ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 11:35:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Vua cá" ở Tân Thành

Báo Cà Mau Cuối năm 1984, Hai Hà 22 tuổi, anh được gia đình cho ra ở riêng, ông già chia cho 5 công đất nạc mần ruộng rất trúng ở xóm Cả Kiến. Nhưng Hai Hà không lấy đất, anh chỉ lấy vài chục giạ lúa, dẫn vợ và hai con nhỏ vô sâu trong ngã tư kinh Ông Ðổng, sang lại 5 công đất như cho không ở giữa cái lung năn không có lấy một cái nhà, dân xóm đều nói Hai Hà “khùng”.

Thỉnh thoảng, trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi bắt gặp chính ta, hoặc có người làm chuyện không giống ai. Ðại loại là những chuyện ngược đời, không bình thường, có phần khùng khùng điên điên, khó chấp nhận, bị mọi người gọi là “dở hơi”, “ba trợn” hay “đồ khùng”... Trong những chuyện không giống ai đại loại như thế, có chuyện khùng thiệt, có chuyện lại là cái hay đến không ngờ. Hai Hà ở kinh Ông Ðổng, Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau là một người như vậy. Anh ba lần bị mọi người ở đây gọi là “đồ khùng”.

Cuối năm 1984, Hai Hà 22 tuổi, anh được gia đình cho ra ở riêng, ông già chia cho 5 công đất nạc mần ruộng rất trúng ở xóm Cả Kiến. Nhưng Hai Hà không lấy đất, anh chỉ lấy vài chục giạ lúa, dẫn vợ và hai con nhỏ vô sâu trong ngã tư kinh Ông Ðổng, sang lại 5 công đất như cho không ở giữa cái lung năn không có lấy một cái nhà, dân xóm đều nói Hai Hà “khùng”.

Cùng với nuôi cá kèo, Hai Hà còn nuôi cá sấu thương phẩm, trăn đẻ, 1 năm thu nhập cả trăm triệu đồng.

Mà coi lại Hai Hà “khùng” thiệt. Cái lung năn mênh mông như đồng chó ngáp, không có một người sinh sống, nước sâu tới cổ, năn cao ngập đầu, bỏ hoang không biết tự đời nào. Hai Hà là người đầu tiên tìm đến đây sinh sống, anh làm cái nhà sàn nhỏ bên ngã tư và kiếm sống bằng giăng lưới, giăng câu.

Ưu điểm lớn nhất của cái lung năn bỏ hoang là cá đồng nhiều không thể nào tưởng tượng nổi. Một đêm, Hai Hà giăng lưới, giăng câu, đặt trúm không dưới 20 kg cá, lươn, đủ loại. Có điều là vào thời điểm đó, xứ Tân Thành chỗ nào cũng có cá, dân xóm đâu có cần cá đồng của Hai Hà, cá đồng rẻ như bèo mà hổng có ai thèm mua. Hằng ngày, vợ Hai Hà phải chịu cực chèo xuồng đi, về gần chục cây số, mang cá đồng từ ngã tư kinh Ông Ðổng ra đầu lộ Tân Thành để bán và mua gạo.

Cuộc sống cực, nhưng vợ chồng vui và hạnh phúc. Có điều tội cho cô vợ trẻ và 2 đứa con nhỏ của Hai Hà, nhất là chiều xuống, nhìn cánh đồng năn mênh mông, vắng lặng, không một tiếng người, buồn thấu xương, sợ ma cũng muốn gần chết. Hai Hà chỉ còn biết an ủi vợ bằng cách, chỗ này là cái ngã tư đẹp, chắc chắn có người vô đây ở. Hai Hà an ủi vợ là vậy, chứ nhìn cánh đồng năn xanh mịt mù, cái ngã tư chỉ có "cá ục như cơm sôi", trong bụng anh cũng không biết đến bao giờ có người đến đây ở.

Phải đến 2 năm sau, ngã tư kinh Ông Ðổng mới có thêm một gia đình đến lập nghiệp. Đó là gia đình của ông Lê Văn Phú, người hàng xóm cặp vách với gia đình của Hai Hà, vợ chồng Hai Hà đã ôm nhau mừng trong nước mắt. Có thêm cái nhà, cái ngã tư "cá ục như cơm sôi" ấm lên, đêm có hai ngọn đèn dầu bên bờ kinh chứ không còn phải một và có tiếng trẻ con cười đùa ấm cả lòng. Vợ chồng Hai Hà như được tiếp thêm sức sống, hồ hởi giăng lưới, giăng câu, nuôi heo chia lúa, rồi nuôi vịt chạy đồng, cuộc sống dần ổn định và mua thêm được 15 công đất ở ngã tư kinh Ông Ðổng.

Ðến lúc này, dân xóm mới hiểu, vì sao Hai Hà mang vợ con ra cái lung năn thấy mà ghê để lập nghiệp. Gia đình của Hai Hà nghèo, nhà lại có tới 12 anh em, đất đâu có đủ chia hết cho anh em trong gia đình, nên Hai Hà quyết định nhường lại phần chia của mình cho anh em trong gia đình. Anh tin ở cánh đồng năn bỏ hoang, mặc dù đưa vợ con ra đó ở là rất khó khăn, nhưng nguồn lợi cá đồng tự nhiên nhiều vô kể, chắc chắn là sống được và điều anh tin là đúng. Sau này, vùng đất sản xuất ở Ấp 5, trong đó có cả Cả Kiến, kinh Ông Ðổng được chuyển dịch sang nuôi tôm, vợ chồng Hai Hà nuôi cá chình, bống tượng, tôm thiên nhiên và có thêm nghề lái tôm, cuộc sống thật sự có của ăn của để, được coi là người nông dân làm ăn thành đạt nhất ở ngã tư kinh Ông Ðổng.

Hai Hà bị coi là “khùng” lần thứ hai là vào giữa những năm 2000. Vào thời điểm này, cuộc sống của gia đình Hai Hà đã được coi là rất khá. Nhưng người hàng xóm liền vách của anh thì không được may mắn như vậy. Vợ con bệnh, nhiều lần nuôi cá, nuôi tôm bị thất bại, gia đình của ông Lê Văn Phú lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn. Mỗi lần quá túng thiếu, ông Phú lại qua nhà Hai Hà mượn một ít. Cứ vậy, mưa dầm thấm đất, nhiều cái ít cộng lại thành cái nhiều, ông Phú nợ Hai Hà hơn một cây rưỡi vàng.

Thấy để nợ thời gian quá lâu mà không có tiền trả và không còn đường nào khác, ông Phú qua nhà Hai Hà và nói với Hai Hà rằng, lấy đất của ông trừ nợ. Ông Phú không ngờ Hai Hà trả lời: "Tôi lấy đất rồi, gia đình chú ở đâu?". Hai Hà không lấy đất của ông Phú, anh cũng không đặt vấn đề ông Phú nợ mình. Nhờ vậy, ông Phú sau này làm ăn được, không mất đất, trả được nợ cho Hai Hà. Và quan trọng, miếng đất của ông Phú bây giờ, nuôi cá kèo chơi chơi một năm cũng được vài trăm triệu đồng, một cây rưỡi vàng không có “cửa” nào đụng tới cái bờ ranh đất, chứ đừng nói chi tới miếng đất của ông Phú, nên ai cũng nói Hai Hà “khùng”.

Lần “khùng” thứ ba của Hai Hà mới là dữ dội hơn. Ðó là vào giữa năm 2009, lúc đó dân ở Tân Thành chỉ biết nuôi cá chình, bống tượng và nuôi tôm. Hai Hà nghe ai không biết, mang cá bống kèo con, nhìn như con cá bống trăn, thả nuôi lội lõm bõm dày trên đất của mình, mất 20 triệu đồng tiền mua con cá giống, dân xóm thấy ai cũng cười và nói Hai Hà “khùng”.

Phải đến cuối năm, tức là gần Tết, dân xóm mới giật mình khi thấy Hai Hà chỉ bỏ ra có 20 triệu đồng mua cá kèo giống, mà mọi người gọi là cá bống trăn và 70 triệu đồng tiền mua thức ăn cho cá, Hai Hà lại thu hoạch được hơn 300 triệu đồng, lãi hơn 200 triệu đồng một cách ngon lành. Ðó cũng là vụ nuôi cá kèo đầu tiên của Hai Hà.

Sau vụ đó, Hai Hà quyết định tập trung cho công việc nuôi cá kèo, với diện tích chỉ có 15 công đất mặt nước, trước đây là ao nuôi cá chình, bống tượng, tôm tự nhiên, 1 năm thu hoạch được khoảng 80-100 triệu đồng. Nay cũng diện tích bao nhiêu đó, Hai Hà nuôi cá kèo, lãi liên tục từ năm 2010-2013 hơn 400 triệu đồng/năm.

Hai Hà bên 2 cháu nội.

Cách nuôi cá kèo của Hai Hà là vầy, cải tại ao nuôi cũng giống như nuôi tôm công nghiệp vậy, anh bắt đầu thả cá nuôi từ tháng 5, đến khoảng tháng 10, 11, cá kèo được thu mua làm khô Tết có giá cao là thu hoạch. Thức ăn cho nuôi cá kèo là cám con cò và kỹ thuật cơ bản trong nuôi cá là giữ môi trường nước trong ao nuôi không bị ô nhiễm.

Sau khi thu hoạch cá kèo, anh tiếp tục thả nuôi tôm thẻ chân trắng để cắt vụ cá. Vì là nuôi cắt vụ, không quan trọng thu hoạch như thế nào, tôm thẻ chân trắng được nuôi theo cách tự nhiên, không cho ăn, chúng tự tìm thức ăn trong ao nuôi cá kèo trước đó. Hiểu nôm na là như nuôi chơi vậy, chủ yếu là tái tạo lại môi trường tự nhiên cho ao nuôi, nhưng vụ nào, anh cũng thu hoạch tôm thẻ chân trắng hơn 50 triệu đồng. Riêng các năm 2014, 2015, cá kèo có giá, Hai Hà được coi là vô mánh rất đậm, anh kiếm mỗi năm hơn 800 triệu đồng, lập kỷ lục về thu nhập trong nuôi cá ở kinh Ông Ðổng.

Thấy Hai Hà nuôi cá kèo coi bộ được quá trời, rất nhiều người ở Ðầm Dơi, Cái Nước, Hoà Thành, An Xuyên, đến tìm hiểu cách nuôi cá kèo của Hai Hà. Không giống như một ít người, ngại có nhiều người biết và nuôi, sản phẩm có nhiều trở nên bị ép giá. Hai Hà cởi mở chia sẻ cách nuôi cá kèo với mọi người, anh rất muốn bà con nông dân từng cùng khổ như mình khá lên, nhất là bà con ở kinh Ông Ðổng. Cũng chính nhờ vậy mà ông Phú, người hàng xóm của Hai Hà đã nuôi cá kèo trả được nợ cho gia đình Hai Hà và còn cất được căn nhà tường xinh xinh.

Sòng nhậu sắp về tàn bên bờ kinh ngã tư Ông Ðổng. Có Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành Bảy Xuyên, phụ trách Công an Ấp 5 Hai Vũ, Phó ấp Tư Hộc, Hai Hà và ông Phú. Có người hỏi vui Hai Hà, sao hồi đó không lấy đất của ông Phú? Hai Hà yên lặng một hồi và cười: "Chuyện bây giờ mới nói thiệt nghen, cái hồi ông Phú đến đây ở, vợ chồng tôi đã ôm nhau mừng mà khóc, tôi không quên điều đó. Với lại tôi hỏi mấy ông, bây giờ giàu bao nhiêu thì đủ, giàu mà không bạn bè, không tình làng nghĩa xóm, giàu có ích gì?". Hai Hà nói tới đây sòng nhậu lặng như tờ, mọi người thấy ông Phú chớp chớp mắt, rồi nhìn qua bên kia kinh Ông Ðổng tìm gì đó, gió bên kia kinh đi qua lồng lộng mà sòng nhậu lại thấy ấm lạ lùng…

Bút ký của Ái Như

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.