ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 22:21:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ông “cụt” rút căm

Báo Cà Mau (CMO) Với một chỗ ngồi tạm dưới cây dù nhỏ phía trước Nhà sách Fahasa (Phường 5, TP Cà Mau), cùng một thùng gỗ đầy đủ các loại đồ nghề như: búa, cờ lê, mỏ lết, miếng vá…, ông Dương Hữu Đức (55 tuổi) là người thợ thạo nghề rút căm, cân vành xe máy có tiếng nơi phố thị Cà Mau chỉ bằng… một bàn tay.

Hỏi ông "Cụt" rút căm… ai cũng biết

Theo chỉ dẫn của một người anh trong nghề, tôi tìm đến nơi sửa xe của ông Đức “cụt tay”. Một người đàn ông làn da rám đen đang cặm cụi rút căm, cân vành chiếc xe Wave cho khách. Cận kề luôn có một người phụ nữ dõi theo từng động tác của ông, thi thoảng lại nở nụ cười động viên, khích lệ. Bà là Trần Thị Phượng, vợ ông Đức.

Dù mất một bàn tay nhưng ông Đức vẫn nỗ lực hết mình vì công việc.

Quệt mồ hôi trên trán bằng cánh tay đã cụt mất bàn tay, ông Đức bùi ngùi: “Bàn tay phải cụt từ năm 9 tuổi, sau một trận càn quét của quân địch, bị chúng bắt nhốt cả nhà, gài mìn nổ trái”.

Khi được hỏi về cái duyên đến với nghề bắt căm xe máy, ánh mắt xa xăm, ông kể: "Tôi làm nghề hơn 30 năm. Trước đây, gia đình đi làm mướn nhưng không đủ sống. Thời bao cấp, người chạy xe máy còn ít, việc đi lại của người dân chủ yếu là xe đạp, nên tôi chọn nghề bắt căm xe đạp để mưu sinh. Mỗi ngày sửa xe chỉ đủ chi tiêu hàng ngày trong gia đình. Lúc mới vào nghề, do chỉ có một tay lành, nên bơm và vá xe là chính". Nghề dạy nghề, tự tìm tòi, học hỏi thêm từ những người thợ lành nghề quen biết, ông Đức “học lỏm” thêm nghề bắt căm xe... Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình ông bắt đầu ổn định, ngày thêm đông khách đến vá, bơm xe, bắt căm, cân vành...

“Khó nhất là tôi chỉ có một tay lành, tay phải bị cụt mất bàn nên phải tập quen dần với niềng xe. Mỗi khi rà để tháo niềng, tôi phải dùng tay cụt chịu niềng xe lại để tay nguyên bắt căm. Do chậm hơn so với người lành, nhiều vị khách khó chịu, cằn nhằn, nặng nhẹ: “Có một tay sao ông cạy nổi vỏ xe, vá tốt được... Làm không được thì tôi đem tới chỗ khác cho nhanh”, ông Đức bộc bạch.

Tuy nhiên, nhờ tính tình thật thà lại chịu khó, ông Đức được mọi người sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn để tay nghề ngày càng vững vàng hơn. Thấy ông cụt bàn tay nhưng siêng năng lại giỏi nghề nên nhiều người tìm đến ông để cân vành, bắt căm. Nhiều khách ở tuốt dưới ấp, xã xa xôi cũng chạy lên tận thành phố để được ông Đức “cụt tay” bắt căm xe. Ông Đức nửa thật nửa đùa: “Con đi về huyện hay ở thành phố này, hỏi ông cụt tay bắt căm xe ở Cà Mau là ai cũng biết”. Người đàn ông cụt bàn tay phải tiếp tục lúi húi bắt căm xe, thao tác thành thạo, dứt khoát.

Hạnh phúc với nghề

Hơn 30 năm làm nghề, ông Đức tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Theo ông, rút căm, cân vành xe máy không khó, chỉ cần chịu khó, cẩn thận là được. Mặc dù hiện nay nhiều thứ đã có công nghệ làm thay, nhưng việc rút căm thủ công cho xe máy đến thời điểm này vẫn chưa có máy móc nào thay thế được nên thạo nghề này ông Đức không lo thất nghiệp. Và ông cũng là người rút căm xe máy có "thương hiệu" ở Cà Mau. Cụt một bàn tay nhưng ông nuôi sống cả gia đình cha mẹ, nhiều anh em, kể cả nhận thêm nhiều học trò để truyền nghề. Chăm chú nhìn ông dùng tay cụt để làm chuẩn rà cái niềng khi rút căm, ví như sự cảm biến, lòng thấy khâm phục nghị lực "tàn nhưng không phế" của ông.

Vừa trò chuyện, ông Đức vừa rút nốt cái căm xe để kịp giờ khách đến lấy. Ông tâm tình: “Ra nghề được 10 năm thì bạn bè mai mối cưới được vợ. Nhà nghèo nên vợ chồng phải bươn chải hàng ngày, làm đủ thứ việc để tạo điều kiện cho con cái được đi học đến nơi đến chốn”.

Dù cuộc sống khó khăn, ông Đức luôn vui vẻ, hạnh phúc với những nỗ lực mình có được. Hiện ông vẫn là lao động chính kiếm tiền của gia đình. Đối với ông Đức "cụt", niềm hạnh phúc lớn nhất chính là 2 đứa con được học hành tử tế: cô con gái năm nay lớp 11, còn người con trai đã tốt nghiệp THPT, hiện đang học sửa xe máy cùng với ông. Cả 2 con đều ngoan ngoãn, hiếu thảo. Ông mong cuộc sống cứ thế êm đềm trôi đi, cho đến khi các con của ông thành gia lập thất, lúc ấy ông mới yên lòng. “Tôi không sợ cực, chỉ mong đủ sức khoẻ để làm "bóng cả" cho gia đình. Tính ra mỗi ngày khi trả tiền cho mấy đứa cháu làm phụ, tôi còn dư khoảng 200.000-300.000 đồng. Vậy là tốt lắm rồi!", ông Đức vui vẻ chia sẻ.

Mỗi ngày ông đi làm, bà Phượng thường ra phụ chồng làm những việc lặt vặt như bơm bánh xe, vá xe... “Thương ông ấy vất vả, nhiều lần tôi khuyên ông nghỉ ngơi, để đó cho con và mấy cháu phụ nhưng ông ấy nhất quyết không chịu mà vẫn cứ làm. Hễ ngồi chơi một tí là ông ấy "ngứa chân ngứa tay" không chịu được, bảo không làm buồn chân buồn tay khó chịu lắm...”, vợ ông Đức trần tình.

Qua cuộc trò chuyện, tôi cảm nhận được niềm vui của gia đình ông Đức. Không chỉ gắn bó với nghề vì miếng cơm manh áo, mà qua câu chuyện đời mình, ông Đức "cụt" thực sự truyền cảm hứng vươn lên cho những người cùng cảnh ngộ trong xã hội./.

Việt Mỹ

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.