ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 11-1-25 22:02:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng nông thôn mới: Cần giữ vững nhóm tiêu chí “mềm”

Báo Cà Mau Sau gần 5 năm thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi thay, tác động tích cực đến mọi mặt đời sống người dân. Tuy nhiên, thực tế trong khi những tiêu chí như: điện, đường, trường, trạm… chỉ cần Nhà nước đầu tư nguồn vốn kết hợp với đóng góp của Nhân dân sẽ thực hiện thuận lợi thì có những tiêu chí, việc hoàn thành đã khó, giữ vững được lại càng khó hơn.

Sau gần 5 năm thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi thay, tác động tích cực đến mọi mặt đời sống người dân. Tuy nhiên, thực tế trong khi những tiêu chí như: điện, đường, trường, trạm… chỉ cần Nhà nước đầu tư nguồn vốn kết hợp với đóng góp của Nhân dân sẽ thực hiện thuận lợi thì có những tiêu chí, việc hoàn thành đã khó, giữ vững được lại càng khó hơn.

Đó là những tiêu chí “mềm” như: an ninh - trật tự xã hội, môi trường, tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập, văn hoá… Việc hoàn thành các tiêu chí này gặp nhiều khó khăn, nhưng để giữ vững lại càng khó khăn hơn, vì khoảng cách giữa đạt và không đạt vốn “mong manh”, thiếu bền vững.

Phải trên tinh thần tự giác

Nhiều hàng rào cây xanh này được trồng trong ngày đoàn đi thẩm tra xã nông thôn mới.

Tân Hải là 1 trong 4 xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Ðến thời điểm này, mặc dù đã đạt 18/19 tiêu chí (tiêu chí chợ không thực hiện), nhưng nhóm tiêu chí về: hộ nghèo, môi trường và tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế vẫn còn nhiều chuyện để bàn.

Ông Phan Mộng Thành, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Cà Mau, thành viên tổ thẩm định nông thôn mới tại xã Tân Hải, bộc bạch: “Mặc dù địa phương đã rất cố gắng trong phấn đấu đạt các tiêu chí nhưng một số tiêu chí vẫn còn ở mức “mong manh, dễ vỡ”. Cụ thể như tiêu chí hộ nghèo, mặc dù đã cố gắng xét công nhận trước quy định nhưng cũng vẫn còn ở mức cao (4,6%). Tiêu chí tỷ lệ hộ tham gia bảo hiểm y tế cũng vậy. Hiện tại Tân Hải là xã thuộc Chương trình 135 nên người dân được cấp thẻ bảo hiểm y tế, tuy nhiên, sau khi công nhận đạt chuẩn NTM rồi thì xã không còn là xã nghèo nữa thì liệu có bao nhiêu người dân tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế?”.

Một thực tế dễ nhận thấy là đa số các xã đã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thời gian qua còn vướng vấn đề môi trường (thiếu hàng rào cây xanh; chưa có địa điểm tập kết rác thải mà chủ yếu là đào hố chôn rác tại gia đình, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh…). Trong khi đó, tiêu chí này cũng khá “nhạy cảm” vì kết quả của nó phụ thuộc phần nhiều vào ý thức của người dân.

Anh Hồng Văn Lân, ấp Quảng Phú, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân, bộc bạch: “Nông thôn mới phải làm về lâu về dài chứ một ngày một bữa sao làm được. Chỉ tính cái chuyện phát cỏ thôi, mới bữa trước thông báo thì bữa sau cán bộ xách máy đến dọn luôn cho dân, làm thiệt hại cả hoa màu của dân trồng. Cán bộ năng nổ thì có năng nổ thật, nhưng không thể làm thay dân hoài được. Làm sao để dân hiểu và dân tự giác làm thì mới thật sự là nông thôn mới”.

Trong vận động tháo dỡ cầu tiêu trên sông cũng vậy, nếu không xuất phát từ tinh thần tự nguyện của người dân thì việc tháo dỡ cũng mang tính chất đối phó, sau khi công nhận rồi thì mọi việc sẽ lại như cũ.

Không chỉ gặp vướng mắc ở tiêu chí an ninh trật tự, môi trường mà một số tiêu chí khác như văn hoá, thu nhập... cũng khiến không ít địa phương “thấp thỏm” khi giữ chuẩn. “Các tiêu chí này luôn thay đổi, phụ thuộc nhiều vào ý thức người dân và các yếu tố khách quan nên việc có giữ chuẩn được hay không không thể nói trước được”, ông Trần Viết Luận, Chủ tịch UBND xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, trăn trở.

Cần chuyên tâm giữ gìn danh hiệu đã đạt

Còn với tiêu chí thu nhập, thực tế từ các xã NTM cho thấy, không phải địa phương nào cũng tìm được hướng đi phù hợp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập người dân, nhất là với các xã thuần nông, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm hơn 70%. Một phần cũng do nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương còn hạn chế, đặc biệt là đầu tư cho việc chuyển giao tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung còn rất ít, tổng mức đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với nhu cầu thực tiễn. Do vậy, việc nâng cao mức thu nhập đối với những địa phương này trở nên vô cùng khó khăn.

Ông Trần Ðăng Khoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thống kê, bộc bạch: “Mặc dù đã qua các địa phương cũng đã tính toán khá bài bản về thực hiện tiêu chí thu nhập, tuy nhiên, đó chỉ là hình thức bên ngoài, nội hàm bên trong (cơ cấu kinh tế) vẫn còn nhiều vấn đề băn khoăn. Cán bộ thống kê chủ yếu nắm chính xác về khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương của người có việc làm thường xuyên thôi chứ về thực tế sản xuất thì chỉ qua lời khai của chủ hộ (việc này còn mang tính chủ quan). Chính vì vậy, bình quân thu nhập nhìn chung cũng chưa thể hiện hết được chất lượng sống của người dân có được nâng lên hay không”.

Ông Ðoàn Văn Bình, Chánh Văn phòng Ðiều phối nông thôn mới tỉnh, nhận định: “Hiện các địa phương đã hoàn thành chương trình nông thôn mới đang gặp thách thức không nhỏ trong việc giữ vững các tiêu chí đã đạt, nhất là những tiêu chí “mềm” như văn hoá, an ninh trật tự, môi trường… Theo tôi, muốn tháo gỡ khó khăn này, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên ở địa phương phải thường xuyên bám sát cơ sở, gần dân để hiểu hoàn cảnh từng gia đình thì mới có cách tuyên truyền hiệu quả, nâng cao nhận thức của người dân trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước. Ngoài ra, các địa phương cần tập trung củng cố, xây dựng những tổ tự quản, tổ dân phòng và nhân rộng các mô hình hay về an ninh trật tự; tổ chức ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm gắn với việc chỉnh trang tường rào, cổng ngõ một cách thường xuyên hơn; thắt chặt tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư thì mới mong giữ vững được nhóm tiêu chí này”.

Rõ ràng, sau khi được công nhận xã đạt chuẩn NTM, các địa phương vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Xây dựng NTM không dừng lại ở việc hoàn thành đủ 19/19 tiêu chí mà cần giữ vững, củng cố và phát triển thành quả đạt được, đồng thời đầu tư cho phát triển sản xuất để nâng cao đời sống người dân. Theo Phó Ban thường trực nông thôn mới tỉnh Cà Mau Lê Dũng, thời hạn công nhận xã NTM chỉ 5 năm, hết thời gian này, khi xét lại, xã đó không đạt điểm NTM sẽ không được công nhận tiếp. Bởi vậy, các địa phương cần có ý thức gìn giữ thành quả xây dựng NTM đã đạt được, đồng thời nâng cao chất lượng các tiêu chí để không bị tụt hậu và mất danh hiệu NTM./.

Bài và ảnh: Tâm Như

Xây dựng TP Cà Mau thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành

(CMO) Ngày 17/8, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo xây dựng TP Cà Mau thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

Khởi sắc những tuyến dân cư kiểu mẫu

Những ngày này, xuôi xe về các xóm, ấp trong huyện Cái Nước, lòng bỗng thấy phấn khởi vì làng quê có nhiều thay đổi. Những tuyến dân cư kiểu mẫu hiện ra như khoác lên làng quê chiếc áo mới. Ðó là thành quả từ sự chung tay góp sức của Nhân dân xây dựng quê hương.

Khởi sắc Nguyễn Huân

Địa bàn rộng lại nằm xa trung tâm huyện, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi còn gặp khó khăn về nhiều mặt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế của người dân trong xã có bước tiến rõ nét, nhiều mô hình kinh tế kết hợp mang lại hiệu quả cao đang mở hướng phát triển mới cho xã trong thời gian tới.

Năm Căn trên đường phát triển

Năm Căn là một huyện được thụ hưởng nhiều công trình của Trung ương, của tỉnh đầu tư về cơ sở hạ tầng để tạo đà phát triển mạnh về kinh tế. Các công trình có tính chiến lược như: sân bay, cảng biển, Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh. Ðặc biệt, Năm Căn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập Khu kinh tế Năm Căn với diện tích 11.000 ha, tỉnh Cà Mau phê duyệt Cụm công nghiệp Năm Căn trên 2.000 ha và Năm Căn còn được xác định là 1 trong 3 đô thị động lực của tỉnh Cà Mau.

Rộn ràng Xóm Mới

Tiêu chí giao thông là một trong những tiêu chí khó thực hiện trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, bởi cần nguồn vốn đầu tư khá lớn. Xác định được khó khăn này, người dân ấp Xóm Mới, xã Đất Mới, huyện Năm Căn đã tự nguyện góp tiền để xây dựng hơn 1.000 m lộ để đấu nối đến thị trấn Năm Căn và một số xã lân cận. Không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước là việc làm đáng được biểu dương, nhân rộng.

Tạo đà xây dựng nông thôn mới

“Xác định giao thông nông thôn là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã Tân Thành đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nhiều tuyến lộ giao thông nông thôn”, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành Trương Huỳnh Lãm nhận định.

Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới

Xác định Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần bảo vệ an ninh - quốc phòng ngày càng vững chắc. Thời gian qua, bên cạnh tập trung củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh, Ðảng uỷ, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cái Nước còn triển khai thực hiện hiệu quả phong trào “Quân đội chung sức xây dựng NTM”.

Điều tra vốn đầu tư làm cơ sở định hướng phát triển

Ông Nguyễn Văn Bé, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Cà Mau, cho biết, điều tra vốn đầu tư phát triển năm 2015 nhằm thu thập thông tin về tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển năm 2014, năng lực vốn tăng của dự án, công trình hoàn thành trong năm 2014 và năng lực sản xuất chủ yếu hiện có của các thành phần kinh tế trên phạm vi toàn tỉnh.

Niềm vui trên cánh đồng lúa - tôm càng xanh

Tận dụng điều kiện thực tế của địa phương, nhiều năm qua huyện Thới Bình đã phát triển nhiều mô hình kinh tế đa cây, đa con mang lại thu nhập cao. Trong đó, mô hình lúa - tôm càng xanh ngày càng khẳng định được vị thế trên đồng đất Thới Bình.

Hiệu quả từ trồng dây thuốc cá

Năm Căn là vùng đất phèn, mặn, việc trồng cây gì, nuôi con nào cũng cần có thời gian thử nghiệm. Ở xã Đất Mới, bà con đã thêm cây thuốc cá vào “danh sách vàng” những cây hiệu quả.