ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-10-24 10:18:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Niềm vui thu hoạch

Báo Cà Mau Tận dụng lợi thế tự nhiên đặc trưng 2 vùng mặn, ngọt của địa phương, nông dân Cà Mau phát triển nhiều mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng từng địa phương. Một số mô hình sản xuất đặc trưng như: nuôi tôm siêu thâm canh; nuôi cá bổi công nghiệp; trồng hoa màu, cây ăn trái; trồng lúa; nuôi tôm, cua...

Bất kể mô hình nào, nông dân cũng đều ước mong được vụ mùa thắng lợi, bội thu, để có được niềm vui trọn vẹn trong những ngày thu hoạch, mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình.

Nuôi tôm siêu thâm canh là một trong những mô hình phổ biến ở Cà Mau, vụ nuôi thành công sẽ mang đến niềm vui rất lớn cho người dân. (Ảnh chụp tại hộ ông Phùng Văn Vĩnh, ấp Bùng Binh 1, xã Hoà Tân, TP Cà Mau).

 

Mô hình trồng quýt của ông Phạm Văn Biểu (thứ 2 từ phải sang), Ấp 10, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, bình quân hằng năm thu từ 2-3 tấn trái.

 

Vợ chồng bà Bùi Thị Nhỏ, Khóm 3, phường Tân Thành, TP Cà Mau, phấn khởi khi bước vào mùa thu hoạch bắp. Tận dụng đất vườn, bà Nhỏ lên liếp trồng bắp, dưa leo, dưa gang... thu nhập thêm trên 40 triệu đồng/năm.

 

Năm 2019, gia đình anh Nguyễn Thanh Thơ, chị Trần Phương Thảo, ấp Bến Gỗ nghiên cứu trồng thử nghiệm nho, mục tiêu gắn phát triển du lịch, đến nay vườn nho nhà anh, chị với 1000 gốc, khoảng 6 loại nho. Hiện nay, nho đang vào mùa thu hoạch và đã phát huy hiệu quả như mong muốn, bình quân mỗi năm thu trên 300 triệu đồng từ bán nho trái.

 

Loan Phương thực hiện

 

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.

Diện tích xuống giống vụ lúa - tôm vượt xa so kế hoạch

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết ngày 1/10/2024, bà con vùng sản xuất lúa - tôm đã giống giống đươc  42.936 ha, tăng 15,73% so kế hoach, tăng 9,83% so cùng kỳ. Theo nhận định của ngành chuyên môn, diện tích xuống giống sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.

Kỳ vọng vụ lúa - tôm

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời xuống giống được hơn 3.340 ha, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Hiện tại, trà lúa đang phát triển tốt, nông dân rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào vụ mùa.

Giải pháp tái tạo nguồn lợi cá đồng

Theo các lão nông, với địa thế và thiên nhiên ưu đãi, vùng đất rừng U Minh Hạ xưa kia nổi danh nguồn lợi cá đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi này ngày càng suy giảm mạnh do tác động của con người. Ðể tái tạo nguồn lợi cá đồng, không còn cách nào khác là mở rộng diện tích nuôi, giảm khai thác tự nhiên.

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.