ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 18:36:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quản lý dịch bệnh, ứng dụng công nghệ mới trong nuôi tôm

Báo Cà Mau Tiếp tục chuỗi hoạt động hội nghị, hội thảo liên quan đến sự phát triển ngành tôm, trong khuôn khổ sự kiện Festival Tôm, chiều 12/12, UBND tỉnh tổ chức 2 phiên hội thảo chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi tôm”, “Giới thiệu các sản phẩm công nghệ thiết bị mới trong ngành tôm”. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì hội thảo.

Hội thảo ghi nhận nhiều giải pháp quản lý dịch bệnh trong nuôi tôm được đề xuất.

Theo Sở NN&PTNT, Cà Mau là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước, tôm thẻ chân trắng và tôm sú là 2 đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh với sản lượng tôm nuôi đạt trên 230.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD.

Tuy nhiên, ngành tôm của tỉnh vẫn còn những tồn tại, khó khăn nhất định. Biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi bất thường; dịch bệnh còn xảy ra và diễn biến phức tạp; môi trường bị ô nhiễm, vật từ đầu vào phục vụ cho nghề nuôi tôm luôn tăng trong khi giá cả đầu ra ở mức thấp, người nuôi đạt hiệu quả về năng suất nhưng không có hiệu quả về tài chính.

Chính vì vậy, việc tổ chức hội thảo chuyên đề về giải pháp quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi tôm là cấp bách, cần thiết, giúp ngành tôm của Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển ổn định bền vững trong thời gian tới.

Ông Lâm Văn Khiếm, Chủ tịch HĐQT HTX Nuôi tôm công nghiệp Tân Long (ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi) mong muốn các chuyên gia đưa ra những mô hình thiết thực giúp người dân kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng năng suất tôm nuôi.

Theo đó, tại hội thảo, các chuyên gia, công ty thuộc lĩnh vực thủy sản đã giới thiệu những giải pháp kỹ thuật, quy trình, mô hình tiến tiến, áp dụng có hiệu quả, khả thi vào thực tiễn sản xuất, để có giải pháp quản lý tốt môi trường, dịch bệnh nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro, thiệt hại cho người nuôi tôm, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cụ thể, một số giải pháp quản lý dịch bệnh trong nuôi tôm được đưa ra như: Nghiên cứu chủng vi sinh bản địa đối kháng vi khuẩn Vibrio và ứng dụng sản xuất chế phẩm đối kháng vi khuẩn Vibrio trong nuôi tôm; Ứng dụng các sản phẩm sản xuất theo công nghệ nano trong nuôi tôm; Giải pháp quan trắc tự động môi trường nuôi thủy sản...

Các công ty, đơn vị đã giới thiệu, demo các sản phẩm thiết bị công nghệ mới trong ngành tôm.

Phiên hội thảo chuyên đề “Giới thiệu các sản phẩm công nghệ, thiết bị mới trong ngành tôm” đã ghi nhận nhiều sáng kiến về khoa học công nghệ mới, tiêu biểu cho ngành tôm trong thời gian qua.

Trong đó, đại diện Công ty Công nghệ Trung Hải (TP Hồ Chí Minh) trình bày sáng kiến “Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm thủy sản”. Ban Tổ chức đánh giá, giải pháp của Công ty là một công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề về tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, quản lý chất lượng từ đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.

Đại diện Công ty WESOLIFE (phường Tân Thành, TP Cà Mau) trình bày về công nghệ điện phân xử lý nước cấp cho ao nuôi tôm thay thế hóa chất, giảm giá thành và bảo vệ môi trường. Đây cũng là công nghệ lọt vào Top 10 cuộc thi Công nghệ đổi mới sáng tạo Quốc gia năm 2023. Theo Ban Tổ chức, sáng kiến giải pháp công nghệ này không những giúp ngành giảm giá thành, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái mà còn giúp cho ngành tôm góp phần giảm phát thải “Carbonfootprint”, vượt qua rào cản kỹ thuật của thị trường quốc tế trong tương lai gần.

Công ty WESOLIFE (phường Tân Thành, TP Cà Mau) đang áp dụng công nghệ điện phân xử lý nước cấp cho ao nuôi tôm thay thế hóa chất, giúp giảm giá thành và bảo vệ môi trường.

Công ty cổ phần Việt Nam FOOD (xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước) trình bày về công nghệ xử lý phụ phẩm ngành tôm, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; đây có thể coi như một trong những giải pháp công nghệ tiêu biểu cho sự chuyển mình của ngành nông nghiệp nói chung và ngành tôm nói riêng.

Giải pháp công nghệ ép đùn trong sản xuất thức ăn tôm, tăng hiệu quả, giảm giá thành và bảo vệ môi trường của Công ty Freeland (xã Khánh An, huyện U Minh) được đánh giá là bước đi tiên phong giải quyết khó khăn trong tình hình ngành tôm đã bị giảm sức cạnh tranh trầm trọng trên thị trường quốc tế do giá thành nuôi tôm của Việt cao hơn 20-30% so với các quốc gia khác…

 

Hồng Nhung - Phú Hữu

Tìm giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh

Phát biểu khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản và các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 15/11, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định: Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh nông, thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau khám phá tiềm năng và dư địa của các nước trong khu vực và trên thế giới, là dịp để các doanh nghiệp, nắm bắt thông tin về các tiêu chuẩn, quy định thị trường nhập khẩu, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ được tiếp cận, đánh giá năng lực sản xuất và cung ứng của các doanh nghiệp tỉnh Cà Mau cũng như tiềm năng và lợi thế của tỉnh”.

Chia sẻ mô hình tôm sú - lúa đạt chứng nhận ASC GROUP

Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), chiều 12/11, UBND huyện Thới Bình phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết và chia sẻ mô hình tôm - lúa gắn với Lễ công bố trao chứng nhận ASC GROUP và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thới Bình.

Sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư

“Khu bảo tồn biển rộng và trải dài từ Đông sang Tây trên vùng ngư trường trọng điểm của quốc gia, theo đó cần trang bị phương tiện hiện đại phục vụ công tác tuần tra, quản lý. Theo đó, trong kế hoạch sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư thực hiện công tác thực thi pháp luật trên biển với mỗi tàu có chiều dài 26 m, rộng 6,25 m, vận tốc lớn nhất (đầy tải) đạt 25 hải lý/giờ”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư tỉnh, thông tin về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

Ðề án 1 triệu héc-ta lúa hiệu quả tích cực bước đầu

Theo kế hoạch thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án), trên địa bàn tỉnh hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp khoảng 25.000 ha. Các vùng chuyên canh này được tổ chức hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Giữ nghề truyền thống

Nghề làm lờ, lọp ở huyện Trần Văn Thời được hình thành từ rất lâu. Theo thời gian, số hộ làm nghề ngày một ít đi và đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, hiện tại một số người vẫn quyết tâm duy trì, với mong muốn giữ nghề truyền thống ông cha đã để lại và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ con cháu sau này.

Ðừng để hoang phí đất

Giảm nghèo là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là mục tiêu được hướng đến. Thế nhưng, thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân tư duy sản xuất, cách sống chậm chuyển biến, dẫn đến không thể thoát khỏi cái nghèo. Trong nhiều trường hợp khó khăn ấy, qua khảo sát thực tế, có trường hợp vẫn sở hữu tư liệu sản xuất (dù ít), có đất vườn (khu vực nông thôn), nhưng quỹ đất này chưa phát huy hiệu quả.

Vào vụ màu Tết

Chưa đầy 3 tháng nữa là đến tết Nguyên đán 2025, ngay từ đầu tháng 11, nông dân trên địa bàn các xã Khánh Bình Tây, Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã tích cực làm đất, ươm hạt, chăm sóc vụ rau màu, đặc biệt tập trung vào sản xuất các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết.

Tập trung sản xuất lúa đông xuân

Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.

Hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

Chiều 1/11, Hội Nông dân tỉnh và Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Felix tổ chức lễ ký kết hợp tác hỗ trợ hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân lên sàn Thương mại điện tử Nông sản B2B (Felix.store), kết nối giao thương, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ để tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các viện, trường, nhà khoa học; các sở, ngành, chính quyền địa phương; các tổ chức, doanh nghiệp; người trực tiếp sản xuất để xác định được các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng tâm, trọng điểm, phù hợp thực tiễn địa phương. Đồng thời, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về nhân lực, khoa học và công nghệ, tín dụng và các ngành phụ trợ để giải quyết các vấn đề sản xuất mà Cà Mau đang gặp phải. Đây là mục tiêu đặt ra của Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống”, do Sở KH&CN tổ chức sáng 1/11.