ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-2-25 08:08:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tận tâm với những mảnh đời bất hạnh

Báo Cà Mau (CMO) Một lần tình cờ vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau, có dịp chứng kiến công việc của các mẹ nơi đây phải chạy đôn chạy đáo để có thể chăm lo cho các trẻ khuyết tật, mồ côi. Các con quá đông mà số lượng mẹ chăm sóc thì lại ít nên rất vất vả, thấy vậy, chị Phan Thị Gấm (SN 1974, xã Định Bình, TP Cà Mau) quyết định xin vào trung tâm làm việc với suy nghĩ đơn giản ban đầu là chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh.

Chị Gấm tâm sự, thời gian đầu chưa quen công việc, suốt ngày phải đối mặt với những thân hình không lành lặn, những khuôn mặt biến dạng bởi hội chứng Down hay nạn nhân chất độc da cam; làm việc xuyên suốt trong môi trường mà độ lây nhiễm rất cao, đôi lúc cũng hơi sợ. Nhưng dần dần sự ái ngại ban đầu được lấp đầy bằng tình thương để chị nuôi nấng các con chu đáo hơn.

Mẹ Phan Thị Gấm bên những đứa con “đặc biệt” của mình.

7 năm làm công tác chăm sóc trực tiếp, cùng ăn, cùng ngủ với những đứa trẻ bất hạnh là ngần ấy thời gian chị coi chúng như con ruột của mình. Không ít lần chính tay chị nhặt được những bé bị bỏ rơi trước cửa trung tâm, mỗi bé chị đều coi như cái duyên đẹp. Có những bé đẻ non chưa đến 1 kg, chị buộc phải ủ bằng hơi ấm của cơ thể nhiều ngày, đút từng muỗng sữa rồi cũng lớn dần trong niềm vui mừng của chị.

Thương yêu là vậy, nhưng khi các bé đã cứng cáp và được những gia đình hiếm muộn liên hệ xin con, cũng như đa số các mẹ khác, chị Gấm đều mang cảm xúc vừa vui vừa buồn. Bởi nuôi nhiều ngày mến tay mến chân, nhưng không thể giữ riêng cho mình được mà phải cho con có một gia đình và một tương lai tươi sáng.

Không chỉ mát tay trong việc nuôi con nhỏ tại trung tâm, mỗi khi có trẻ khuyết tật bị bệnh nặng phải nhập viện, chị cũng là người tự nguyện đứng ra chịu trách nhiệm chăm sóc, theo sát bệnh tình của các em, thậm chí đến ca trực của mẹ khác nhưng nếu cần sự giúp đỡ, chị Gấm vẫn luôn sẵn sàng. Nhiều ca bệnh nặng buộc phải túc trực bệnh viện xuyên suốt vài tuần, thậm chí là vài tháng liền; đôi lúc phải chữa trị tại các bệnh viện lớn tận TP Hồ Chí Minh chị vẫn không ngại vất vả, thu xếp công việc nhà thật ổn thoả để theo sát, làm chỗ dựa tinh thần cho các con.

Xa nhà nhiều ngày, đôi khi nghe tiếng con qua điện thoại nhớ đến thắt lòng, nhưng chị vẫn gác qua một bên để dốc sức lo cho những đứa con bất hạnh đang giành giật sự sống. Cũng có nhiều trường hợp không qua khỏi, chính tay chị tẩn liệm cho con với những giọt nước mắt được nén vào trong. 

Câu chuyện về những kỷ niệm đối với các con "đặc biệt" chị từng nuôi qua cứ thế kéo dài. Trong khoảng thời gian làm nghề, chị không nhớ hết những đứa con mình từng nuôi qua với những hoàn cảnh khác nhau thế nào. Chỉ biết rằng, những đứa con sinh ra với những khiếm khuyết, có đứa bị tim bẩm sinh, hay xương thuỷ tinh, có đứa nằm một chỗ bất động với khuôn mặt cứ ngờ nghệch... tất cả đều được chị gửi vào đó trọn tấm lòng của người mẹ.

Hết lòng với những mảnh đời bất hạnh, nhưng trách nhiệm đối với gia đình luôn được chị khéo léo thu xếp. Thêm vào đó, lúc nào chị cũng nhận được sự ủng hộ của chồng và các con. Đó chính là động lực để chị học hỏi, phấn đấu nhiều hơn cho công việc của mình. Công việc tương đối vất vả và mức lương hiện tại chỉ ngót nghét 4 triệu đồng, đôi lúc gặp không ít chật vật, khó khăn trong cuộc sống. Tuy vậy, với chị, khi đã chọn công việc này, vấn đề kinh tế không nên đặt nặng, điều cần thiết là phải có cái tâm đủ lớn, một tình thương đủ lớn mới có thể làm tốt được.

"Làm nghề riết rồi thành đam mê khi nào không hay, hễ về nhà thì lại nhớ các con, nhớ hình ảnh các mẹ khác tại đây lúc nào cũng tất bật thì bao mệt nhọc biến đâu mất, chỉ mong ngày mai mau đến để vô lại trung tâm. Đối với tôi, trung tâm cũng giống như nhà mình", chị Gấm chia sẻ./.

Hoàng Phúc 

Chị Trần Thị Út, Trưởng Phòng Nuôi trẻ và Giáo dục định hướng, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, cho biết: "Chị Phan Thị Gấm là một trong những mẹ có nhiều đóng góp lớn trong việc nuôi dạy trẻ khuyết tật, mồ côi nơi đây. Tính tình hiền lành, gần gũi và luôn hết lòng đối với người, với nghề... là những nhận xét của lãnh đạo chúng tôi, cũng như đồng nghiệp khi nhắc về chị".

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).