ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 02:13:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những “ốc đảo” giữa lòng thành phố

Báo Cà Mau Mới đầu mùa mưa nhưng con đường ở Khóm 4, Phường 8 đã lầy lội.

“Ốc đảo” hay “xóm mồ côi” là những tên gọi mà người dân sống khu vực này tự đặt cho chính nơi mình ở, bởi họ thấy rằng mình bị bỏ rơi giữa lòng thành phố nhộn nhịp này. Cũng không thể trách được, vì đã mấy mươi năm sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng nhưng điện, đường chưa được đầu tư đầy đủ.

Việc đi lại, sinh hoạt của người dân nơi đây mang tiếng là đô thị loại II nhưng còn quá nhiều thiệt thòi so với những khóm, phường khác trong nội ô TP Cà Mau.

Nghèo mà bị buộc phải làm "sang"

“Xóm mồ côi” ở Khóm 5,  phường Tân Xuyên vào những ngày cao điểm nhất của cơn hạn El Nino lịch sử. Trời nắng như đổ lửa nhưng nhà chị Nguyễn Hồng Tím vẫn “gồng mình” chịu đựng. Chị bảo, ban ngày nóng nực cách mấy cũng ráng chịu được. Khi nào chịu hết nổi mới bật quạt một tí rồi tắt ngay vì sợ hao điện. Quạt gió ở đây chỉ được dùng lúc ngủ ban đêm cho tụi nhỏ thôi, vì nóng quá tụi nhỏ không ngủ được.

Người dân kinh Lung Lá, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau  tự bỏ tiền ra làm cầu, lộ đất đen để đi lại.    Ảnh: HUỆ NHƯ

Tuyến kinh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 2 và 5, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau như nằm lọt thỏm ở một vùng quê xa xôi, hẻo lánh. Nó không có chút dáng dấp gì là một vùng dân cư thuộc đô thị loại II. Hơn 30 năm, những người dân ở trên tuyến kinh này vẫn xắn quần lội bộ vào mùa mưa và học sinh vẫn đến lớp theo cách truyền thống đó là đi xuồng.

Tuyến kinh này có chiều dài hơn 2 km với trên 70 hộ dân sinh sống. Mặc dù mang tiếng là dân thành phố nhưng đời sống người dân nơi đây thiếu thốn rất nhiều. Không: điện, đường, trường, trạm, thậm chí nước sạch sinh hoạt cũng chưa được Nhà nước đầu tư.

Cô Trương Kim Thuỷ bức xúc: “Xin xỏ, năn nỉ, rồi yêu cầu…, cái gì cũng đã làm hết rồi nhưng có thấy gì đâu. Chúng tôi cảm giác như mình không phải là dân ở đây vậy. Ðời chúng tôi thì cũng đã chịu đựng riết rồi quen, tội nghiệp mấy đứa nhỏ thiệt thòi”.

Ðòi hỏi của người dân nơi đây cũng không có gì là quá đáng. Con kinh là một dãy nối liền từ phường Tân Xuyên đến đường Vành đai 2, Phường 9 nhưng tuyến đường này vẫn chưa có điện, đường, nước sạch sinh hoạt thì xem ra cũng khó khăn thật. Do đường đất đen đã có nên mỗi năm người dân ở đây chỉ đi lại bằng xe được mùa nắng, còn mùa mưa phải bơi xuồng đưa con đi học.

Ðiện sử dụng thì chia hơi ở xóm ngoài (chia cho cả con kinh gần 2 km). Vì là điện chia hơi nên cũng hạn chế khi sử dụng. Mỗi nhà chỉ sử dụng 1 bóng đèn, cây quạt gió và cái ti-vi thôi là mất vài trăm ngàn đồng mỗi tháng. Nước sinh hoạt thì bơm giếng khoan bằng máy dầu. Như vậy, tổng cộng cho điện và nước sinh hoạt tối thiểu cũng 500.000 đồng mỗi tháng (sang hơn một số nhà trong nội ô TP Cà Mau).

Trẻ em đến trường trong điều kiện đi lại khó khăn.     Ảnh: H.DIỆU

Chua chát với cái cảnh nghèo mà xài "sang" này, anh Trương Thanh Tùng, Khóm 2, cho biết: “Ðến mùa mưa bão là chúng tôi phải đi kiểm tra các cây cột kéo điện vì sợ đứt, sợ không an toàn, và sợ cả chuyện Nhà nước phát hiện ra việc chia hơi không an toàn thì cấm, mà cấm thì coi như chúng tôi trở về thời kỳ... đốt đèn dầu chớ biết sao?”. 

Rời “xóm mồ côi” trong tâm trạng nặng nề, tôi tìm đến “ốc đảo” của Phường 8, TP Cà Mau. Niềm nở tiếp chúng tôi là gia đình ông Nguyễn Văn Gân, Khóm 4, Phường 8. Ông bảo: “Lâu rồi có cán bộ nào đi vào đây đâu. Lúc trước nói sắp làm đường nên gia đình tôi dời nhà vô trong để giao mặt bằng cho Nhà nước làm đường, vậy mà mấy năm rồi chưa thấy động tĩnh gì”.

Anh Mã Ngoan Cường, Chủ tịch UBND Phường 8, cho biết: “Thành phố cho chủ trương xây dựng tuyến lộ này từ năm 2013 nhưng đến nay cũng chưa phân bổ vốn nên chúng tôi không thể xây dựng được”.

Mới đầu mùa mưa nhưng con đường ở Khóm 4, Phường 8 đã lầy lội.        Ảnh: H.DIỆU

Con lộ tại Khóm 4, Phường 8 có chiều dài hơn 2 km với trên 60 hộ dân sinh sống. UBND Phường 8 dự kiến vốn để đầu tư cho con lộ này khoảng 5 tỷ đồng (lộ 2,5 m). Tuy vậy, đã 3 năm hứa hẹn, con lộ vẫn chưa có vốn để khởi công. Chị Huỳnh Thị Xiếu, Khóm 4, bức xúc: “Gần đây là xã Thạnh Phú và xã Lý Văn Lâm người ta có đường hết rồi, chúng tôi mang tiếng ở thành phố mà còn thua ở những xã vùng sâu, vùng xa. Thậm chí chúng tôi xin hùn tiền để cùng Nhà nước làm lộ mà Nhà nước còn không có điều kiện để làm”.

Dồn sức cho… nông thôn mới?

Chủ tịch UBND Phường 8, TP Cà Mau Mã Ngoan Cường bộc bạch: “Từ năm 2013 đến nay, thành phố cho chủ trương phường xây dựng 4 công trình giao thông nông thôn nhưng đến nay phường mới chỉ hoàn thành 1 công trình; 1 công trình đang làm và 2 công trình chưa có vốn để làm. Mang tiếng là phường của thành phố nhưng đời sống người dân trên địa bàn một số khóm còn khó khăn, việc đầu tư xây dựng hạ tầng từ đó còn nhiều hạn chế”.

Trình bày những thắc mắc về đường, điện của người dân ở những “ốc đảo” trên, Chủ tịch UBND TP Cà Mau Hứa Minh Hữu bộc bạch: “Vốn tập trung vào xây dựng nông thôn mới hết rồi”. Ông Hữu giải thích thêm, để các xã An Xuyên, Tân Thành, Tắc Vân về đích nông thôn mới, hiện thành phố còn trên 60 tỷ đồng cho các công trình đã triển khai trước đây. Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng các công trình mới trong thời gian tới sẽ rất giới hạn. Vốn thành phố năm nay chỉ tập trung vào duy tu các tuyến đường xuống cấp và xây dựng nông thôn mới xã Ðịnh Bình.

Ðặt vấn đề về lộ trình xây dựng nông thôn mới ở xã Ðịnh Bình, Chủ tịch UBND TP Cà Mau Hứa Minh Hữu cho biết thêm: “Ðể xây dựng hoàn thành nông thôn mới ở xã Ðịnh Bình thì cần số vốn khoảng 60 tỷ đồng mới có thể hoàn thiện được các tiêu chí". Trong đó, 20 tỷ đồng xây dựng mạng lưới giao thông; 15 tỷ đồng xây dựng trung tâm văn hoá và 25 tỷ đồng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Khi thắc mắc rằng xã Ðịnh Bình sẽ không nằm trong kế hoạch về đích nông thôn mới năm 2016 này, ông Hữu khẳng định: “Mặc dù không nằm trong lộ trình về đích nông thôn mới năm 2016 của tỉnh nhưng thành phố vẫn quyết tâm phấn đấu đưa Ðịnh Bình về đích trước thời gian quy định”.

Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo NTM tỉnh Cà Mau vào những tháng cuối năm 2015, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo nông thôn mới tỉnh lưu ý các địa phương phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng trong xây dựng nông thôn mới, không chạy theo thành tích để rồi xem nhẹ hoặc đầu tư quá nhiều để hoàn thiện các tiêu chí. Trong khi, xây dựng kế hoạch phải soát xét sao để thấy rằng xã đạt chuẩn nông thôn mới phải nổi bật hơn xã chưa đạt chuẩn. Ðời sống người dân phải được nâng lên rõ nét, dân giàu thì nước mới mạnh; không phải cứ đổ một đống tiền ngân sách vào đó thì đạt chuẩn nông thôn mới. Việc huy động vốn cũng phải tính toán sao cho thật khoa học và hợp lý.

Một cuốc đi bộ khoảng 2 km của phóng viên vào trưa nắng tháng 5 đã làm cho sự nóng nực, mệt mỏi gia tăng. Thế mới thấy những mong muốn của người dân nơi xóm kinh Lung Lá thuộc Khóm 2 và 5 phường Tân Xuyên, và Khóm 4, Phường 8 là chính đáng. Khoảng thời gian hơn 30 năm chưa có điện lưới quốc gia, chưa có lộ bê-tông là quá dài cho sự đợi chờ của họ. Ngành chức năng cần quan tâm nhiều hơn về việc đầu tư hạ tầng nơi này để những người dân nơi đây thấy rằng họ chưa bị bỏ rơi.

Rời “xóm mồ côi” phường Tân Xuyên và “ốc đảo” Phường 8 trong tiết trời nóng nực tháng 5, suy nghĩ của chúng tôi về những vùng quê nông thôn mới được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng hạ tầng nông thôn có thật sự cần thiết không? Trong khi đó, nơi được mệnh danh là đô thị loại II thì chỉ cần đầu tư vài tỷ đồng để đấu nối và hoàn thiện các tuyến đường thì lại bảo là không có khả năng?./.

Phóng sự của Huệ Như

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc

Năm 2025 là năm đặc biệt đối với Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau khi đánh dấu 50 năm xây dựng, chiến đấu và không ngừng lớn mạnh, trở thành “lá chắn thép” nơi cực Nam Tổ quốc, đảm bảo sự bình yên và vững chắc cho vùng biển, đảo quê hương. Cán bộ, chiến sĩ BÐBP còn là những người bạn, người thân của Nhân dân, cùng chung tay xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ.

Lớn lên từ những chuyến đi

Trong suốt chặng đường theo nghề báo hơn 25 năm, có những lúc áp lực, tưởng chừng sẽ phải dừng lại. Song, khi nhìn lại, tôi thầm cảm ơn và tự hào với những gì mà nghề đã mang lại cho tôi, đó là những chuyến đi, khám phá những vùng đất mới, xa xôi, đặc biệt là những chuyến đi biển, đảo. Chính những hành trình ấy đã tiếp thêm sức mạnh, tình yêu quê hương, đất nước, bùng thêm ngọn lửa nghề trong tim tôi.

Khi ý Ðảng gặp sức dân - Bài cuối: Nâng cao hiệu quả quản trị cộng đồng

Bức tranh toàn cảnh về sự hình thành và những thành công bước đầu của mô hình tổ Nhân dân tự quản (NDTQ) tại Cà Mau, cho thấy một thiết chế đầy tiềm năng trong việc kết nối ý Ðảng với sức mạnh cộng đồng. Tuy nhiên, hành trình xây dựng và phát triển mô hình này không tránh khỏi những “gập ghềnh”, những “nút thắt” cần được tháo gỡ.

Viết báo tết trong chiến khu

Buổi sáng cuối đông năm 1973, bầu trời se lạnh. Chúng tôi ngồi viết báo Tết trong khu vườn dừa của chú Sáu Lân ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Khi phóng viên địa bàn đồng hành cùng địa phương

Từ thời Báo Minh Hải, phóng viên đã được Toà soạn phân công phụ trách địa bàn để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với cơ sở, với bà con, nắm bắt thật sát tình hình địa phương, thực hiện các tin, bài nóng hổi tính thời sự, góp phần và đồng hành cùng với sự ổn định, phát triển của địa bàn phụ trách.

Khi ý Ðảng gặp sức dân

Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân, vì dân”, ở Cà Mau, một mô hình tổ chức xã hội đặc biệt đang âm thầm bén rễ và lan toả sức sống: Tổ Nhân dân tự quản (NDTQ). Thoạt nghe, cụm từ này có vẻ khô khan, mang nặng tính hành chính, nhưng khi đặt chân đến những xóm, ấp nơi mô hình này đang hoạt động, người ta mới cảm nhận được hơi thở của sự tự nguyện, tinh thần đoàn kết và khát vọng làm chủ cuộc sống cộng đồng. Ðây không chỉ là hình thức tập hợp người dân theo địa bàn cư trú, mà sâu xa hơn, nó đang dần khẳng định vai trò như một cầu nối sống động, nơi ý Ðảng được truyền tải một cách gần gũi nhất, hoà quyện với nhu cầu và sức mạnh nội tại của Nhân dân.

Với nghề, tôi thấy mình như vừa chập chững tập đi...

Tôi bắt đầu công việc viết lách từ rất sớm, như các bạn tuổi mới lớn khác, tập tành sáng tác thơ và tản văn. Ở những năm học cấp III, tôi chi tiêu cho mua dụng cụ học tập, hàng quà hay những thứ lặt vặt khác, từ chính nguồn nhuận bút viết lách.

Thức cùng sóng biển

Hầu như năm nào cũng vậy, khi những làn gió chướng đầu tiên lao xao trên cành lá là cái rạo rực về những bài báo xuân cứ thôi thúc trong mỗi chúng tôi.