ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:34:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quản lý đất công - chuyện như đùa ở Tân Phú

Báo Cà Mau (CMO) Hỏi cán bộ xã Tân Phú về khu vực đất công ở Tràm Thẻ giờ ít người biết rành vì lâu quá họ không nghe nhắc đến. Xem ra việc không biết đến cũng có căn cơ của nó. “Biết rồi thì sao? Ai dám mở môi?” (một cán bộ xin giấu tên bộc bạch).

Bài 2: Đất đâu "có cánh"

Sau khi làm việc với ông Võ Thanh Lâm, Bí thư Đảng uỷ xã Tân Phú, tôi ngỏ ý được tận mắt chứng kiến khu đất ấy. Ông Lâm gọi vài công chức khác đi cùng tôi nhưng họ đều không chắc mình biết.

Cả công chức địa chính (là người địa phương) cũng không rõ. Biện pháp cuối cùng, ông Lâm cử một công chức địa chính mới toanh (vừa luân chuyển về Tân Phú 3 tháng) dẫn tôi đến Trụ sở Sinh hoạt văn hoá ấp Tràm Thẻ. Ở đó, Bí thư Chi bộ ấp sẽ dắt tôi đi vào khu đất công này.

20 năm, 7 hộ canh tác 650 công đất

Sẽ không ai tin nổi, với số đất rộng 65 ha (650 công) mà chỉ vỏn vẹn 7 hộ thuê canh tác. Không phải vùng đất này khó khăn đến độ ai cũng “bỏ chạy” khi nghe nhắc tên. Mà phàm là nông dân “chính hiệu” thì ai lại chê đất ruộng!

Bao nỗi hoài nghi chỉ bằng thừa. “Lúc đầu mình ưu tiên cho cán bộ, sau này khi họ đầu tư kê bờ nên có đổi cho hộ khác cũng khó. Đó là sai lầm lớn”, ông Tư Trí (Nguyễn Thiện Trí), nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Phú, phân trần.

Con lộ đất đỏ ven kinh xáng Bạch Ngưu chạy qua vùng Tràm Thẻ vẫn như xưa dù đã 20 năm tái lập xã Tân Phú.

Nỗi hoài nghi đầu tiên vừa được giải thích. Nay lại thêm những trăn trở khác: là “cán bộ” mà “mê” ruộng như nông dân? Đó là phúc chứ sao có thể là hoạ được? Lao động là vinh quang mà.

Không chờ lâu, tôi đặt câu hỏi về những vị thuê đất này, ông Võ Thanh Lâm cho biết: “Chuyện này để hỏi bên uỷ ban”. Nhưng khi nhấc máy điện hỏi thì ông vẫn chưa nắm rõ khu vực đất công của xã hiện những ai đang thuê và mỗi người thuê bao nhiêu. (Vì ông Lâm vừa về Tân Phú nhận nhiệm vụ. Bắt tay vào vị trí mới, ông giải quyết bao nhiêu công chuyện tồn đọng do các vị đồng cấp “tiền nhiệm” để lại - PV).

Tôi lại tìm gặp ông Ngô Hoà Dựa, nguyên Chủ tịch UBND xã, nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Tân Phú, người từng đề đạt ý kiến thu hồi lại toàn bộ khu vực đất công cho thuê của xã (từ những năm đầu 2000 đến khi hết 2 nhiệm kỳ tại vị) để có phương án xử lý, canh tác khác. Nhưng cả thời gian giữ chức vụ Chủ tịch rồi bí thư Đảng uỷ xã, ông Dựa vẫn chưa thể thực hiện được nguyện vọng này.

Nghe tôi hỏi, ông Dựa kể như thuộc lòng: “Phần đất đó chỉ có vài người thuê thôi. Đó là ông Lê Thành Phố (Sáu Phố), nguyên Bí thư Đảng uỷ đầu tiên của xã Tân Phú, 100 công (sau này ông Phố nhượng lại một nửa cho ông Biện Văn Nhu); ông Biện Văn Nhu (Ba Nhu) đã thuê trước đó 70 công (tổng 120 công); ông Ngô Hoàng Diệu, nguyên Tham mưu trưởng Tỉnh đội, 150 công (sau này chia cho anh vợ là Trần Huệ Lai, ở xã Trí Phải, 25 công); ông Lý Văn Thái (Ba Thái), nguyên Trưởng Công an huyện Thới Bình, 75 công; ông Trần Thanh Nhàn, doanh nghiệp ở xã Tân Phú, 80 công; ông Quách Văn Gắn (Ba Gắn), từ Đầm Dơi lên cũng nhận 150 công…”.

Trong các vị này, ông Biện Văn Nhu từng là tâm điểm của giới truyền thông khi nhắc đến “gương điển hình” vươn lên từ vùng đất khó mà bao lượt đồng nghiệp tôi đã chấp bút.

Đó là chưa kể khi ngày đầu vận động, Nhân dân phản kháng quyết liệt, rốt cuộc phía UBND xã phải đề xuất đưa lực lượng vũ trang vào. “Đó là lúc Ban Quản lý dự án nhờ Tiểu đoàn U Minh 2 hỗ trợ. Bù lại, họ được nhận 150 công đất để canh tác. Bà con thấy bộ đội canh tác nên không còn phàn nàn. Sau này, khi “phá sản” đề án thì phần đất này lại bị “biển thủ”. "Thật đáng buồn”, một cán bộ từng công tác tại UBND xã Tân Phú (xin giấu tên) than thở.

Nghe đến đây, tôi chợt hiểu ra nguyên nhân một số cán bộ đương nhiệm ở xã Tân Phú ít ai bận tâm đến phần đất này. Bởi có biết, nhìn vào “danh sách” chủ thuê đất là những "chú Sáu", những "anh Ba", "anh Tám"... thì hở môi làm gì?

“Đã có nhiều lần UBND xã muốn thu hồi đất nhưng quyết tâm không cao nên thất bại. Thậm chí có lúc Chủ tịch UBND xã kế nhiệm đã đệ đơn thưa các hộ này đến Toà án Nhân dân huyện để đòi đất công”, ông Lâm cho biết.

Trong lần đòi đất phải ra toà ấy, phía UBND xã "thua" trắng tay (thay vì kiện ra toà việc các hộ này không thực hiện đúng hợp đồng như còn nợ tiền thuê đất. Còn việc thu hồi đất không cho thuê nữa là thẩm quyền của UBND xã).

Từ sau năm 2000, khi con tôm ngự trị vùng Tràm Thẻ thì đất ở đây bắt đầu đội giá. Chỉ tính sơ sơ, muốn thuê 1 công đất cũng phải bỏ ra 1 triệu đồng/năm. “Đó là giá rẻ nhất”, ông Đào Văn Liễu, 74 tuổi, khẳng định bằng kinh nghiệm mấy mươi năm gắn bó ở vùng đất này.

Chờ một quyết định...

Nghĩ đến 650 công đất của UBND xã Tân Phú mà xót xa mỗi năm chỉ thu 65 triệu đồng tiền thuê, trong khi cũng đất này có thể thu tiền thuê gấp 10-15 lần nếu đảm bảo đúng giá. Càng xót xa thêm khi ông Võ Thanh Lâm “bật mí” về nguồn tiền bảo trợ xã hội của xã Tân Phú, mỗi năm không quá 55 triệu đồng.

55 triệu đồng để lo cho trên 12.000 nhân khẩu trong 360 ngày về thảm hoạ, thiên tai… “Gói ghém lắm cũng vài trăm ngàn đồng một hộ với mỗi lượt hỗ trợ”, ông Lâm tính nhẩm.

Nếu xã cương quyết thu hồi 650 công đất đang cho một nhóm người thuê (được xứ Tân Phú gọi bằng cụm từ “các đại gia”) và cho thuê bằng giá với Nhân dân trong vùng thì chỉ riêng khoản thu này mỗi năm xã Tân Phú thực hiện công tác bảo trợ xã hội gấp 10 lần so với ngân sách chi.

Ai từng kinh qua những con số và phép tính cộng, trừ, nhân, chia sẽ phải hụt hẫng bởi sự khập khiễng giữa 100.000 đồng và 1 triệu đồng nhân lên 650 lần và nhân thêm cho 20 năm. Số tiền này có thể nâng Tân Phú về đích nông thôn mới mà không cần nhiều vào sự trợ lực “xã khó khăn”, vùng “đông đồng bào dân tộc”.

Tuy mới nghe, mới chứng kiến sự khập khiễng này, nhưng so lại những gì các vị đồng nghiệp tôi ca tụng về tấm gương "anh Ba Nhu" thu nhập trên vùng đất cầm trâu mỗi năm vài trăm triệu đồng thì không còn gì ngỡ ngàng nữa. Trong khi cách khu đất ông Ba Nhu thuê của xã với giá không thể rẻ hơn là những xóm nghèo mang tên Tapasa.

Song song với những “dự tính trục lợi” riêng của một nhóm cá nhân là đông đảo những hộ nông dân đầy lòng vị tha. Tôi từng hỏi, khu đất 650 công do đâu mà có? Đó là khu đất khi vận động Nhân dân về khai hoang, làm dự án ngọt hoá Nhà nước đã cắt phần hậu đất của họ. Những hộ dân bị cắt phần hậu đất giờ không còn màng đến chuyện đòi lại. Họ cũng chẳng đặt vấn đề được Nhà nước thu hồi trả lại phần thành quả lao động của họ, có người mất cả 50 công như ông Liễu, cũng có người ít hơn nhưng cũng không dưới 15 công như ông Ba Cao (Trần Phi Cao).

Đồng cảm với những người tạm gọi là “mất đất”, các vị nguyên là chủ tịch, nguyên bí thư Đảng uỷ xã Tân Phú như ông Nguyễn Thành Hánh, Nguyễn Thiện Trí cũng mong mỏi sớm thu hồi phần đất này để lo chuyện an cư cho dân nghèo.

“Chỉ tính sơ bộ, 650 công đất khi thu về sẽ giải quyết được cho 130 hộ nghèo (mỗi hộ 5 công). Việc này cũng sẽ giải quyết ổn thoả hộ nghèo trong xã để cùng nhau vươn lên xã nông thôn mới”, ông Nguyễn Thiện Trí nhẩm tính.

Trao đổi vấn đề này với ông Võ Thanh Lâm, ông cũng nghĩ như vậy: “Đảng uỷ từng nghĩ thế, nhưng đã phản ánh về huyện nhiều lần vẫn chưa có kết quả. Xã hiện có 366 hộ nghèo, kể cả hộ đồng bào dân tộc và hộ gia đình chính sách”.

Nghĩ về phương án đầy tính nhân văn này, ông Nguyễn Văn Quẻm, Bí thư Chi bộ ấp Tràm Thẻ, bật điện thoại hỏi Trưởng ấp rồi ông quay lại thông tin: “Tràm Thẻ có 248 hộ dân, trong đó có 30 hộ nghèo (17 hộ thuộc diện không đất sản xuất). Nếu tính vậy coi bộ hợp lý”.

Sẽ không khó khăn nếu có quyết tâm cao. Bởi minh chứng cho điều này là việc UBND xã Tân Phú đã từng thu hồi 13,2 ha (132 công) phần đất của ông Quách Văn Gắn (ông Gắn thuê 15 ha) để đổi đất khác xây dựng trụ sở trạm y tế xã và trụ sở UBND xã hiện hữu. “Đổi khu vực đất để xây dựng trạm y tế xã theo tỷ lệ 1/10, nghĩa là 10 công vuông tôm đổi 1 công để thuận tiện xây dựng. Đã tiến hành đổi 52 công (52.000 m2 lấy 5.200 m2). Xây dựng trụ sở UBND xã 10.000 m2, đã tiến hành đổi theo tỷ lệ 1/8 (1 công đất xây trụ sở UBND đổi 8 công vuông) 80.000 m2”, ông Lâm cho biết.

Đồng thời, theo dự tính của xã Tân Phú, nếu thu hồi được phần đất này, ngoài cấp đất sản xuất cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc khó khăn và hộ gia đình chính sách khó khăn, xã sẽ xin chủ trương đổi tiếp phần đất đảm bảo xây dựng trụ sở trung tâm sinh hoạt văn hoá xã theo chuẩn nông thôn mới.

Nhưng tính hợp lý của nó vẫn còn đang phải chờ UBND huyện xử lý và hướng dẫn việc thu hồi đất công của xã. Đặt trường hợp ngược lại, Tân Phú sẽ không còn quỹ đất công này vĩnh viễn?

Phóng sự điều tra của Ngọc Hùng

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.