ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 27-11-24 11:24:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều tiềm năng, cơ hội khởi nghiệp

Báo Cà Mau Cuộc thi kêu gọi vốn đầu tư cho các dự án khởi nghiệp lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Cà Mau đã tạo bầu không khí sôi động và đầy nhiệt huyết của các nhà sáng lập trẻ. Sự kiện không chỉ là nơi để kết nối các nhà đầu tư với những dự án tiềm năng, mà còn mở ra cơ hội để các dự án được phát triển, mở rộng quy mô và sẵn sàng vươn ra thị trường.

Với 11 dự án đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, cuộc thi thực sự làm nổi bật sự sáng tạo và khát khao đổi mới. Trong số đó, Dự án "AutoBarista" của tác giả Hoàng Tuấn Anh, đến từ Ðại học Cần Thơ mang đến hướng đi mới trong ngành dịch vụ pha chế tự động. Dự án "BioSmart - thùng rác thông minh" của Bùi Nghĩa Trọng, đến từ Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau cũng gây ấn tượng khi đưa ra giải pháp hiệu quả về xử lý rác. Ðặc biệt, các dự án sinh học như "Chế phẩm rau má lá sen - DPN" của Hứa Nguyễn Duy và "MudBot-Clean" của Quách Bình Phước tập trung vào bảo vệ môi trường và sinh thái.

Các đội có 10 phút để thuyết trình và phản biện trước Ban Giám khảo, vốn đánh giá dựa trên tính khả thi, bền vững, khả năng kinh doanh và sức thuyết phục.

Các tác giả dự án tham gia vòng thi kêu gọi đầu tư.

Các tác giả dự án tham gia vòng thi kêu gọi đầu tư.

Dự án "Chế phẩm rau má lá sen - DPN" của Hứa Nguyễn Duy, học sinh Trường THPT Tắc Vân, xuất sắc giành giải Nhất nhờ ý tưởng độc đáo và kế hoạch kinh doanh rõ ràng. Hứa Nguyễn Duy chia sẻ, kinh nghiệm lớn nhất sau cuộc thi là hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch tài chính chi tiết, an toàn và hợp lý, cũng như sẵn sàng vượt qua thất bại để vươn tới thành công.

"Ðừng bao giờ sợ thất bại, hãy xem đó là động lực và nền tảng để chúng ta vững chắc hơn trên chặng đường phía trước. Hãy mạnh mẽ, tự tin và sẵn sàng đón nhận những thử thách", Nguyễn Duy nhấn mạnh, đồng thời khuyên các bạn trẻ hãy dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình và tham gia  các cuộc thi khởi nghiệp để mở ra những cánh cửa mới cho tương lai.

Em Hứa Nguyễn Duy cùng bạn trình bày dự án chế phẩm rau má lá sen - DPN đã thuyết phục được các nhà đầu tư và giành giải nhất cuộc thi kêu gọi đầu tư.

Ông Võ Thành Ðăng (Danny Võ), Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, Trưởng ban Giám khảo, đánh giá, các dự án rất đa dạng, đến từ những nhóm tuổi khác nhau, mang lại sự sáng tạo và nhiều giải pháp mới mẻ, bám sát chủ đề khởi nghiệp xanh; nhà đầu tư sẽ ưu tiên đầu tư các dự án thân thiện với môi trường.

Theo ông Ðăng, nhà đầu tư luôn cân nhắc về mức vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn và lợi nhuận. Nhiều thí sinh đã thuyết phục được Ban Giám khảo bằng câu chuyện thương hiệu và giá trị của sản phẩm. Tuy nhiên, cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về các số liệu kinh doanh, tính toán chi phí và sự minh bạch tài chính.

Ông Ðăng khuyến nghị, việc kêu gọi đầu tư cần dựa trên góc nhìn của nhà đầu tư. Ví dụ, cần chi tiết về số tiền đầu tư sẽ dùng cho hạng mục nào, cách chia nhỏ các gói gọi vốn và cơ hội lợi nhuận rõ ràng. Ðiểm nhấn quan trọng là khả năng so sánh và phân tích cạnh tranh.

Ông Ðăng cho rằng, các dự án chưa nêu rõ được rủi ro hay cách chuẩn bị đối phó với thử thách trong tương lai. Sự minh bạch, chi tiết là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng và sẵn sàng rót vốn.

Một dự án gây chú ý khác là "Siro húng chanh Mộc Nhi - Ho không còn là nỗi lo" của chị Phạm Ngọc Huyền đến từ Cơ sở kinh doanh Tâm Nhi. Dự án được đánh giá cao về tiềm năng bảo vệ sức khoẻ. Chị Huyền cho biết: "Cuộc thi đã mang đến cho tôi động lực mạnh mẽ để hoàn thiện sản phẩm, từ cải tiến bao bì đến phát triển truyền thông. Tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý và xây dựng thương hiệu, hướng đến việc cung cấp sản phẩm tự nhiên, an toàn cho trẻ em".

Với sự kiện lần này, phong trào khởi nghiệp tại Cà Mau đã có khởi đầu đầy hứa hẹn. Nhiều dự án không chỉ mang tính khả thi mà còn thể hiện tinh thần đổi mới và sự tận tâm của các nhà sáng lập trẻ. Với sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư, các ý tưởng tiềm năng sẽ tiếp tục phát triển, tạo ra những giá trị bền vững và góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh./.

 

Hồng Phượng

 

Nhiều tiềm năng, cơ hội khởi nghiệp

Cuộc thi kêu gọi vốn đầu tư cho các dự án khởi nghiệp lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Cà Mau đã tạo bầu không khí sôi động và đầy nhiệt huyết của các nhà sáng lập trẻ. Sự kiện không chỉ là nơi để kết nối các nhà đầu tư với những dự án tiềm năng, mà còn mở ra cơ hội để các dự án được phát triển, mở rộng quy mô và sẵn sàng vươn ra thị trường.

Thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh

Diễn đàn khởi nghiệp ĐBSCL lần thứ II năm nay vừa được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp với chủ đề: “Kinh tế xanh - Động lực mới cho sự phát triển”. Mục tiêu của diễn đàn hướng tới thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh cho vùng ĐBSCL trong tương lai.

Khởi nghiệp tại quê nhà

Nếu nhiều thanh niên nông thôn có xu hướng rời địa phương lên thành phố tìm kiếm việc làm, thì anh Trần Hoài Thư, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, quyết định ở lại quê nhà khởi nghiệp với mô hình nuôi ếch giống sinh sản, mang về nguồn thu nhập khá.

“Ước mơ xanh” của Kỹ sư Tấn

"Thùng rác thông minh" và "Robot vớt rác tự hành trên sông" là 2 mô hình anh Huỳnh Công Tấn, Khóm 1, phường Tân Thành, TP Cà Mau, hỗ trợ nhóm sinh viên Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau thực hiện, đã lọt vào Top 10 Cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp tỉnh năm 2024 (CamaUP’24) và chuẩn bị tranh giải vào đầu tháng 11 tới đây.

Ấn tượng những dự án khởi nghiệp trẻ

Nhiều mô hình khởi nghiệp gắn liền với nông nghiệp và bảo vệ môi trường đã được các bạn trẻ tại Cà Mau mày mò, tìm tòi và nỗ lực hoàn thiện để tranh tài tại Cuộc thi Khởi nghiệp, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau 2024 (CamaUP’24).

Biến pallet xanh thành chìa khoá mở cánh cửa toàn cầu

Giữa làn sóng khởi nghiệp của thế hệ trẻ Việt, hành trình của Bùi Phương Thảo, cô gái đến từ Phường 8, TP Cà Mau, như ngọn đuốc sáng dẫn đường. Ðảm nhận vai trò Giám đốc Phát triển chiến lược tại AirX Carbon và chiến thắng Startup Wheel 2024, Thảo không chỉ thành công nhờ bản lĩnh mà còn bởi tầm nhìn vượt trội, khởi tạo niềm tin về một Việt Nam xanh hơn, bền vững hơn.

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.

Giúp chị em tự tin khởi nghiệp

Ðồng hành cùng phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, những năm qua, tổ chức hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh luôn là điểm tựa, cầu nối dẫn dắt quan trọng và tích cực hỗ trợ chị em khởi nghiệp, phát triển kinh tế, hiện thực hoá các ý tưởng kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, phát triển các loại hình doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã...

Ðồng hành giúp thanh niên khởi nghiệp

Thời gian qua, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được quan tâm. Các chương trình hỗ trợ triển khai ở nhiều cấp, từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Cà Mau xác định hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp và khởi nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm.

Phụ nữ tăng thu nhập từ thủ công mỹ nghệ

Với niềm đam mê từ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chị Lý Kim Biền, Khóm 7, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, đã bắt tay vào khởi nghiệp để phát triển kinh tế gia đình. Các sản phẩm được chị Biền làm ra khá đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, ngày càng được nhiều khách hàng biết đến (giỏ xách, gấu bông, thảm, các dụng cụ nhà bếp và đặc biệt thêu tên lên sản phẩm làm quà tặng, quà lưu niệm). Ðây là mô hình giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều chị em phụ nữ.