ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 26-3-25 21:41:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng thu nhập nhờ liên kết tiêu thụ sản phẩm

Báo Cà Mau Với mục đích liên kết để tiêu thụ sản phẩm cũng như học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để mang lại chất lượng sản phẩm tốt nhất, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển đã thành lập Tổ hợp tác (THT) Tôm khô sạch - mắm tôm - khô bổi. Qua một năm hoạt động, THT đã hoạt động hiệu quả.

Được thành lập năm 2024, THT Tôm khô sạch - mắm tôm - khô bổi có 5 thành viên, đây là những hội viên phụ nữ ấp Tắc Biển, sinh sống với công việc chính là chế biến và kinh doanh các sản phẩm như: tôm khô, mắm tôm, cá khô...

Sau khi thành lập, THT được Hội LHPN xã Viên An Ðông hỗ trợ, tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền 100 triệu đồng, đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất. THT hoạt động dưới hình thức liên kết để tiêu thụ. Cụ thể, các thành viên sẽ chế biến và sản phẩm được tiêu thụ mang thương hiệu của THT.

THT Tôm khô sạch - mắm tôm - khô bổi giúp các thành viên liên kết để tiêu thụ sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm, mang lại chất lượng sản phẩm tốt nhất.

THT Tôm khô sạch - mắm tôm - khô bổi giúp các thành viên liên kết để tiêu thụ sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm, mang lại chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Chị Ðặng Thị Khéo, Tổ trưởng THT, cho biết: “Gia đình tôi chế biến và kinh doanh các sản phẩm tôm khô, cá khô... đã hơn 10 năm, nhưng vì còn băn khoăn về đầu ra nên chưa dám mở rộng quy mô sản xuất. Sau khi được Hội Phụ nữ xã vận động tham gia THT để liên kết tiêu thụ sản phẩm, tôi và mọi người an tâm mở rộng quy mô sản xuất”.

Chị Huỳnh Thị Phượng, ấp Tắc Biển, chia sẻ: “Trước đây, công việc chế biến cá khô, tôm khô của gia đình tôi làm hoàn toàn thủ công, với quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ. Tuy nhiên, sau khi tham gia THT, được đảm bảo về nguồn tiêu thụ cũng như được hỗ trợ máy móc để chế biến, gia đình mở rộng quy mô sản xuất, từ đó lợi nhuận cũng tăng lên”.

Sản xuất sản phẩm sạch nên vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được THT đặt lên hàng đầu, từ đó tạo ra nguồn sản phẩm chất lượng, uy tín trên thị trường.

Chị Trần Thị Kim Tuyến, ấp Tắc Biển, cho biết: "Với nguồn nguyên liệu sẵn có dồi dào ở địa phương, chúng tôi chế biến từ nguồn nguyên liệu tươi nên cho ra sản phẩm chất lượng. Vì vừa làm để bán ra thị trường, vừa làm thức ăn cho gia đình nên mọi người đặc biệt quan tâm khâu đảm bảo vệ sinh thực phẩm".

Trung bình mỗi tháng THT bán ra thị trường từ vài chục đến hàng trăm ký khô các loại. Tôm khô sẽ có giá từ vài trăm ngàn đồng đến hàng triệu đồng tuỳ kích cỡ; khô bổi, mắm tôm bán với giá dao động từ 100-300 ngàn đồng/kg.

Mỗi kg tôm khô sạch có giá bán vài trăm đến hàng triệu đồng.

Mỗi kg tôm khô sạch có giá bán vài trăm đến hàng triệu đồng.

Chị Ðặng Thị Khéo cho biết thêm: “Thị trường tiêu thụ chính của THT chủ yếu ngoài tỉnh. Ban đầu chị em bán lẻ, nhưng về sau đẩy mạnh quảng bá thương hiệu thông qua các trang mạng xã hội nên nguồn tiêu thụ mở rộng. THT luôn đảm bảo số lượng cũng như không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. Trung bình mỗi tháng mang lại nguồn thu nhập từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng cho các thành viên”.

Chị Nguyễn Thị Thu Ngân, Chủ tịch Hội LHPN xã Viên An Ðông, đánh giá: “Từ khi thành lập đến nay, THT hoạt động rất hiệu quả, không những mang lại thu nhập ổn định cho các thành viên trong tổ mà còn giải quyết việc làm cho một số lao động tại chỗ, đóng góp vào công tác giảm nghèo tại địa phương”./.

 

Phương Thảo

 

Trữ nước ngọt sản xuất mùa hạn

Ngay từ đầu mùa khô, huyện Trần Văn Thời đã đóng tất cả các cống thuỷ lợi vùng ngọt hoá, giúp người dân vừa trữ nước ngọt nuôi cá, trồng màu, vừa phục vụ làm du lịch.

Nuôi cá bống tượng trên đất mặn

Sau thời gian nuôi tôm công nghiệp không hiệu quả, gia đình chị Ðặng Thị Ái, 40 tuổi, hội viên phụ nữ ấp Xẻo Ðước, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân áp dụng thành công mô hình nuôi cá bống tượng trong đầm tôm công nghiệp bỏ trống, mang lại hiệu quả kinh tế cao gần 10 năm qua.

Tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp

Thực hiện chương trình chuyển đổi giống cây trồng, tăng thu nhập cho lao động nữ tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn triển khai cho hội viên thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc, chi phí cao sang cây trồng chi phí chăm sóc thấp, mang lại thu nhập khá. Một trong những hộ thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi này là gia đình chị Ðào Mộng Thảo, thuộc ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng.

Chủ động nguồn nước trồng rẫy mùa hạn

Với hy vọng mùa màng bội thu, nông dân trồng rẫy ở ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời chủ động nguồn nước trong sản xuất với nhiều cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt thích ứng tình hình thời tiết.

Khó khăn trong khâu cày ải

Do mùa mưa năm 2024 kéo dài, làm cho mặt ruộng ẩm ướt nên hiện tại nông dân các xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời gặp khó khăn trong việc cày ải, chuẩn bị sản xuất vụ lúa hè thu sắp tới.

Giá lúa vẫn giảm sâu

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch vụ lúa đông xuân trên 34.400 ha, đạt 97,8%. Tuy nhiên, giá lúa hiện nay vẫn giảm sâu so với cùng kỳ, trung bình ước giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg, ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân.

Linh hoạt ứng phó mưa trái mùa

Mùa khô năm nay thời tiết cực đoan, mưa trái mùa thường xuyên xuất hiện, làm cho các yếu môi trường trong vuông tôm biến động, không thuận lợi cho tôm nuôi quảng canh cải tiến, quảng canh cải tiến 2 giai đoạn và tôm nuôi quảng canh truyền thống phát triển. Trước tình hình này, bà con nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước áp dụng nhiều biện pháp ứng phó, nhằm ổn định môi trường, giúp tôm nuôi phát triển và hạn chế tối đa xảy ra rủi ro, thiệt hại do mưa trái mùa gây ra.

Muốn giàu nuôi cá

“Ao cá, vườn rau là hướng đi bền vững trong phát triển kinh tế gia đình”, cựu chiến binh sản xuất giỏi Nguyễn Thái Sơn, Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tâm tình.

Dèo lưới nuôi cá lóc đầu vuông

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời phát triển mô hình nuôi cá lóc đầu vuông thương phẩm trong dèo lưới. Cách thức nuôi khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

OCOP khơi dậy tiềm năng, lợi thế

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang mang lại kết quả tích cực cho huyện Phú Tân. Việc phát triển các sản phẩm OCOP không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần quảng bá hình ảnh, đặc sản của địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.