ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 3-1-25 03:53:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tập trung sản xuất lúa đông xuân

Báo Cà Mau Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.

Kế hoạch sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025, toàn tỉnh xuống giống 35.224 ha, trong đó huyện Trần Văn Thời 28.944 ha, huyện U Minh 3.270 ha, huyện Thới Bình 530 ha, TP Cà Mau 2.480 ha. Thời vụ và diện tích xuống giống vụ đông xuân phù hợp theo từng vùng, do chênh lệch mực nước. Trong đó, một số địa phương xuống giống sớm trong tháng 10, gồm các xã: Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời), Khánh Lâm, Nguyễn Phích (huyện U Minh), Tân Lộc, Tân Lộc Bắc (huyện Thới Bình) và TP Cà Mau; các địa phương còn lại xuống giống đợt 2 vào tháng 11 và kết thúc vào đầu tháng 12. Ðến thời điểm này đã xuống giống được 8.463 ha, đạt 24% so với kế hoạch, tăng 23% so với cùng kỳ.

Nông dân xã Khánh Lâm, huyện U Minh đang cải tạo đất chuẩn bị gieo sạ vụ đông xuân.Nông dân xã Khánh Lâm, huyện U Minh đang cải tạo đất chuẩn bị gieo sạ vụ đông xuân.

 

Vợ chồng ông Võ Thành Công, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, đang giặm lại lúa do lúc sạ khô bị chuột cắn phá.Vợ chồng ông Võ Thành Công, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, đang giặm lại lúa do lúc sạ khô bị chuột cắn phá.

 

Những thửa ruộng gieo sạ không đều, được người dân khẩn trương cấy giặm cho kịp mùa vụ.Những thửa ruộng gieo sạ không đều, được người dân khẩn trương cấy giặm cho kịp mùa vụ.

 

Cánh đồng lúa Kênh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời vừa mới gieo sạ lên xanh tốt, hứa hẹn vụ bội thu.

 

Ông Ngô Văn Cuội, ấp Giao Vàm, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, bón phân cho cây lúa xanh tốt, tạo ra năng suất cao, cho vụ đông xuân sắp tới.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương đã tuyên truyền, vận động nông dân xuống giống đúng theo kế hoạch, nhất là phần diện tích xuống giống sớm ở các khu vực đất gò và đất nuôi trồng thuỷ sản (vụ lúa vụ tôm) để tránh hạn, mặn có thể xảy ra.

Khuyến cáo địa phương lựa chọn giống lúa cho năng suất cao và phục vụ xuất khẩu, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và nguồn nước để chủ động sản xuất; kiểm tra và bảo dưỡng các trạm bơm, công trình cống thoát nước, cống ngăn triều cường, kịp thời góp phần phòng tránh tình trạng xâm nhập mặn.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Liên kết để linh hoạt, chủ động trong sản xuất

Trên địa bàn huyện Thới Bình hiện có 1 liên hiệp hợp tác xã (HTX) với 4 thành viên và 36 HTX với hơn 600 thành viên. Theo đánh giá của UBND huyện, hoạt động kinh tế tập thể (KTTT), trong đó có các HTX, tạo được sự đoàn kết, tính năng động, chủ động trong sản xuất, kinh doanh, mang lại lợi ích chung cho các thành viên. Qua đó, tạo sự bình đẳng, công bằng trong mối quan hệ, thúc đẩy từng thành viên không ngừng học hỏi, cùng xây dựng HTX phát triển bền vững.

Triển vọng khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng

Nhằm khôi phục, bảo tồn, phát triển nguồn lợi cá đồng hiệu quả và bền vững, thời gian qua, huyện U Minh tích cực triển khai nhiều dự án nuôi cá đồng. Ðến nay, cá đang phát triển khá tốt, hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng cho địa phương.

Mùa thu hoạch gỗ ở U Minh Hạ

Rừng tràm, keo lai ở Cà Mau có tổng diện tích trên 30.000 ha, tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, trong đó nhiều nhất ở huyện U Minh. Những năm gần đây, bà con sống dưới tán rừng đã chủ động cải tiến trong sản xuất, chuyển từ cách trồng truyền thống sang kê liếp, chuyển từ giống cây tràm sang trồng keo lai, nhằm rút ngắn thời gian trồng, tăng năng suất, thu nhập.

Tập trung số hoá ngành Nông nghiệp

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), diễn ra vào chiều 30/12.

Đặt lợi ích của người dân lên cao nhất

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Trí Lực (ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực, huyện Thới Bình) vào ngày 28/12.

Hướng đi cho nông nghiệp công nghệ cao

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là quá trình tách rời một bộ phận của thực vật, nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp, ở điều kiện vô trùng 100%, sau đó mô tế bào ban đầu sẽ phát triển thành cây hoàn thiện.

Họp hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Tại cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 25/12, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: “Các chủ thể cần phải nghiêm túc trong việc sản xuất sản phẩm để đảm bảo chất lượng. Hội đồng đánh giá sẽ chấm điểm một cách công bằng và nghiêm túc, với mục tiêu thúc đẩy các sản phẩm có tiềm năng phát triển từ lợi thế của địa phương”. 

Trúng mùa lúa trên đất nuôi tôm

Hiện nay, bà con nông dân ở các xã vùng chuyển đổi sản xuất của huyện Trần Văn Thời bắt đầu thu hoạch vụ lúa trên đất nuôi tôm. Vụ mùa năm nay thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất đạt khá cao nên người dân rất phấn khởi.

Lợi ích từ... triều cường

Vào những ngày cao điểm của triều cường, mực nước các tuyến sông trên địa bàn huyện Cái Nước thường xuyên dâng cao, gây ngập úng cục bộ một số tuyến lộ trũng thấp, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, triều cường cũng mang lại nhiều lợi ích cho nuôi thuỷ sản, giúp độ mặn tăng cao và bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho sò huyết nuôi xen canh trong vuông tôm phát triển.

Quyết tâm xoá nghèo

Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.