ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 6-9-24 06:21:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Các mốc tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu hiệu quả

Báo Cà Mau Sau khi trong nước ghi nhận ca tử vong do bạch hầu tại Nghệ An và tình hình chuyển biến bệnh đang có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, rất nhiều người dân tại Cà Mau vội vàng đi tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tuy nhiên, ngành y tế khuyến cáo người dân cần bình tĩnh để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình đúng cách.

Tiêm chủng cho trẻ tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau.

Trong những ngày qua, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau tiếp nhận qua số điện thoại tổng đài nhiều cuộc gọi của người dân hỏi về việc tiêm vắc-xin ngừa bạch hầu. Do tại bệnh viện không có thực hiện mũi tiêm bạch hầu độc lập, mà chỉ tiêm mũi 6 trong 1 gồm bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hip và viêm gan B, tất cả đều phải tuân thủ theo chương trình lịch tiêm chủng mở rộng nên tỷ lệ tiêm vắc-xin bạch hầu không tăng.

Còn tại một số cơ sở tiêm chủng tư nhân, điển hình như Trung tâm VNVC Cà Mau (TP Cà Mau), trong một tuần qua đã ghi nhận lượng khách đến tiêm vắc-xin bệnh bạch hầu tăng đột biến. Cụ thể, theo ghi nhận trên toàn hệ thống tiêm chủng của VNVC cho thấy tỷ lệ tiêm vắc-xin bạch hầu tăng hơn 1.000% so với thời gian trước khi xuất hiện ca bệnh tại Nghệ An. Đối tượng đến tiêm vắc-xin đa dạng, trong đó tăng cao nhất là đối tượng trẻ em, tiền học đường, thanh thiếu niên và người lớn.  

Trước nhu cầu tiêm vắc-xin phòng bệnh của người dân tăng cao, ngành y tế tỉnh khuyến cáo người dân cần lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín, an toàn, có kho lạnh và hệ thống dây chuyền lạnh đạt chuẩn để bảo quản vắc-xin đảm bảo chất lượng, giúp phát huy hiệu quả miễn dịch tốt nhất sau tiêm.

Cùng với đó, cơ sở tiêm chủng phải tuân thủ quy trình tiêm chủng an toàn, đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn, kịp thời xử lý các tai biến có thể xảy ra, như có phòng xử trí phản ứng sau tiêm cùng cơ số thuốc cấp cứu, trang thiết bị đầy đủ; đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo bài bản về kỹ năng an toàn tiêm chủng, xử trí phản ứng sau tiêm.

Tại các cơ sở tiêm chủng tư nhân như Trung tâm VNVC Cà Mau thì số người dân đến tiêm vắc-xin bạch hầu tăng đột biến. (ảnh chụp tại khu vực chờ theo dõi sau tiêm tại Trung tâm VNVC Cà Mau)

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm và chưa được thanh toán nên mầm bệnh vẫn còn lưu hành ở cộng đồng. Chính vì thế, nó có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào ở những người chưa tiêm ngừa vắc-xin đầy đủ.

Bạch hầu vốn là bệnh của trẻ em nhưng theo dịch tễ, khi tỷ lệ mắc của bệnh giảm dần thì tuổi mắc bệnh gia tăng. Cụ thể, giai đoạn 1, tuổi mắc bệnh chủ yếu ở tuổi mẫu giáo sẽ chuyển sang lứa tuổi học sinh; ở giai đoạn 2, các ca bệnh bạch hầu chủ yếu xảy ra ở người lớn trên 15 tuổi. Vì vậy, có người 18 tuổi mắc bệnh và tử vong không phải là điều bất thường. Đây cũng chỉ điểm cho việc tiêm chủng bạch hầu tương đối tốt.

Tại Cà Mau và một số tỉnh, thành đã trải qua giai đoạn thiếu vắc-xin tiêm chủng nên người dân có tâm trạng lo lắng, hoang mang khi tình hình bệnh bạch hầu có nhiều chuyển biến xấu và có nguy cơ bùng dịch, từ đó họ vội vàng tìm nơi tiêm chủng để phòng bệnh cho bản thân và gia đình. Suy nghĩ này khá sai và dẫn đến nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ lẫn kinh tế.

Bác sĩ CKII Nguyễn văn Tính, phụ trách điều hành Phó khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, khuyến cáo: "Đối với bệnh bạch hầu, khi trẻ 2 tháng tuổi, chúng ta sẽ tiêm mũi thứ nhất, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất 1 tháng và mũi thứ ba cách mũi thứ hai ít nhất 1 tháng và mũi thứ 4 được lặp lại khi trẻ được 18-24 tháng. Đến khi trẻ được từ 4-6 tuổi thì tiêm lại một liều 4 trong 1 là bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt. Đối với tuổi vị thành niên, tuổi học đường là từ 9- 17 tuổi cũng nên tiêm nhắc lại một liều. Đối với người lớn, cứ mỗi 10 năm sẽ lặp lại một liều. Như vậy chúng ta sẽ tạo được miễn dịch cơ bản lâu dài, chứ không đợi khi dịch bệnh bùng phát mới ồ ạt đi tiêm sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vắc-xin và giá thành sẽ cao cũng ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình"./.

 

Lam Khánh - Chí Diện

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em

Một trong những trăn trở của các bà mẹ có con nhỏ hay trẻ trong độ tuổi ăn dặm chính là chế độ dinh dưỡng vừa đảm bảo sức khoẻ cho mẹ, vừa giúp bé phát triển tối ưu. Chính vì vậy, việc cung cấp thông tin chính xác, khoa học và dễ tiếp cận về dinh dưỡng là vô cùng quan trọng.

Sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Hiện nay, phương pháp sàng lọc trước sinh (SLTS) và sàng lọc sơ sinh (SLSS) là một trong những phương pháp kỹ thuật khoa học tiên tiến, hiện đại nhằm phát hiện những biểu hiện bệnh lý trong giai đoạn bào thai cũng như trong 48-120 giờ sau khi trẻ chào đời. Từ đó, sẽ có những can thiệp y học kịp thời, phù hợp cho cả mẹ và bé nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp dị tật, dị dạng, thiểu năng trí tuệ cũng như những bệnh lý di truyền...

Phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh ung thư vú

Bác sĩ CKII Châu Tấn Ðạt, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau, cho biết: "Theo số liệu khảo sát mới nhất, trong 5 loại bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới thì ung thư vú (UTV) là loại ung thư đứng đầu về tỷ lệ mắc và đứng thứ 3 về nguyên nhân gây tử vong, sau ung thư gan, phổi".

Phòng chống dịch sởi mùa tựu trường

Trước thềm năm học mới 2024-2025, với các trường mẫu giáo, mầm non trên địa bàn tỉnh, bên cạnh công tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, trang trí không gian lớp học, nhà trường còn đặc biệt chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh.

Nỗi lòng người mắc bệnh K

Khi biết mình mắc bệnh K, phần lớn người bệnh đều khó chấp nhận được. Do đó, họ luôn cần có những người bạn, người thân trong gia đình biết lắng nghe để giải toả được những căn thẳng, lo âu.

Chọn lựa thực phẩm an toàn cho người cao tuổi

Khoa học đã chứng minh, thể trạng của người già và trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương về hệ tiêu hoá bởi sức đề kháng yếu. Nhất là đối với người cao tuổi, sự suy giảm của hệ miễn dịch càng làm cho họ có nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh về đường tiêu hoá hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nếu chọn lựa thực phẩm không an toàn.

Bệnh tim đập chậm

Trái tim của người lớn khi nghỉ ngơi thường đập từ 60-100 lần/phút. Nhịp tim trên 100 lần/phút là nhịp tim nhanh, nếu mắc chứng nhịp tim chậm, số nhịp đập sẽ ít hơn 60 lần/phút.