ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 09:02:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhà báo thích… nuôi tôm

Báo Cà Mau Một lần rất tình cờ, tôi liên hệ công tác tại cơ quan Cựu chiến binh huyện Năm Căn thì được gặp ông Năm Nhân (Trần Chí Nhân). Ít ai biết, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh Khóm 5, thị trấn Năm Căn này là một nhà báo cách mạng lão thành. Khi nghỉ viết báo, ông bắt đầu “sự nghiệp” nuôi tôm.

Một lần rất tình cờ, tôi liên hệ công tác tại cơ quan Cựu chiến binh huyện Năm Căn thì được gặp ông Năm Nhân (Trần Chí Nhân). Ít ai biết, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh Khóm 5, thị trấn Năm Căn này là một nhà báo cách mạng lão thành. Khi nghỉ viết báo, ông bắt đầu “sự nghiệp” nuôi tôm.

Phải nói rằng, ở lĩnh vực nào ông cũng gặt hái được những thành công khiến người khác phải khâm phục. Cuộc đời của ông khiến chúng tôi rất tò mò, bên trong dáng người gầy khô, khắc khổ, giọng nói từ tốn, đều đều là biết bao tâm huyết với đời sống, là một nội lực vượt khó đến phi thường.

Nhà báo chiến trường

Quê gốc của ông Năm Nhân ở Tân Ðức, Ðầm Dơi. Gia đình “cách mạng nòi” nên 16 tuổi, ông được gởi học trường của Huyện uỷ Ngọc Hiển. Ðến năm 1962, ông Năm Nhân được tuyển công nhân quốc phòng hệ 7 năm. Lần này, trong bụng, ông đã tính rằng: “Chắc là phải ra Bắc học rồi”. Nhưng không, tổ chức đưa ông xuống miệt Ngọc Hiển rồi làm công tác vô tuyến điện cho Khu Tây Nam Bộ, mà thực chất là học dịch mật mã. Sau đó, tổ chức tiếp tục tuyển những cán bộ cốt cán của vô tuyến điện để gánh vác nhiệm vụ tối quan trọng là theo dõi và dịch mật mã để nắm thông tin địch, Năm Nhân là cái tên được lựa chọn.

Ông Năm Nhân bên những kỷ vật gắn với một thời làm báo chiến trường, thời gian gắn bó với Báo Minh Hải.  Ảnh: PHẠM NGUYÊN

Năm 1968, giữa lúc chiến tranh diễn ra vô cùng ác liệt, Năm Nhân được kết nạp Ðảng. Giây phút này, ông cùng anh em cán bộ thông tin vô tuyến điện xác định: “Không tiếc cả tính mạng để làm tròn nhiệm vụ. Phải đánh thắng giặc để đền nợ nước, trả thù nhà”.

Từ năm 1969, Năm Nhân thuộc bộ phận Quân báo Quân khu 9 chuyên làm công tác đưa tin cho Ðài Giải phóng. Ngay sau đó là giai đoạn bình định, Mỹ - Nguỵ quyết tâm “Nhổ cỏ U Minh”, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ của lĩnh vực thông tin báo chí bị thương, hy sinh. Năm Nhân trở thành phóng viên chiến trường vì nhu cầu thực tế.

Ngay sau giải phóng, Năm Nhân lại tham gia tác nghiệp trên chiến trường biên giới Tây Nam. Lần này, ông có một kỷ niệm không thể nào quên: “Lực lượng phóng viên chiến trường được Quân khu 9 bố trí trên một chiếc xe tăng, vậy mà hoả lực bên kia bắn chiếc xe này lật nhào, ai cũng tưởng đã chết”. Ông Năm Nhân làm một vòng biên giới, ra tận Phú Quốc, Thổ Chu và khi nhận được lệnh của Quân khu thì quay về. Nhiệm vụ mới của Năm Nhân là về Báo Minh Hải, đó là năm 1976.

Ông nhớ như in những ngày đầu ở vị trí Phó Bí thư Chi bộ Báo Minh Hải: “Lúc đó, anh Lê Hữu Nghiêm (tức Út Rô) làm Phó Tổng Biên tập, phóng viên có Phan Anh Tuấn, Nguyễn Minh Nối, Nguyễn Thanh Sử, Nguyễn Hà Phương… đâu cũng hơn chục người. Sau đó, cơ quan bắt đầu tuyển bổ sung lực lượng cho báo chí, đó là Nguyễn Bé, Phạm Phi Thường...”. Ông Năm kể: “Thời đó, báo có khi cả tháng mới ra được một số, in ở nhà in Báo Nhân Dân tuốt trên Sài Gòn, mỗi số khoảng 3.000-5.000 tờ”.

Cùng gây dựng Báo Minh Hải

Sau những năm tháng chiến tranh, lực lượng báo chí của Minh Hải có dư kinh nghiệm, nhiệt tâm nhưng vẫn “thưa người” và cần bổ sung rất nhiều thứ để chuẩn bị cho một nền báo chí mới. Ông Năm Nhân bộc bạch: “Tác nghiệp khó khăn lắm, mỗi lần đi ít nhất cũng phải 1 tuần lễ mới hoàn chỉnh bài viết. Ðời sống cán bộ, phóng viên, biên tập viên vô cùng khó khăn. Làm báo vẫn chủ yếu dựa vào thủ công. Ngày đó, nếu ai quen biết được xe đò, tàu xuồng thì có giang đi công tác thôi”. Rồi sau đó, không khí báo chí của Minh Hải cũng phản ánh phần nào tâm trạng và không khí của người dân sau những xáo trộn lớn trong chính sách điều hành xã hội.

Ông Năm nhớ lại: “Ði lấy tin, cán bộ dưới cơ sở kéo đi nhậu miết. Mình không dựa vào cán bộ cơ sở thì cũng kẹt, mà không tiếp cận được người dân thì làm sao có bài viết chân thực. Lòng vòng rồi bài cũng có, nhưng phản ánh cũng chỉ phần nào những khó khăn, trăn trở của xã hội thôi”.

Rồi Năm Nhân đi học ở Sài Gòn trong thời gian “ngăn sông, cấm chợ”. Ông Năm cười: “Ði đem theo 15 kg gạo nhưng nhất quyết phải có chữ ký của ông Hoàng Minh Nhất (Uỷ viên Thư ký UBND tỉnh khi đó), nếu không thì bị tịch thu liền”. Năm Nhân đem gạo lên Sài Gòn để mỗi sáng trước khi đi học thì nấu cháo loãng “húp dằn bụng”. Ngay tại Sài Gòn, lương thực, thực phẩm cũng vô cùng khan hiếm, ông Năm cho biết: “Thường vẫn phải ăn cơm độn củ mì Tây Ninh, cao lương mới đủ no”.

Rất may mắn là trong bối cảnh đó, những anh em được đào tạo bài bản như Nguyễn Bé, Phạm Phi Thường, Lê Hiền... bắt đầu trưởng thành và khẳng định được vị trí trong làng báo. Báo Minh Hải dần dần được bổ sung lực lượng vừa đông về số, vừa mạnh về chất. Ông Năm Nhân cũng tốt nghiệp đại học ngành Văn tổng hợp. Lúc này, Trần Chí Nhân đã là cây bút điều tra gạo cội. Tiếp theo đó là những vụ án lớn, những bài báo, quyển sách, những nhà báo gây chấn động dư luận của một Minh Hải còn khó khăn, của đất nước đang trong quá trình chuyển mình đổi mới.

Năm 1994, sau thời gian điều trị bệnh, ông xin nghỉ ở cơ quan Báo Minh Hải. Ông trăn trở: “Làm phóng viên chiến trường, rồi suốt thời kỳ “bao cấp”, lúc nào bản thân chú cũng muốn phụng sự nghề nghiệp, phụng sự Ðảng, Nhân dân. Nghỉ làm báo, rời cơ quan, bản thân chưa biết sẽ phải làm gì để sống. Nhưng có một điều ấm lòng đó là báo chí Minh Hải đã tiếp tục bổ sung lứa mới cũng đầy hứa hẹn như Nguyễn Chiến, Ngô Hải…”. Một quyết định không hề dễ dàng, nhưng Năm Nhân với thân hình gầy khô, ôm ba lô bộ đội “đi một hơi” xuống mấy chục công đất mua ở Năm Căn bằng tiền vay mượn.

"Trang đời" mới

Ba đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, dịch tôm chết hoành hành, sức khoẻ cũng yếu hơn người khác, Năm Nhân bắt đầu cuộc sống mới một cách chật vật. Ông nhớ lại: “Chú phải chạy đôn, chạy đáo mới có tiền cho thằng con đi học, rồi lo ăn uống sinh hoạt ở nhà. Tôm chết hoài, nhìn xác tôm đỏ quạch mà muốn đứt từng khúc ruột”.

Thấy ông Năm có học vấn, địa phương vận động tham gia công tác cơ sở, ông gật đầu: “Khổ cũng khổ rồi, ráng chút nữa đâu có sao”. Rồi với đức tính cẩn thận, không bó tay trước mọi hoàn cảnh của người lính thông tin, của một phóng viên chiến trường và nhà báo điều tra, ông Năm bắt đầu học nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học.

6,5 ha tôm của ông bắt đầu mang lại thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ông tự tin bằng một giọng nói chậm rãi: “Như năm rồi, hạn hán quá trời, được cái là tôm không chết. Chế phẩm này chú cũng đã giới thiệu và giúp nhiều người ở Ðầm Dơi, Ngọc Hiển…, kết quả khá lắm”.

Kinh nghiệm nuôi tôm gần 20 năm giúp ông Năm ngộ ra một điều… rất ngộ: “Làm báo cũng như nuôi tôm, hễ có lòng kiên trì, có học hỏi, có sáng kiến, có cái tâm thì sẽ thành công thôi”. Ông bộc bạch: “Nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học ít tốn tiền, dễ làm, hiệu quả bền vững, điều này chú muốn chia sẻ rộng khắp để bà con tìm ra cho mình một cách làm ăn thật sự hiệu quả”.

Nhiều năm liền là nông dân sản xuất giỏi các cấp, ông Năm vẫn miệt mài bên con tôm, bên những thùng chế phẩm sinh học coi đơn giản mà hiệu quả “thần kỳ” giữa đất ven biển Năm Căn. Hỏi ông lâu lâu có còn “ngứa nghề” viết báo không, ông nở một nụ cười hiền: “Nghề nó ăn vào máu rồi, nhớ nghề nhưng giờ mình già rồi, thôi đành chuyên tâm vào nuôi tôm”.

Nâng niu những bức ảnh chiến trường, tấm bằng đại học và Thẻ Nhà báo đã nhuốm màu thời gian, ông Năm Nhân cảm khái: “Gần 70 tuổi đời, 48 năm tuổi Ðảng, đời chú coi như có được những thứ quan trọng nhất rồi còn gì nữa mấy đứa…”

Ký của Phạm Nguyên

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.