ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 12:17:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhân đôi thế mạnh

Báo Cà Mau Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Tận dụng điều kiện sinh thái đặc thù, Bạc Liêu phát triển mạnh ngành nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), với sản phẩm chủ lực là con tôm. Ðặc biệt là việc hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm với quy mô hơn 418 ha, đưa Bạc Liêu trở thành “điểm sáng” của cả nước về các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.

Cụ thể, với tổng diện tích NTTS hơn 140.000 ha, cho sản lượng hằng năm trên 388.740 tấn, trong đó có nhiều mô hình nuôi tôm hiệu quả như: thâm canh, bán thâm canh, siêu thâm canh, tôm - lúa, tôm - rừng được nhiều tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao về tính bền vững... chính là tiền đề vững chắc để Bạc Liêu hiện thực hoá khát vọng làm giàu từ con tôm. Ðặc biệt, những năm qua, các doanh nghiệp của tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình nuôi tôm hiện đại ứng dụng công nghệ cao đứng đầu cả nước, điển hình là mô hình nuôi tôm siêu thâm canh của Tập đoàn Việt - Úc.

Thu hoạch tôm công nghệ cao tại Tập đoàn  Việt - Úc.

Thu hoạch tôm công nghệ cao tại Tập đoàn Việt - Úc.

Khi hợp nhất với tỉnh Cà Mau, thế mạnh này được kỳ vọng sẽ phát huy tối đa khi cả 2 địa phương đều được xem là tỉnh trọng điểm về nuôi tôm, sẽ đưa tỉnh Cà Mau (mới) vươn lên dẫn đầu cả nước về quy mô diện tích NTTS và sản lượng chế biến xuất khẩu.

Một trong những thế mạnh tương đồng khác mà 2 tỉnh còn dư địa rất nhiều và hứa hẹn sẽ dẫn đầu cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, chính là phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Qua các nhiệm kỳ đại hội Ðảng bộ tỉnh, Bạc Liêu đặt mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và chọn năng lượng tái tạo là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu cho phát triển. Ðến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh đã có 8 dự án điện gió đi vào vận hành, với tổng công suất trên 469 MW.

Công trình điện gió ven biển Bạc Liêu.

Công trình điện gió ven biển Bạc Liêu.

Cùng với giàu tiềm năng, thế mạnh về NTTS, chế biến, xuất khẩu và năng lượng sạch, Bạc Liêu cũng hứa hẹn góp sức cho tỉnh Cà Mau (mới) trong tương lai gần sẽ trở thành tỉnh mạnh về phát triển kinh tế biển.

Với trên 100 km2 đất mặt nước ven biển (bãi bồi ven biển) và bờ biển dài 56 km, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng trên 20.700 km2, cùng nhiều cửa biển lớn: Gành Hào, Huyện Kệ, Cái Cùng và Nhà Mát; Bạc Liêu vốn có điều kiện thuận lợi trong hoạt động khai thác, đánh bắt, lưu thông hàng hoá và cấp thoát nước phục vụ cho NTTS. Ðặc biệt, vùng biển Bạc Liêu ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới nên rất thuận lợi cho phát triển các mô hình nuôi biển bằng lồng bè ngoài vùng nước xanh.

Ngư dân Bạc Liêu trúng mùa biển.

Ngư dân Bạc Liêu trúng mùa biển.

Nằm trong ngư trường Ðông Nam Bộ có hơn 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài có giá trị kinh tế, nguồn lợi thuỷ sản của biển Bạc Liêu cũng rất phong phú. Phát huy thế mạnh đặc thù này, trong định hướng phát triển, Bạc Liêu đặt mục tiêu trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, thích ứng với biến đổi khí hậu, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, môi trường thiên nhiên được bảo vệ, phát triển bền vững... Từ những định hướng chiến lược này, khi hợp nhất, Bạc Liêu sẽ gia tăng nguồn lực cho tỉnh Cà Mau (mới) trên hành trình hiện thực hoá khát vọng làm giàu từ biển.

Ngoài các thế mạnh nói trên, Bạc Liêu cơ bản hình thành, phát triển 2 tiểu vùng kinh tế: Tiểu vùng kinh tế trọng điểm Nam Quốc lộ 1 (có cả vùng biển) và Tiểu vùng kinh tế ở phía Bắc Quốc lộ 1 - những vùng kinh tế “vệ tinh” góp sức khai thác, phát huy và khơi dậy sức bật tổng thể cho nền kinh tế.


Với khát vọng vươn cao và phát triển không ngừng, Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh Cà Mau (mới) đã thống nhất chọn kịch bản tăng trưởng 2 con số (với tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2026-2030 đạt từ 10-10,5%/năm). Ở bước ngoặt lịch sử hợp nhất tỉnh, mở ra giai đoạn bứt phá mới, toàn Ðảng bộ và Nhân dân tỉnh Cà Mau (mới) đoàn kết một lòng, quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp, thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lư Dũng

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của tỉnh được triển khai trong bối cảnh cả nước bước vào cuộc cách mạng mạnh mẽ với 2 mục tiêu lớn, đó là thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm này, kết quả giải ngân của tỉnh còn khá chậm, cần giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ.

Dáng dấp tỉnh Cà Mau mới với những bước đột phá

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính (ÐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang chuyển động mạnh mẽ khắp cả nước. Trong bối cảnh đó, việc hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau được quyết liệt triển khai, với nhiều nội dung quan trọng đã được thống nhất. Phấn đấu tỉnh Cà Mau mới đi vào hoạt động trước ngày 15/8/2025.

Hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo

Với mục tiêu hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII xác định phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thuỷ điện) phục vụ sản xuất điện, đạt khoảng 28-36% vào năm 2030, định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 74-75%.

Ðẩy mạnh thu hút đầu tư vào kinh tế biển

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau không chỉ mang trong mình vị trí địa lý đặc biệt mà còn sở hữu tiềm năng vượt trội trong phát triển kinh tế biển. Những năm gần đây, với định hướng đúng đắn từ lãnh đạo tỉnh và quyết tâm thu hút đầu tư bền vững, Cà Mau đang từng bước chuyển mình trở thành điểm đến chiến lược cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chủ động tiếp cận thị trường Halal

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp cận thị trường Halal - nơi tập trung hơn 2 tỷ người tiêu dùng tại 112 quốc gia, không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là cơ hội chiến lược để doanh nghiệp (DN) tỉnh Cà Mau mở rộng xuất khẩu, tăng trưởng bền vững và nâng tầm vị thế hàng hoá Việt trên thị trường quốc tế.

Ðột phá hạ tầng - Khát vọng vươn cao

Ông Nguyễn Ðức Thánh, Giám đốc Sở Tài chính, cho biết, trong quy hoạch và đăng ký dự toán với Trung ương, cũng như phân bổ đầu tư từ nguồn của địa phương, tỉnh luôn quan tâm, ưu tiên cho phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. “Ðây là vấn đề cốt lõi để tháo điểm nghẽn, vốn tồn tại khá lâu ở một tỉnh xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, tạo đà phát triển, để Cà Mau không là điểm cuối của đất nước, mà trở thành địa đầu phương Nam”, ông Nguyễn Ðức Thánh chia sẻ.

Cực phát triển năng lượng phía Nam

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55-NQ/TW), đến nay, Cà Mau đã cung cấp nguồn năng lượng điện cho khu vực với tổng công suất các dự án nguồn tăng thêm khoảng 4.000 MW. Tỉnh phấn đấu các nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 1.000 MW vào năm 2030, tăng thêm khoảng 5.000 MW vào năm 2045, trở thành cực phát triển năng lượng phía Nam, hướng đến xuất khẩu...

Quyết tâm cao để đạt mục tiêu lớn

Mục tiêu đạt mức tăng trưởng 8% trở lên đang được các cấp, các ngành và từng địa phương trong tỉnh triển khai hiện thực hoá bằng những kế hoạch, giải pháp và hành động cụ thể với quyết tâm cao nhất.

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Phản ứng linh hoạt để hoàn thành mục tiêu

Khắc phục khó khăn, chủ động nắm bắt, khai thác tối đa mọi cơ hội, nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển, phấn đấu đạt tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 8% trở lên, làm nền tảng vững chắc cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030. Ðây là nhiệm vụ rất nặng nề, đặc biệt trong bối cảnh vừa sắp xếp lại bộ máy vừa triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế, do đó, cần có kế hoạch theo từng tháng, từng quý cụ thể, rõ ràng.