ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 01:58:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trứ danh cốm nếp Tân Quảng

Báo Cà Mau Về xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, những ngày chớm xuân, không khí ở các làng quê luôn nhộn nhịp. Người dân các ấp: Tân Quảng A, Tân Quảng B, Tân Quảng Ðông, Tân Quảng Tây tất bật với nghề làm cốm nếp truyền thống trứ danh.

Hơn 60 năm làm cốm nếp, bà Phạm Thị Thình, ấp Tân Quảng A, chia sẻ: “Tôi biết làm cốm nếp từ thời con gái, do bà ngoại chỉ dạy. Với 100% nguyên liệu tại địa phương như: nếp, gạo, dừa, lá cẩm, lá dứa, đậu phộng..., cốm nếp chế biến theo công thức gia truyền, làm hoàn toàn thủ công, tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu cho đến thành phẩm. Nay lớn tuổi, tôi truyền công thức làm cốm cho con gái, con dâu, với hy vọng các con gìn giữ nghề truyền thống của gia đình”.

Bà Phạm Thị Thình (bên trái) lưu giữ nghề truyền thống làm cốm nếp hơn 60 năm qua.

 

Công đoạn “nhúng” cốm (chiên qua dầu) rất công phu, tỉ mỉ.

Nghề làm cốm nếp Tân Quảng hình thành gần 100 năm qua. Ông Lê Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Việt Khái, cho biết: “Hiện tại, xã đang chỉ đạo tiếp tục duy trì các tổ làm cốm; nhân rộng quy mô và hoàn tất các thủ tục đăng ký sản phẩm OCOP”.

Tại Cuộc thi “Khởi nghiệp Cà Mau năm 2023”, cốm nếp Tân Quảng là 1 trong 10 đội được vào vòng chung kết.

Sản phẩm của HTX Cốm nếp Tân Quảng được đóng gói cẩn thận, giữ chất lượng, hương vị thơm ngon khi bán ra thị trường.

Chị Hồ Thị Mỹ Thuộc đưa sản phẩm cốm nếp Tân Quảng đến Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau và được vào vòng chung kết cuộc thi.

Là con thứ ba của bà Thình, chị Hồ Thị Mỹ Thuộc đã thực hiện ước mơ thành lập HTX Cốm nếp Tân Quảng. Chị Mỹ Thuộc bộc bạch: “Tôi rất vui và vinh dự khi sản phẩm cốm nếp Tân Quảng vào tốp 10 những dự án xuất sắc. Là người trực tiếp trải nghiệm, tôi được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm, chia sẻ từ những cố vấn, diễn giả và sự góp ý từ Ban Giám khảo. Sắp tới, HTX sẽ cung cấp cho thị trường những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và có hướng đổi mới, sáng tạo, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm”./.

 

Hoàng Vũ thực hiện

 

Các cấp hội nông dân với kinh tế tập thể

“Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm gần 80% dân số và khoảng 48,85% lực lượng lao động xã hội; là chủ thể tích cực trong phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng nông dân.

Nâng giá trị hạt muối và con tôm

Với mong muốn phát huy thế mạnh sản phẩm đặc trưng của địa phương là hạt muối và con tôm, thị trấn Ðầm Ðơi, huyện Ðầm Dơi thành lập Hợp tác xã (HTX) Muối Cà Mau, chuyên sản xuất những sản phẩm làm từ muối và tôm. Qua đó, phát triển kinh tế nông thôn, gia tăng giá trị các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Hiệu quả kinh tế từ trồng bắp

Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, đất bờ bao vuông tôm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển ra sức cải tạo để trồng bắp. Nhờ phù hợp với điều kiện tự nhiên, được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bắp phát triển tốt, cho trái to, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hỗ trợ nông dân thực hiện dự án nuôi cá đồng trên đất rừng

Nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng tự nhiên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, chiều 10/9, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với huyện U Minh tổ chức lễ bàn giao 150 ngàn con cá giống và vật tư thực hiện dự án nuôi cá đồng trên lâm phần rừng tràm.

Gương sáng cựu chiến binh học Bác

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu học tập và làm theo lời Bác luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB các cấp trong huyện U Minh quan tâm, hưởng ứng. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa, là tấm gương sáng cho mọi người cùng noi theo. CCB Hoàng Mạnh Hoạch, Chi hội phó Chi hội CCB Ấp 9, xã Khánh An, là một điển hình.

Hoà Mỹ giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo; đồng thời, thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ họ phương thức làm ăn, phát triển kinh tế. Từ đó, cuộc sống hộ nghèo, cận nghèo ngày càng được nâng lên, từng bước thoát nghèo bền vững.

Giữ thương hiệu khô cá bổi U Minh

Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh có gần 300 ha nuôi cá bổi thâm canh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã: Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình, Khánh Bình Ðông của huyện Trần Văn Thời, với diện tích 143,3 ha, 495 hộ nuôi; diện tích còn lại thuộc huyện U Minh. Ngoài trồng lúa và hoa màu, nghề nuôi cá bổi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân ở hai huyện này.

Trầm lắng sức mua thị trường Trung thu

Chưa đầy 10 ngày nữa là đến Tết Trung thu, nhiều cơ sở kinh doanh đã bày bán các loại bánh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hiện tại không khí mua sắm vẫn còn khá trầm lắng khiến nhiều tiểu thương cũng khá lo lắng về tình hình kinh doanh mùa Trung thu năm nay.

Mô hình hay, giảm nghèo hiệu quả

Với việc triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, đạt được kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo.

Vì tương lai nghề cá

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh, khai thác thuỷ sản (KTTS) và dịch vụ hậu cần nghề cá được xác định là một trong những thế mạnh. Theo đó, để có sự phát triển toàn diện, đồng bộ, tương xứng với tiềm năng, nhất thiết phải đi đôi với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, làm nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.