ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 28-11-24 19:41:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghiệm thu đề án về “hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nước cốt nhàu”

Báo Cà Mau Ngày 28/11, Trung tâm Khuyến công thuộc Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Trần Văn Thời tổ chức nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024 về “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nước cốt nhàu” tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại SK Noni, ấp Công Nghiệp, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời.

Đại diện Trung tâm Khuyến công thuộc Sở Công thương tỉnh Cà Mau tại buổi nghiệm thuĐại diện Trung tâm Khuyến công thuộc Sở Công thương tỉnh Cà Mau tại buổi nghiệm thu.

Năm 2018, anh Khưu Văn Chương quyết định thành lập Công ty TNHH Sản xuất Thương mại SK Noni. Công ty không chỉ thu mua nguyên liệu từ bà con nông dân xung quanh mà còn triển khai quy hoạch và trồng nhàu trên phần đất gia đình, giúp chủ động trong khâu sản xuất. Qua quá trình phát triển và nhận được sự hỗ trợ, đồng hành của các cấp, các ngành, công ty đã đạt được những chứng nhận quan trọng như: sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023, Chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ Quốc gia TCVN 11041-2:2017, Chứng nhận HACCP.... Nhờ đó, sản phẩm của công ty ngày càng được khách hàng quan tâm và đánh giá cao về chất lượng, lượng đơn đặt hàng ngày càng tăng.

Tuy nhiên, do yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng về tiêu chuẩn, chất lượng, cũng như đa dạng mẫu mã, bao bì sản phẩm, năm 2024 theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau tại Quyết định số 928/QĐ-UBND ngày 9/5/2024, công ty quyết định đầu tư bổ sung mới các máy thanh trùng, thiết bị làm lạnh và máy đóng gói dạng túi.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến công tỉnh thực hiện đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị sản xuất nước cốt nhàu”, đến nay Công ty TNHH Sản xuất Thương mại SK Noni đã lắp đặt đầy đủ các loại máy móc theo nội dung đề án đã được phê duyệt gồm: máy thanh trùng 500l, thiết bị làm lạnh nhanh 500l và máy đóng gói tự động. Tổng kinh phí đầu tư hơn 2,1 tỷ đồng. Theo đó, kinh phí đầu tư máy móc, thiết bị (máy móc, thiết bị đề nghị hỗ trợ) là 471,9 triệu đồng, kinh phí công ty tự đầu tư, gồm: máy móc, thiết bị công ty đã đầu tư 80 triệu đồng, kinh phí xây dựng nhà xưởng 1,5 tỷ đồng. Nguồn kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 210 triệu đồng, kinh phí đối ứng của công ty là 1,8 tỷ đồng.

Sau khi đưa máy móc, thiết bị vào vận hành, trung bình, mỗi tháng, công ty sẽ sản xuất khoảng 1.200 lít nước cốt nhàu, tương đương 6 tấn nhàu tươi nguyên liệuSau khi đưa máy móc, thiết bị vào vận hành, trung bình, mỗi tháng, công ty sẽ sản xuất khoảng 1.200 lít nước cốt nhàu từ khoảng 6 tấn nhàu tươi nguyên liệu.

Mục tiêu đề án là nhằm hỗ trợ cơ sở cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và gia tăng giá trị sản phẩm nước cốt nhàu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, tiết kiệm chi phí, mở rộng quy mô, phát triển các dòng sản phẩm mới, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng lợi nhuận cho cơ sở công nghiệp nông thôn, giúp cơ sở đạt, đủ điều kiện nâng hạng sản phẩm OCOP, hướng đến mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, tạo việc làm và nâng cao thu nhập kinh tế cho lao động nông thôn.

Thảo Mơ

Chủ động sản xuất bền vững

Tại xã Lương Thế Trân, nếu 25 năm trước nông dân lén lút đưa nước mặn vào ruộng lúa để nuôi tôm, thì nay một bộ phận người dân phải tìm cách ngăn mặn, giữ ngọt để gieo sạ lúa nhằm cải tạo môi trường, giúp sản xuất hiệu quả, bền vững hơn trước thách thức của biến đổi khí hậu và môi trường tự nhiên đang ngày càng ô nhiễm.

Tôm càng xanh được giá, nông dân phấn khởi

Hiện nay, nông dân huyện U Minh bước vào vụ thu hoạch tôm càng xanh nuôi xen canh trong ruộng lúa. Mặc dù không gặp thuận lợi ở đầu vụ do ảnh hưởng nắng nóng, nhưng với sự chủ động của người dân trong khâu cải tạo đất và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên tôm nuôi phát triển tốt, năng suất khá. Không chỉ vậy, tôm bán có giá cao hơn trung bình các năm trước từ 40-50 ngàn đồng/kg nên người dân phấn khởi.

Chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất Việt Nam và thế giới

Sáng 21/11, UBND xã Tân Ân Tây phối hợp với Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình nuôi tôm - rừng, gắn với công bố chứng nhận Dự án tôm - rừng đạt chứng nhận ASC tại xã Tân Ân Tây, Huyện Ngọc Hiển.

Ðẩy nhanh tiến độ xuống giống lúa đông xuân

Hiện nay, bà con nông dân các xã vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời đang tập trung bơm tát nước, làm đất để đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ lúa đông xuân 2024-2025, đảm bảo đúng lịch thời vụ.

Toàn tỉnh thành lập được 10 câu lạc bộ Nông dân tỷ phú

Chiều 20/11, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 29-NQ/HNDTW ngày 4/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khoá VI) về nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 04, 05, 06/NQ-TW khoá VII của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch vững mạnh giai đoạn 2019-2024 (gọi tắt là 3 nghị quyết).

Lấy ngắn nuôi dài, cải thiện thu nhập

Xã Nguyễn Phích, huyện U Minh có 11/20 ấp thuộc lâm phần rừng tràm. Ðể nâng cao hiệu quả trong chăm sóc, bảo vệ rừng theo hướng bền vững, người dân áp dụng nuôi trồng một số vật nuôi, cây trồng ngắn ngày, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Phụ nữ đồng hành phát triển kinh tế tập thể

Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi đã đồng hành cùng hội viên phụ nữ cơ sở, khẳng định vai trò, vị thế của mình trong cuộc sống. Trong đó, mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ đã hình thành và không ngừng mở rộng, phát triển thời gian qua, góp phần khơi dậy tiềm năng, tạo cơ hội để chị em mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho gia đình.

Tìm giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh

Phát biểu khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản và các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 15/11, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định: Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh nông, thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau khám phá tiềm năng và dư địa của các nước trong khu vực và trên thế giới, là dịp để các doanh nghiệp, nắm bắt thông tin về các tiêu chuẩn, quy định thị trường nhập khẩu, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ được tiếp cận, đánh giá năng lực sản xuất và cung ứng của các doanh nghiệp tỉnh Cà Mau cũng như tiềm năng và lợi thế của tỉnh”.

Chia sẻ mô hình tôm sú - lúa đạt chứng nhận ASC GROUP

Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), chiều 12/11, UBND huyện Thới Bình phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết và chia sẻ mô hình tôm - lúa gắn với Lễ công bố trao chứng nhận ASC GROUP và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thới Bình.

Sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư

“Khu bảo tồn biển rộng và trải dài từ Đông sang Tây trên vùng ngư trường trọng điểm của quốc gia, theo đó cần trang bị phương tiện hiện đại phục vụ công tác tuần tra, quản lý. Theo đó, trong kế hoạch sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư thực hiện công tác thực thi pháp luật trên biển với mỗi tàu có chiều dài 26 m, rộng 6,25 m, vận tốc lớn nhất (đầy tải) đạt 25 hải lý/giờ”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư tỉnh, thông tin về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.