân ở các huyện đến chơi, tình cờ thấy cũng đặt mua. Cứ vậy, cái lò thông khói của vợ Hai On đi khắp các ngõ ngách làng quê, kinh rạch trong tỉnh và tỉnh bạn Bạc Liêu.

Hiện tại, mỗi tháng chị làm được 40-50 cái lò thông khói, không đủ bán, vì có nhiều khách hàng đặt về xài, nhiều khách hàng đặt về bán lại. Mỗi lò thông khói được chị bán với giá 200.000-250.000 đồng tuỳ kích cỡ. Tính ra một tháng, chị thu nhập từ 8-9 triệu đồng, trong đó lợi nhuận khoảng 4 triệu đồng./.

Áí Như

Chủ tịch Hội LHPN xã Hoà Tân Đặng Kim Chung thông tin: "Hội Phụ nữ xã đánh giá rất cao sáng kiến lò thông khói của chị Khoánh. Chị còn truyền nghề cho chị em Phụ nữ mở cơ sở làm lò ở Bạc Liêu và phường Tân Thành. Hội đã đăng ký sản phẩm lò thông khói của chị Khoánh tham gia Ngày phụ nữ sáng tạo của tỉnh năm 2017".

 

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài cuối: Biển - Dòng chảy phồn vinh

Ðịa bàn biên giới biển toàn vùng Tây Nam trải dài hơn 700 km, chiếm 1/5 tổng chiều dài bờ biển của cả nước, không chỉ là tuyến phòng thủ chiến lược mà còn là nguồn sống của hàng triệu ngư dân. Với hệ sinh thái phong phú, vùng biển này mang trong mình tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài 3: Hồi sinh Ba Chúc

Cách nay 50 năm, trong khi các địa phương trong cả nước đang bắt tay kiến thiết quê hương sau đại thắng mùa Xuân 1975 thì Nhân dân Ba Chúc lại mang thêm trên mình những vết thương của nạn thảm sát diệt chủng Pol Pot. Nếu so sánh xuất phát điểm của vùng đất thanh bình vươn lên sau chiến tranh thì Ba Chúc khởi điểm sau các vùng đất khác 10 năm, với nền tảng ban đầu: đất đai cằn cỗi, nhà cửa xơ xác, cuộc sống của người dân bấp bênh giữa đói nghèo và ký ức đau thương. Trở lại Ba Chúc hôm nay là thị trấn sầm uất của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.