ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 14-10-24 19:18:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khánh Hoà mong chờ trạm y tế mới

Báo Cà Mau Ðược hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2006 và đã qua vài lần nâng cấp, sửa chữa, đến nay, cơ sở vật chất của Trạm Y tế xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã xuống cấp, trang thiết bị y tế lỗi thời. Hiện y, bác sĩ và người dân trên địa bàn xã đang mong chờ Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch để triển khai xây dựng trạm y tế mới.

Trạm y tế xã hiện có 5 giường bệnh, 3 khu: khu tiêm chủng, nhà công vụ và khu khám; các khu nối liền nhau. Mỗi ngày, trạm tiếp đón khoảng 40 lượt bệnh nhân. Thời gian gần đây, lượt bệnh nhân đến thăm khám có chiều hướng giảm.

Bác sĩ Ðặng Khắc Ghi, Phó trạm Y tế xã, cho biết: “Ở đây chưa có máy đo điện tim riêng biệt, mà kết hợp đo điện tim với máy đo huyết áp. Máy siêu âm cũng quá cũ, cho hình ảnh nhoè, đọc không được kết quả. Thế nên, nhiều gia đình chọn cách đưa bệnh nhân đến thẳng cơ sở y tế tuyến huyện, không ghé trạm xã”.

Chị Danh Thị Thảo, Ấp 6, chia sẻ: “Vì trang thiết bị của trạm không đáp ứng được nhu cầu thăm khám, nên sau khi sinh bé được 6 tháng, tôi đến Bệnh viện Ða khoa huyện U Minh siêu âm lại, chứ không ra Trạm Y tế xã siêu âm. Nếu xã có máy siêu âm thì những mẹ bỉm như tôi đỡ mất thời gian và ít tốn chi phí đi lại”.

Người dân trên địa bàn xã mong muốn trạm y tế không chỉ được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị mà còn nâng cao năng lực cho đội ngũ y, bác sĩ để phục vụ tốt hơn nhu cầu thăm khám tại tuyến cơ sở.

Người dân trên địa bàn xã mong muốn trạm y tế không chỉ được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị mà còn nâng cao năng lực cho đội ngũ y, bác sĩ để phục vụ tốt hơn nhu cầu thăm khám tại tuyến cơ sở.

Những ngày gần đây, trên địa bàn thường có mưa lớn kéo dài, khiến những vách tường lâu năm vốn đã yếu nay thêm phần ẩm thấp và bong tróc, rong rêu bao phủ. Chỉ tay về phía vách tường phủ đầy rêu, Bác sĩ Ghi cho biết: “Tình trạng này xảy ra lâu rồi mà trạm không có kinh phí sửa chữa. Khi bệnh nhân đến khám, với tình trạng ẩm thấp như thế này cũng không đảm bảo sức khoẻ cho người dân”.

Nhiều điểm đã bị thấm nước, rêu bám và ẩm mốc.

Mặc dù trạm y tế có diện tích rộng nhưng thiếu mái che, người dân phải ngồi ngoài chờ đợi. Bác sĩ Ghi chia sẻ: “Mái che này được làm hồi đợt dịch Covid-19, khi đó trạm xin xã trích kinh phí để làm, che cho bà con đến đây lấy mẫu, sau đó trưng dụng cho tới nay. Phần sân còn lại vẫn để trống, hôm nào nắng thì bà con chịu nắng, mưa thì chen chút nhau để chờ khám”.

Những năm gần đây, tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên xảy ra ngày càng nhiều. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực mạng lưới y tế cơ sở sẽ góp phần giảm sự quá tải tuyến trên. Ðồng thời, qua đó góp phần đổi mới phương thức hoạt động của y tế cơ sở theo hướng chú trọng phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ, sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tật, điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính... Bởi khi người bệnh được theo dõi, chăm sóc từ tuyến cơ sở thì sẽ không lên tuyến trên.

Cơ sở vật chất xuống cấp nhưng đội ngũ y tế vẫn cố gắng phục vụ tốt cho bệnh nhân đến thăm khám và điều trị.Cơ sở vật chất xuống cấp nhưng đội ngũ y tế vẫn cố gắng phục vụ tốt cho bệnh nhân đến thăm khám và điều trị.

Chị Lý Thị Ðiệp, Ấp 6, chia sẻ: “Người dân chúng tôi mong muốn trạm y tế được nâng cấp từ vật chất đến năng lực chẩn đoán và điều trị, để không chỉ dừng lại ở việc sơ cứu ban đầu, mà người dân còn khỏi đi tuyến huyện hoặc ra tỉnh khi muốn khám chữa bệnh”.

Không chỉ người dân mong chờ trạm y tế được xây mới, đội ngũ y, bác sĩ tuyến cơ sở cũng mong muốn được làm việc trong môi trường an toàn, cơ sở khang trang, được trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc, đảm bảo đủ điều kiện thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Máy siêu âm quá lạc hậu.

Bác sĩ Ghi thông tin: “Về tình trạng trạm y tế xuống cấp, chúng tôi đã có báo cáo về Trung tâm Y tế huyện và được Trung tâm Y tế huyện báo cáo về Sở Y tế. Công trình (vốn ODA) đã được khảo sát, có bản vẽ, bây giờ chỉ chờ Bộ Y tế duyệt là đơn vị sẽ mời thầu triển khai xây dựng”./.

 

Kim Cương

 

Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 10/10/2024: Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc

Từ năm 1992, ngày 10/10 hằng năm được Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần thế giới lựa chọn là Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (World Mental Health Day), nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần. Năm 2024, chủ đề được chọn để phát động là “Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc”. Chủ đề này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe tâm thần của người lao động, mối quan hệ giữa sức khỏe tâm thần và công việc, mục tiêu để người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức quan tâm ưu tiên chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tâm thần cho người lao động tại nơi làm việc.

Ăn uống lành mạnh ngăn ngừa ung thư

Thực phẩm không chỉ có tác dụng nuôi sống cơ thể, bổ sung năng lượng để duy trì hoạt động thể chất, mà một số loại còn có tác dụng khá tốt trong việc ổn định các chỉ số về đường huyết, tim mạch, ngăn ngừa loãng xương, kiểm soát cân nặng, tăng sức đề kháng, thậm chí còn có tác dụng ức chế các tế bào ung thư hình thành, phát triển.

Lựa chọn thực phẩm trong mùa mưa bão

Theo dự báo của Đài Khí tượng thuỷ văn, mùa mưa bão năm nay diễn biến phức tạp và có thể sẽ còn kéo dài cho đến hết tháng 12. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm an toàn vệ sinh, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng để có thể sử dụng được lâu dài trong những ngày thời tiết mưa gió cực đoan là rất quan trọng đối với những chị em phụ nữ đảm nhận việc nội trợ trong gia đình.

Khánh Hoà mong chờ trạm y tế mới

Ðược hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2006 và đã qua vài lần nâng cấp, sửa chữa, đến nay, cơ sở vật chất của Trạm Y tế xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã xuống cấp, trang thiết bị y tế lỗi thời. Hiện y, bác sĩ và người dân trên địa bàn xã đang mong chờ Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch để triển khai xây dựng trạm y tế mới.

Chủ động kiểm soát dịch bệnh

Năm học mới đã bắt đầu hơn 1 tháng, tuy nhiên thời điểm này thời tiết mưa nắng bất thường, là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút phát triển, lây lan nhanh và bùng phát thành dịch, đe doạ đến sức khoẻ của học sinh. Trên địa bàn TP Cà Mau, dịch bệnh sởi có chiều hướng gia tăng ở một số xã, phường nên công tác phòng, chống dịch đang được các địa phương tích cực quan tâm.

Người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh sốt xuất huyết

Tháng 5/2024, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết (SXH) do Hãng dược phẩm Takeda (Nhật Bản) sản xuất tại Đức. Đây là vắc-xin SXH đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam. Là đối tác chiến lược toàn diện với Takeda, từ ngày 20/9 vừa qua, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển khai dịch vụ tiêm vắc-xin SXH cho người dân, tại gần 200 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc, trong đó có VNVC Cà Mau.

Cách làm hay của trạm y tế vùng sâu

Trạm Y tế xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân đã có cách làm hay trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH).

Cải thiện tình trạng kém hấp thu ở trẻ

Trẻ hay mắc bệnh, phát triển kém mặc dù đã được bổ sung đầy đủ các chất nhưng trẻ vẫn không lên cân, thậm chí còn còi xương, chậm lớn là điều khiến không ít phụ huynh lo lắng và băn khoăn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là do bé kém hấp thu, dẫn đến không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

Theo ông Vương Hữu Tiến, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau: "Ðơn vị vừa xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa mưa bão, lụt năm 2024".

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.