Đã qua, việc một số người lạm dụng hoá chất để làm giá đỗ khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang khi không biết có mua phải sản phẩm có hại này không. Thế nhưng, đối với anh Lê Nguyễn Hùng Cường, 37 tuổi, ấp Ba Dinh, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, nhờ cách làm giá sạch truyền thống mà sản phẩm giá của anh đã giữ uy tín suốt gần 10 năm qua.
- Khá giả nhờ cách làm mới
- Thu nhập khá nhờ "lượm lặt"
- Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững
- Ða cây, đa con, cho thu nhập khá
Các công đoạn làm giá đõ truyền thống của anh Lê Nguyễn Hùng Cường ấp Ba Dinh, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau
Mỗi thùng, anh Cường ủ 1,4 kg đậu xanh (loại chuyên dùng làm giá).
Trước đây, anh Cường có thời gian phụ giúp nghề làm giá cho người thân ở TP Hồ Chí Minh. Nhận thấy thị trường có nhu cầu lớn, anh quyết định khởi nghiệp tại quê nhà từ năm 2015. Theo anh chia sẻ, có thể dùng khạp hoặc thùng nhựa khoảng 20 lít để sản xuất giá đỗ; sau khi ủ đậu, cứ cách 4 tiếng cho giá "uống" nước, qua 4 đêm là có thể thu hoạch. Toàn bộ quy trình đảm bảo an toàn, chất lượng.
Sau khi cho đậu xanh vào thùng, dùng lưới đậy kín, gài kẽm chặt lại để đậu không rơi ra ngoài.
Cứ cách 4 tiếng cho giá "uống" nước; qua 4 đêm là có thể thu hoạch.
Hiện mỗi ngày anh Cường xuất bán từ 200-300 kg giá, mùa cao điểm, dịp Tết lên đến 500 kg, giá bán từ 7-8 ngàn đồng/kg.
Hiện mỗi ngày anh Cường xuất bán từ 200-300 kg, mùa cao điểm, dịp Tết lên đến 500 kg, giá từ 7-8 ngàn đồng/kg.
Giá được cho lên máy sàng làm sạch vỏ đậu và bớt rễ.
Ông Nguyễn Thanh Tòng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ðịnh Bình, cho biết, nghề làm giá truyền thống của gia đình anh Lê Nguyễn Hùng Cường được xem là mô hình kinh tế điển hình của xã, giúp gia đình có thu nhập ổn định, trở thành hộ khá giả ở địa phương. Hơn thế, tuy trẻ tuổi nhưng anh Cường luôn tích cực xây dựng sản phẩm sạch, hướng đến an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng./.
Mộng Thường