ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 5-2-25 19:53:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sôi động thị trường thương mại điện tử

Báo Cà Mau Dịp Tết là thời điểm người dân đổ xô mua sắm phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh chợ truyền thống thì thị trường Online cũng sôi động không kém, thậm chí sức mua có thể chiếm cao hơn. Nắm bắt xu thế đó, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh tăng cường hình thức kinh doanh với nhiều khuyến mãi, đa dạng hoá mặt hàng cho người tiêu dùng lựa chọn.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường Tết đã bắt đầu sôi động và sức mua tăng lên. Mặc dù theo nhận định chung tình hình mua sắm năm nay có phần trầm lắng hơn mọi năm, nhưng các mặt hàng vẫn đa dạng với nhiều mẫu mã và giá cả bình ổn. Ðặc biệt, theo ghi nhận, nhu cầu mua sắm trên thương mại điện tử (TMÐT) đang tăng cao.

Ông Trần Ngọc Thạch, Phó giám đốc Ðiều hành Co.opmart Cà Mau, cho biết: “Thời gian qua, Co.opmart luôn nâng cao phát triển về TMÐT, như đặt hàng qua Zalo, app và các hình thức khác, đồng thời đa dạng các hình thức thanh toán để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong dịp Tết này, rõ ràng có thể thấy người dân đang chuyển dịch từ mua sắm trực tiếp sang trực tuyến. Ðiển hình như trong tuần qua, Co.opmart đã tăng lượng hàng đặt qua Online, đặt hàng trực tuyến lên gấp 3-4 lần so với ngày thường”.

Nhờ đẩy mạnh TMÐT, Co.opmart đã tăng lượng hàng đặt qua Online, đặt hàng trực tuyến lên gấp 3-4 lần so với ngày thường.

Nhờ đẩy mạnh TMÐT, Co.opmart đã tăng lượng hàng đặt qua Online, đặt hàng trực tuyến lên gấp 3-4 lần so với ngày thường.

Ðược biết, tết Ất Tỵ 2025 là năm đầu tiên mà Co.opmart khai thác mạnh về thị trường trực tuyến, bằng cách tạo ra những video đăng trên Facebook, TikTok và tổ chức nhiều phiên livestream bán hàng trên fanpage của Co.opmart để kết nối với khách hàng mục tiêu và tăng sự tương tác của khách hàng. Bên cạnh đó, chương trình Coop Online cũng là chương trình duy nhất trên thị trường có hoạt động nhận đặt và giao hàng tận nhà với chủ đề "Gắn kết tình thân, Tết xa, thêm gần". Với chương trình này, khách hàng đặt hàng trên Coop Online hoặc là đến bất kỳ một siêu thị nào, chọn và nhận đặt giỏ quà thì Co.opmart sẽ giao miễn phí ở 63 tỉnh, thành trên cả nước nơi mà có Co.opmart hoạt động.

Ðội ngũ nhân viên Co.op luôn túc trực xử lý đơn hàng trực tuyến, đảm bảo hàng hoá được nhanh chóng chuyển đến khách hàng.

Ðội ngũ nhân viên Co.op luôn túc trực xử lý đơn hàng trực tuyến, đảm bảo hàng hoá được nhanh chóng chuyển đến khách hàng.

Ông Trần Ngọc Thạch chia sẻ: “Hiện tại, có nhiều hệ thống như Shopee, Lazada... phát triển rất nhiều. Do vậy, đẩy mạnh TMÐT là điều hết sức quan trọng với Co.opmart, định hướng phát triển trong những năm tới nhằm tăng doanh thu cũng như sự trải nghiệm cho khách hàng".

Là người kinh doanh qua TMÐT 8 năm, với nhiều kinh nghiệm trên lĩnh vực này, chị Ðặng Bích Giao, Phường 9, TP Cà Mau, chia sẻ: “Các mặt hàng thường bán chạy nhất dịp Tết là khô, bánh, mứt. Giờ đây đa số người tiêu dùng chọn hình thức mua sắm Online, vừa tiện lợi với nhiều sự lựa chọn, vừa đỡ mất nhiều thời gian đi chợ. Thị trường Tết Online năm nay cũng cạnh tranh khá cao, bởi có nhiều doanh nghiệp và người kinh doanh trên thị trường này. Do vậy, quan trọng là mình phải cung cấp những mặt hàng có nguồn gốc, chất lượng để tạo thương hiệu, uy tín. Tuy nhiên, thị trường năm nay trầm hơn, một phần do kinh tế khó khăn và một phần do nhiều người bán Online nên cạnh tranh cao”.

Chị Trần Hồng Nguyên, Ấp 1, xã Khánh Hội, huyện U Minh, cho biết: “Ðể chuẩn bị Tết, bên cạnh trang hoàng nhà cửa, gia đình còn mua đồ Tết, đa phần mua hàng Online, nhất là mặt hàng quần áo, các loại bánh của người quen biết bán, giá cả cũng phải chăng. Tuy nhiên, kinh tế năm nay khó khăn hơn nên tôi cũng mua với số lượng vừa phải, đủ để đón Tết ấm cúng”.

Nắm bắt xu thế và nhu cầu mua sắm trên nền tảng TMÐT dịp Tết, cũng như để đảm bảo hàng hoá chất lượng cho người tiêu dùng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh thường xuyên kiểm tra, quản lý địa bàn theo đối tượng; thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin tổng hợp cơ sở dữ liệu thống kê theo từng nhóm đối tượng cụ thể, ngành nghề và từng địa bàn quản lý, lưu trữ dữ liệu trên máy tính để thuận tiện cho việc theo dõi và cập nhật. Từ đó, xác lập một hệ cơ sở dữ liệu thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tổng hợp, thống kê, báo cáo, quản lý nhằm phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát và yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên; đã đăng nhập các tổ chức, cá nhân vào hệ thống INS (hệ thống xử lý vi phạm hành chính) là 357 tổ chức, 1.454 cá nhân, so với cùng kỳ tăng 6 tổ chức và 41 cá nhân.

Theo đó, trong năm 2024, trên lĩnh vực TMÐT, Ðội QLTT số 6 đã tổ chức kiểm tra 100 vụ, phát hiện 32 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính và thu nộp ngân sách Nhà nước gần 3 tỷ đồng, đạt 506% kế hoạch. Ông Lưu Thế Hậu, Phó đội trưởng Ðội QLTT số 6, Cục QLTT tỉnh, cho biết: “Với chức năng phòng chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; thực hiện các văn bản chỉ đạo về kiểm tra TMÐT trên địa bàn toàn tỉnh, Ðội QLTT số 6 đã tham mưu lãnh đạo Cục QLTT trong công tác tổng hợp, dự báo diễn biến tình hình thị trường, đối tượng, quy luật, phương thức, thủ đoạn của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ TMÐT trên thị trường và các lĩnh vực khác. Theo đó, Ðội đã kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính kịp thời, đúng quy trình, ngăn chặn hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không để xuất hiện điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả xảy ra trên địa bàn, góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương của tỉnh, giữ vững và ổn định tình hình thị trường, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng”./.

 

Hồng Nhung

 

Ðặc sản OCOP

Huyện Ðầm Dơi là một trong những địa phương có tiềm năng về nuôi thuỷ sản, đặc biệt là các mặt hàng tôm, cua, ba khía... Với nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều cơ sở sản xuất đã phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương để chế biến thành những mặt hàng đạt chuẩn OCOP, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

Thành tựu xứ Ðầm

Trong không khí xuân của đất trời và xuân của lòng người hội tụ, giao hoà, Ðảng bộ và Nhân dân huyện Ðầm Dơi nhìn lại năm qua với niềm vui mừng khi đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Ðó là nền tảng vững chắc, tiếp thêm sức mạnh để quê hương xứ Ðầm vững bước tương lai.

Ðất “Chín Rồng” bước vào kỷ nguyên mới

Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Khi điểm nghẽn lớn nhất về hạ tầng giao thông đang dần được tháo gỡ bằng những công trình thế kỷ, đã và đang "vượt sông, băng đồng", tạo nên sự kết nối, sức bật mới, để vùng đất này bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bắt nhịp nông nghiệp xanh

Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xu hướng sản xuất nông nghiệp xanh, nông sản sạch đã trở thành mục tiêu chính trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, đảm bảo sản xuất bền vững.

Khẳng định giá trị hạt gạo

Với mục tiêu không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà còn tiến đến bán tín chỉ carbon, tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Ðề án) là bước khởi đầu cho nâng tầm giá trị hạt gạo.

Giữ thương hiệu “Cua ngon nhất Việt Nam”

Cua Cà Mau được mệnh danh là “Cua ngon nhất Việt Nam”, bởi được sinh trưởng ở nơi có điều kiện thiên nhiên tuyệt vời, khó nơi nào có được.

Năng động kinh tế biển

Ba mặt giáp biển, có chiều dài bờ biển lên đến 254 km, ngư trường rộng khoảng 80.000 km2 và tiếp giáp với vùng biển các nước Ðông Nam Á... là những điểm nhấn đặc biệt mỗi khi nhắc đến Cà Mau. Những điều kiện này đã tạo ra hàng loạt lợi thế như nguồn lợi thuỷ sản lớn, thuận tiện cho khai thác và nuôi trồng; phát triển kinh tế hàng hải, năng lượng tái tạo và cả du lịch biển, đảo.

Thông điệp từ mũi đất xanh

Cà Mau, tỉnh địa đầu cực Nam Tổ quốc, đang đứng trước những vận hội lớn lao và cả không ít những thách thức để khẳng định sức vóc, vươn tầm phát triển. Nhìn về bối cảnh của Cà Mau, từ thiên thời, địa lợi đến nhân hoà; từ chiều sâu lịch sử - văn hoá; vốn liếng tài nguyên, có thể mạnh dạn khẳng định đây là thời điểm để Cà Mau xây dựng, định hình và lan toả thông điệp của riêng mình đặt trong mối liên hệ chung với khu vực và cả nước trong hành trình vươn tới.

Vững vị thế con tôm Cà Mau

Cà Mau có diện tích nuôi tôm gần 280.000 ha, chiểm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước, trong đó diện tích nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay khoảng 6.800 ha. Những năm qua, người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở Cà Mau đã chủ động ứng dụng khoa học – kỹ thuật, các phương pháp tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Tự tin bước vào năm mới

Năm 2024, tỉnh Cà Mau đã ghi đậm dấu ấn trong tiến trình phát triển với bức tranh tổng thể của gam màu tươi sáng, tích cực. Những thành tựu toàn diện về kinh tế, văn hoá - xã hội chính là nền tảng vững chắc cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của tỉnh địa đầu cực Nam Tổ quốc.