ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 10:16:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Về thăm Xóm Rẫy

Báo Cà Mau (CMO) Xóm Rẫy như một ốc đảo cô độc, bao quanh bởi những con sông, rạch, dừa nước, mắm và đước. Vượt qua một chuyến phà và một lần đò mới đến được Xóm Rẫy. Vài căn nhà lá thấp lè tè hiện lên thấp thoáng sau rặng dừa nước. Khi con nước ròng, nước trên sông Đầm Chim giựt mé, mấy con cá thòi lòi, bống sao chạy mãi miết mỗi khi xuồng cặp bến. Nhà nào cũng có cây cầu dưới bến thật dài, leo lên như đi leo thang trông. Bãi bồi mênh mang theo triền sông, là nơi “tập đoàn hái lượm” bắt đầu cuộc mưu sinh của mình ở đó mỗi ngày.

Xóm Rẫy thuộc ấp Hiệp Dư, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi. Cụm dân cư ven sông này hình thành từ năm 1992. Ông Thái Thanh Long, Bí thư Chi bộ ấp Hiệp Dư cho hay, lúc trước ở đây toàn là rừng đước, mắm, 19 hộ dân tứ xứ về đây sinh sống, không có nghề nghiệp, ở đậu, bám lấy bìa rừng, bãi sông mà sống.

Đoàn người đi bắt sản vật từ vỏ lãi lên bờ.

Rồi nhà nước cấp khoảng 4 ha đất cho 19 hộ này trồng rẫy, làm kế sinh nhai nên từ đó có tên là Xóm Rẫy. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nên dần dà không ai trồng rẫy nữa. Ngày thì họ đi mò cua, bắt ốc len, chem chép, vọp; đêm thì đi soi ba khía. Đến năm 1997, khi cơn bão số 5 đi qua, người dân Xóm Rẫy đã nghèo lại càng khó khăn hơn... Đến nay, Xóm Rẫy có 117 hộ thì có đến 61 hộ nghèo và 7 hộ cận nghèo. và trong số đó có tới... 80 hộ không có đất ở.

“Nghèo bền vững”

Tờ mờ sáng, những người trong “tập đoàn hái lượm” gọi nhau í ới, người mang can nhựa cắt miệng, người mang đào đất, đèn pin để vào rừng đào, bắt sản vật. Nhà nào có xuồng máy thì tập hợp bà con không có phương tiện lại đi chung rồi chia tiền xăng. Đến chiều, mấy chiếc vỏ lãi cập bến nhà bà Ba Bánh Tét, thấy mặt người nào người nấy sáng rỡ, miệng cười tới mang tai là biết bắt được nhiều; người nào bắt được ít thì mặt mày buồn rượi như gà mắc mưa.

Bà Ba Bánh Tét tươi cười mua sản vật người dân vừa đánh bắt.

Đổ đống chem chép, ốc len ra sàn, kêu bà Ba cân lẹ để về mua gạo nấu cơm, chị Trần Thu Phượng cười nói: “Bữa nay đi tuốt dưới Gành Hào bắt được cũng bộn, cỡ trăm ngoài hai trăm, trừ tiền xăng chắc cũng được năm ký gạo à”. Chị Phượng thuộc diện hộ nghèo ở Xóm Rẫy. Chị và đứa con gái 15 tuổi hằng ngày lội dưới bùn sình, quanh quẩn dưới góc đước, gốc mắm để bắt chem chép, ốc len, nuôi sống cả nhà 4 miệng ăn. Chồng chị thì 3 – 4 thứ bệnh trong người, không làm lụng gì phụ vợ được. Cả gia đình cất nhà ở đậu trên đất của người dì.

Bà Ba Bánh Tét phụ chị lựa ra rồi cân được 2 ký 2 chem chép, 1 ký tư ốc len, 2 ký vọp. Tính tiền xong, bà Ba giải thích: “Nói “tập đoàn hái lượm” cho "oai" vậy thôi chớ thực ra đó là mấy người đi mò cua bắt ốc ở bãi bồi và trong rừng để kiếm sống. Họ đi theo đoàn cho đông vui, mỗi đoàn có khi 5 – 6 người, có khi mười mấy, mấy chục người. 5 – 6 giờ sáng là có người chạy vỏ lãi chở họ ra đó bắt, đến 2 – 3 giờ chiều thì chở về, rồi cân bán lại cho tui với ông Đương dưới đầu doi”.

Bà Ba Bánh Tét là một trong những người trải qua thăng trầm theo con nước lớn, nước ròng của con sông Đầm Chim. Gắn bó với Xóm Rẫy 21 năm qua, bà vẫn nhớ nhi in những chuỗi ngày khi mới về đây lập nghiệp. Bà tên thật là Trần Thị Bền, quê ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Năm bà 38 tuổi, hai bàn tay trắng với 3 bộ đồ, cặp nách ba đứa con nhỏ trôi dạt xuống tận Năm Căn. Sau đó, bà tái giá và cùng các con về Xóm Rẫy sinh sống.

Lúc mới về đây, cả nhà bà cũng vào rừng, đi men sông lượm bắt. Có được số vốn, bà gói thêm bánh dừa, bánh tét, bơi xuồng qua sông đi bán. Từ đó, người ta đặt cho bà là bà Ba Bánh Tét. Bây giờ bà không còn đi bán bánh nữa, ai đặt bánh thì làm rồi giao cho người ta và mở điểm cân các sản vật do người dân đánh bắt được để bà con đỡ tốn chi phí tiền xăng dầu đi xa để bán. Mỗi ngày, sau khi bà con đi bắt về, cân tính xong xuôi rồi bà gởi xe giao cho mối chở lên Sài Gòn.

Bà Ba tâm sự: “Lúc trước, bà con đi bắt vòng vòng đây thôi mà cân không xuể, có khi một đêm cả tấn ba khía, mấy trăm ký vọp, chem chép, ốc len, mà lúc đó thì giá rẻ. Còn bây giờ giá cao nhưng bà con bắt không còn nhiều, mỗi ngày tui cân được chừng 50 ký. Bữa nào khá thì mỗi nhà dư sáu bảy chục ngàn, có khi đi bắt không được nhiều, lỗ tiền xăng. Thấy mấy đứa nhỏ lội đi bắt, mình mẩy sình bùn mà không được bao nhiêu, tui cũng cho thêm hai ba chục ngàn về cho nó mừng. Tội nghiệp”.

Bà Ba vừa nói xong, anh Trịnh Tâm Anh cùng vợ và con gái vừa về tới, lỉnh kỉnh xách can nhựa, bọc đựng đèn, ca nước lên nhà kêu bà Ba cân lẹ. Tính tiền xong, được hai trăm mốt, con gái được 54 ngàn đồng, bà Ba cho thêm 26 ngàn cho chẵn 80 ngàn, con nhỏ mừng hết biết, chạy đi khoe. Anh Tâm tâm sự: “Hai chị em nó sinh đôi, hai chị em đi học cùng lúc. Đứa chị thì năm nay học lớp 6, đứa em thì nghỉ học năm rồi, đòi theo vợ chồng tui bắt chem chép, ốc len kiếm tiền. Tội nghiệp, đi bắt về, chia tiền lại cho chị hai đi học. Sang năm chắc nhỏ chị cũng phải nghỉ học, chớ kiếm sống qua ngày còn không nổi, sao nuôi nổi tụi nhỏ đi học. Bây giờ thì nó thấy đi mò cua, bắt ốc là vui, chớ lớn lên rồi nó mới hiểu như vậy là cực khổ. Nhà không có cục đất chọi chim, chỉ biết đi mò cua bắt ốc kiếm sống, càng ngày càng phải đi xa bắt mới có, tới lúc không còn con sò, con ốc nữa chắc bỏ đi xứ khác kiếm sống”.

Bà Ba chỉ sang anh Trần Văn Bạc: “Có thằng Bạc là không có vợ con, sống mình ên khỏe re”. Anh Bạc quay qua cười sượng ngắt: “Chớ có tiền đâu mà cưới vợ. Con gái bây giờ khoái mô-đen, lấy người có nghề nghiệp đàng hoàng, chớ như tui ai thèm”. Ngày nào tay chân cũng lắm lem bùn đất, da đen thui, tóc hôi nắng thì có ai chịu làm vợ những người như anh Bạc. Dù đã 34 tuổi, nhưng anh cũng không dám mơ tưởng đến ai vì chuyện lấy vợ đối với anh dường như quá xa vời. Ở Xóm Rẫy, con gái mới mười bảy, mười tám là đã “lên xe bông”, ở bên kia sông hoặc xứ khác, chớ ít có ai lấy người trong xóm. Vì con trai Xóm Rẫy nghèo quá, nên “ở giá” đến 34 tuổi như anh Bạc là chuyện thường.

Nhọc nhằn tìm con chữ

Tiếng cười nói ở nhà bà Ba Bánh Tét thưa dần, ai về nhà nấy nấu bữa cơm chiều. Nhà nào xa có con đi học thì chạy xuồng đi rước. Nhà gần thì mấy đứa nhỏ lội bộ về. Con lộ đất trước nhà bà Ba dài chừng 70 m thuộc diện "sang nhất xóm". Mấy đứa nhỏ đi học cũng đỡ… sứt dép. Còn lại hơn 4 cây số là đường đất chông chênh, nhô lên, lõm xuống, cỏ mọc sát hai bên mé, chỉ còn đường đi nhỏ xíu, có đoạn sóng vỗ sạt cả mé bờ.

Lớp học điểm Đầm Chim chỉ có vài em học sinh.

“Mùa nắng này thì đỡ, mùa mưa đường lầy lội, cỏ quẹt mình mẩy dơ hầy. Mấy đứa nhỏ vô lớp chân sình bùn dày cộm như mang guốc. Buổi sáng nước ròng, học sinh đi học từ dưới xuồng leo lên bờ như leo cầu thang, tui còn ngán huống hồ gì mấy đứa nhỏ. Nhà ai cũng nghèo, cha mẹ tụi nó cho đi học để biết chữ với người ta. Ở đây không đứa nào học cao hơn lớp 7”, ông Lê Hoàng Cương, Phó trưởng ấp Hiệp Dư, ngao ngán.

Trường Tiểu học Hố Gùi, điểm Đầm Chim, được xây dựng năm 2008, có 4 phòng học và 1 phòng cho giáo viên ở lại. Năm nào học sinh đi học nhiều thì mở dạy được 5 lớp, năm nay nhiều em nghỉ học do hoàn cảnh quá khó khăn, nên trường chỉ vận động đến trường được 4 lớp với 4 giáo viên và 45 học sinh; trong đó có khoảng 20 em là học sinh nghèo, cận nghèo. Trường có 15 em đi học bằng đò, số ít thì cha mẹ đưa bằng xuồng, còn lại là đi bộ đến trường. Mỗi bận đò 5.000 đồng, em nào xa quá thì 6.000 – 7.000 đồng.

Đường đến trường Tiểu học Hồ Gùi điểm Đầm Chim còn nhiều khó khăn.

Thầy Phạm Đông Mãi, một thầy giáo trẻ gắn bó với ngôi trường điểm lẻ này hơn 5 năm qua, hằng ngày nhìn các em nhọc nhằn đến lớp mà vẫn hồn nhiên vui cười, lòng thầy thắt lại. Thầy Mãi buồn bã nói: “Nhờ trường điểm chính đạt chuẩn quốc gia nên trường điểm lẻ ở Xóm Rẫy cũng được xây sân gạch cho các em vui chơi và sửa sang lại lớp học chút ít. Mỗi tháng các em thuộc diện hộ nghèo và các em đi đò được hỗ trợ 15 ký gạo. Bây giờ tôi chỉ mong xây được cầu bến kiên cố cho các em đi đường sông lên xuống được an toàn và xây được con lộ cho các em đến trường bớt vất vả hơn”.

Có lẽ học sinh Xóm Rẫy thuộc diện “ra trường” nhanh nhất. Duy chỉ có đứa con trai bà Ba Bánh Tét là sinh viên duy nhất ở Xóm Rẫy. Bà Ba đã ngấm cái phận khổ sở khi không biết con chữ, phải đi chăn trâu từ nhỏ nên bà gởi đứa con trai út về quê ngoại ở Bạc Liêu đi học. Tốt nghiệp phổ thông, thi đậu vào Khoa cơ khí Đại học Công nghệ TP. HCM với 18 điểm, Nguyễn Hoài Phong như một điểm sáng trên con đường học vấn ở Xóm Rẫy. Bà Ba thở dài: “Học trường tư nên học phí cao, rồi tiền trọ, ăn uống, đi lại, mấy đồng kiếm được từ sản vật rừng mỗi ngày mỗi ít, không biết có nuôi nổi không?”

Ông Lê Hoàng Cương tiếp lời: “Tội nghiệp trẻ con ở đây, vô tư lắm, có cái ăn là mừng rồi, chúng đâu có thấy được khi đi mò cua bắt ốc như cha mẹ, anh chị, chúng, rồi cái đói nghèo sẽ không thoát ra được. Biết học cao hiểu rộng sẽ thoát nghèo, nhưng miếng cơm manh áo cứ níu kéo trẻ con lại thì làm sao?”. Nhiều câu hỏi đặt ra không lời đáp, bức bối quá thì kêu trời, chứ không biết kêu ai.

Trời chiều, sông Đầm Chim đầy hơn, rộng hơn. Tiếng xuồng máy nổ giòn bên tai. Tụi học sinh đi học về đùa giỡn nhau chí chóe. Từ bờ bên này nhìn sang, Xóm Rẫy nhỏ dần, màu áo trắng cũng khuất dần sau hàng dừa nước.

Phóng sự của Thảo Mơ

Gian nan chuyện xóa nghèo

“Xóm Rẫy là một trong những "địa chỉ" còn rất nhiều khó khăn. Việc hỗ trợ các mô hình phát triển kinh tế cũng vướng nhiều vấn đề. Thứ nhất là đa số bà con nơi đây không có tư liệu sản xuất. Đến nay, Xóm Rẫy có 117 hộ nhưng chỉ có 19 hộ có đất, còn lại là sống nhờ, ở tạm. Thứ hai là nếu mở tổ hợp tác thì không có đầu ra cho sản phẩm bà con làm ra. Quan trọng nhất là nguồn vốn từ trên về rất hạn chế. Đối với xã Nguyễn Huân, mỗi năm huyện giao chỉ tiêu là 5 km lộ giao thông, trong khi xã có tới 13 ấp và điều kiện đi lại thì rất khó khăn, nên một phần phải trông chờ vào việc vận động các đơn vị, tổ chức từ thiện đầu tư xây dựng. Đặc biệt, Xóm Rẫy là điểm nóng về tệ nạn xã hội. Mặc dù chính quyền nhiều lần can thiệp, tuyên truyền, giáo dục nhưng do trình độ nhận thức của người dân chưa cao nên vẫn xảy ra tình trạng số đề, đá gà, gây mất an ninh trật tự", bà Trần Thị Thúy, Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Huân, cho biết.

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.