ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:42:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nơi mùa hè đến muộn...

Báo Cà Mau (CMO) Mùa hè là khoảng thời gian mà trẻ em từ nông thôn tới thành thị được thỏa sức vui chơi sau một năm học hành miệt mài. Tuy nhiên, khái niệm “hè” có muôn sắc thái, và tùy theo hoàn cảnh mà “hè” mang một nghĩa khác nhau. Hè có em cùng ba mẹ đi du lịch, có em vẫn phải tham gia các cuộc chạy đua kiến thức với vô số các lớp học thêm, năng khiếu mà phụ huynh đã sắp xếp từ trước. Hay hè về là chuỗi ngày trẻ tạm gác lại việc học để bươn chải phụ giúp gia đình. Vậy nên, có nơi “hè không bao giờ về”…

Bài 1: Bấp bênh con chữ

Hè đến, trẻ em vùng đồng bào dân tộc lại được dạy chữ Khmer miễn phí. Việc mở các lớp dạy chữ Khmer không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mà còn tạo cho trẻ em vùng sâu, vùng xa có được một không gian vui chơi lành mạnh trong dịp hè. Đây là một việc làm khá thiết thực nhưng vẫn còn nhiều bất cập.

Lớp học vui vẻ của các em nhỏ tại khu tái định cư Lung Ranh, xã Khánh Hội, huyện U Minh.

Tờ mờ sáng, trong lớp học được mượn tạm từ trường Tiểu học Kim Đồng, thuộc khu tái định cư Lung Ranh, Ấp 1, xã Khánh Hội, huyện U Minh, đều đặn cứ một tuần 3 buổi lại sôi động hẳn lên nhờ lớp học hè Khmer. Trước thềm cửa, học sinh đứa quét, đưa lau rồi thầy lẫn trò cùng hì hục tát nước. Hỏi ra mới biết, do đêm qua trời mưa lớn, trường dột nên giờ muốn vô học phải tát cạn… lớp học.

Hết hè bỏ chữ

Khi mọi việc đâu đã vào đấy, lớp học trở lại đúng nghĩa, các em nhanh chóng ngồi vào bàn và bắt đầu buổi lên lớp. Khệ nệ lôi ra mớ tập, rồi chọn một cuốn có bìa đẹp nhất, em Thạch Nhất, 7 tuổi, cẩn thận ghi ghi chép chép. Mặc dù đã là tuần thứ 2 lớp được mở nhưng tập đứa nào đứa nấy chỉ vài hàng chữ ngoằn ngèo.

Em Thạch Chanh Thal hướng dẫn cả lớp môn tập đọc.

Thầy Sơn Tuyền đã có hơn 7 năm dạy chữ Khmer, ôn tồn: “Hổm rày tụi nhỏ có học gì đâu, toàn vô lớp chơi không hà. Tập quen bạn trước rồi mới học sau”.

Lớp dạy chữ Khmer mà sao ngó bộ học sinh Kinh nhiều quá, phải hơn nửa lớp là ít. Thầy Sơn Tuyền thống kê sơ bộ: “Kinh có, Khmer có, Kinh lai Khmer có đủ hết”. Rồi đủ các loại tướng tá, dáng dấp, có đứa nhỏ xíu không biết vô lớp một chưa mà cũng ngồi cho có mặt. Có bạn nhỏ nhất được ưu tiên ngồi đầu bàn, dễ nước mắt, ai mà ghẹo là khóc đến ra về mới thôi.

Thầy Sơn Tuyền tập những em nhỏ tuổi trong lớp viết bài.

Bạn “nước mắt” ấy là Thạch Chanh Đa, 5 tuổi, thỏ thẻ: “Thấy chế Ba đi học nên em đi theo học cho vui. Đến lớp học vui lắm, có nhiều bạn để chơi, mưa hay nắng gì em với chế cũng đi học hết”.

Là điểm học tập trung duy nhất của xã nên lớp khá đông, đến 40 em phải chen chút nhau ngồi kín cả phòng. Mấy buổi đầu đến lớp, thầy phải la khan cả cổ vì “độ lì và quậy” không ai bằng của mấy đứa nhỏ.

Đã từng nhiều năm kinh nghiệm nên thầy Sơn Tuyền quả quyết: “Qua một mùa hè theo học đa phần trẻ chỉ biết ráp vần và đọc mà thôi”. Khác với tiếng Việt, chữ Khmer khá rắc rối vì có đến 70 chữ cái trong đó có 33 phụ âm và 24 nguyên âm. Vì thế, trẻ phải mất ít nhất 1 tuần mới nắm được bảng chữ cái.

Thầy Tuyền vui vẻ: “Mới vô học lớp thấy “ngon” vậy đó, chứ chừng vài buổi nữa là thưa dần vì có nhiều em vô học không tiếp thu được đâm ra chán”.

Là năm đầu tiên tham gia lớp học chữ Khmer, em Trương Thị Anh Thư hào hứng: “Ba em là người Kinh, mẹ là người Khmer nên em chỉ biết nói được ít tiếng dân tộc mình. Khi nghe xã có mở lớp dạy chữ Khmer nên em đăng ký đi học, xong sẽ về chỉ lại cho cả ba và mẹ nữa”.

Được hỏi về công việc thường ngày sau những buổi dạy, thầy Sơn Tuyền bùi ngùi: “Hè đến thì tôi đứng lớp 2 tháng, qua hè rồi thì trở lại nghề cũ là làm vuông, làm ruộng hay chạy xe ôm. Thầy nào đứng lớp qua hè cũng vậy hết, chỉ được làm “ thầy” đúng 2 tháng rồi thôi”. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ cho người dạy chữ Khmer còn hạn chế, việc dạy như việc làm thời vụ, hết hè họ phải quay lại với nhiều nghề để đắp đổi cuộc sống.

Việc dạy và học chữ Khmer là một quá trình dài, không đơn giản như học thêm một môn năng khiếu mà trẻ phải học thêm một ngôn ngữ thứ 2. Vì thế, chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi 2 tháng hè, khi đã biết sơ sơ mặt chữ thì năm học mới đã đến, quay lại với việc học chính khóa, trẻ mau chóng quên đi những mặt chữ Khmer đã được học trước đó. Và đến mùa hè tới, bất đắc dĩ trẻ lại phải “học lại từ đầu”.

“Xin một giờ chính khóa”

Cũng mở lớp dạy chữ Khmer cho trẻ trong dịp hè, nhưng tại xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, việc dạy được chăm chút hơn khi một mùa hè tại xã có đến 5 lớp. Trong đó, có 4 lớp được mở tại các trường và 1 lớp được dạy tại chùa Rạch Giồng.

Việc dạy chữ Khmer trong hè tạo cho trẻ môi trường học tập và giao lưu kết bạn.

Thầy Sơn Mây, người có 4 năm dạy chữ Khmer, tự hào: “Giáo viên là người Khmer được tham gia tập huấn lớp sư phạm ngắn hạn, rồi được cấp bằng mới dạy được. Trước mỗi buổi lên lớp đều phải soạn giáo án hẳn hòi chẳng thua gì học chính khóa cả”.

Cùng tâm trạng chung với thầy Sơn Tuyền, thầy Sơn Mây trầm ngâm: “Việc dạy chữ Khmer trong dịp hè tôi nhận thấy chưa thực sự hiệu quả, bởi lớp chỉ mở trong thời gian ngắn. Chữ Khmer khó nhớ, nếu không được ôn luyện thường xuyên sẽ rất dễ quên nên mỗi năm chúng tôi phải vất vả dạy lại”.

Đã học ắt sẽ có thi cử, lớp dạy chữ Khmer cũng không ngoại lệ. Sau khóa học, thầy sẽ tiến hành kiểm tra và cho trẻ lên lớp nhưng tỷ lệ khá thấp, chỉ khoảng 50% học sinh đạt điểm. Dù không cầu kỳ, bài thi đơn giản như viết chính tả, đọc phân biệt nguyên âm, phụ âm, ấy vậy mà tỷ lệ đạt lại chỉ có vậy.

Rồi liệt kê ra những khó khăn mà một người bao năm trong nghề từng gặp phải, thầy Sơn Mây trải lòng: “Là người Khmer, dạy chữ Khmer cho con em dân tộc Khmer, công việc tưởng như đơn giản nhưng không dễ dàng chút nào. Bởi ở vùng quê còn nghèo khó, cuộc sống của bà con còn nhiều thiếu thốn, chuyện học hành của con cái chẳng được quan tâm nhiều. Để có một lớp đông đúc như thế này tôi phải đến từng hộ một vận động, làm công tác tư tưởng hết người lớn rồi đến trẻ em mới có được cái gật đầu ưng thuận”.

Đối với trẻ em ở vùng nông thôn, nhất là những gia đình kinh tế còn khó khăn, hè là dịp để các em phụ giúp gia đình kiếm tiền lo cho cuộc sống, việc cho trẻ đến trường cũng đồng nghĩa mất đi nguồn thu nhập phụ. Em Thạch Chanh Thal, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, 15 tuổi, cho biết: “Những năm trước khi chưa tham gia lớp học chữ Khmer, cứ hè đến là em phải phụ cha mẹ đi làm vuông, bắt cá rồi quanh quẩn ở nhà thôi”.

Những lớp dạy tiếng Khmer trong hè đã tạo ra một sân chơi bổ ích, giúp trẻ nâng cao tri thức, góp phần bảo tồn và phát huy tiếng nói cũng như bản sắc văn hoá dân tộc. Và điều mà tất cả mọi người quan tâm và mong mỏi là môn này nên có thời gian biểu học chính khóa thì sẽ rất tốt, để việc học và dạy được liên tục. Và nên xem đây là một ngôn ngữ chính thống chứ không đơn thuần là môn học cho biết…

Chia sẻ về những trăn trở trong việc học và dạy chữ Khmer hiện nay, ông Sơn Xà Phách, người uy tín ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình mong muốn: “Theo tôi, lớp học hè chữ Khmer nên kéo dài thời gian học thêm vài tháng nữa thì hay hơn. Bởi tiếng Khmer khó học, chỉ học trong 2 tháng các em mới dừng lại ở ngưỡng biết đọc, biết viết chứ chưa được thành thạo thì đã nghỉ. Vì thế năm sau vào học tiếp thì các em đã quên kiến thức cũ”.

 

Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau năm 2016, toàn tỉnh có 42 lớp dạy chữ Khmer với 850 người tham gia học, 1 trung tâm dạy tiếng Hoa 7 lớp học với sự tham gia của 150 người với tổng kinh phí 224 triệu đồng.

Bài 2: Những đứa trẻ đi “bán” mùa hè

Bài 3: Rối rắm ngày hè của trẻ

Phóng sự của Yến Nhi

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.