ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 11:32:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xoá mù chữ khi tóc đã hoa râm

Báo Cà Mau Tuần 3 buổi (thứ Hai, Tư, Sáu), từ 17-18 giờ 30 phút, Trụ sở sinh hoạt văn hoá ấp Gò Công (xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân) lại vang lên tiếng đánh vần ê, a của những học sinh mà hơn nửa đời người họ mới bắt đầu cầm viết, đánh vần, tập đọc.

Tuần 3 buổi (thứ Hai, Tư, Sáu), từ 17-18 giờ 30 phút, Trụ sở sinh hoạt văn hoá ấp Gò Công (xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân) lại vang lên tiếng đánh vần ê, a của những học sinh mà hơn nửa đời người họ mới bắt đầu cầm viết, đánh vần, tập đọc. Cô giáo không chứng chỉ sư phạm, đến lớp khi đã hoàn thành công việc ở cơ quan. Học trò tóc lốm đốm bạc, buổi sáng bám biển mưu sinh, buổi tối đến lớp học tình thương với mong muốn học để biết viết họ, tên mình.

Cô giáo nghiệp dư

2 năm gắn bó với lớp học tình thương, với cô giáo Ðào Thị Thanh An, Chủ tịch Hội LHPN xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, chất chứa biết bao những kỷ niệm khó phai. Hơn 3 tháng vận động và không dưới chục lần cô đi từng nhà, rà từng người để vận động đến lớp.

Bà Thạch Thị Thương (56 tuổi, ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân) được cô giáo ôn bài trước khi đến lớp.        Ảnh: P.LÀI

Cô An chia sẻ: “Lớp học có nhiều cái nhất lắm, học trò nhỏ nhất đã 33 tuổi và lớn nhất đến 63 tuổi chưa một lần được cầm viết, đánh vần hay tập đọc. Các dì, các chị, các anh đi học đều có cháu nội, ngoại hay các con đi theo phụ cô giáo dạy học. Và khi “học trò” trong lớp viết được tên ai cũng hò reo, vui mừng".

Ðây là khoá học thứ 2 được Hội LHPN xã phối hợp với địa phương mở. Lớp được dạy ngay tại trụ sở sinh hoạt văn hoá, cô giáo không nghiệp vụ sư phạm, học trò không đồng tuổi tác… nhưng bằng sự tận tuỵ, nhiệt huyết nên cả cô và trò đều vượt qua trở ngại.

Lúc đầu mở lớp gian nan vì không có giáo viên, vừa khó vận động các chị đến lớp. Sau này, các chị cán bộ hội phụ nữ phải kiêm luôn nhiệm vụ cô giáo và hằng ngày đến từng nhà vận động các chị ra lớp. Nhiều chị sợ học trốn vào rừng, đi mò con móng tay không đi học, các chị hội phụ nữ vẫn kiên trì vận động. Năm vừa rồi đã có hơn 20 chị biết chữ, đây là thành quả động viên tinh thần để Hội LHPN tiếp tục duy trì lớp.

Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Gò Công Lê Thị Tiên (kiêm giáo viên lớp) bồi hồi nhớ lại, lần đầu đến vận động các chị người Khmer đi học, mấy ông chồng không cho đi vì sợ bị dụ dỗ. Thế rồi sau một tuần học, các chị biết và đọc được chữ cái, vậy là mấy ông chồng cũng đến ngoài cửa lớp xem vợ học chữ.

"Hiện có hơn chục anh, chị đăng ký đi học nhưng lớp đã học đến bài 20 nên tụi tôi sẽ tiếp tục mở lớp sau. Dù không thù lao, dù bận bịu nhưng khi thấy các dì, các anh, các chị biết chữ, biết đọc, biết viết, giáo viên bất đắc dĩ như tụi tôi vui lắm", chị Lê Thị Tiên chia sẻ.

Ước mơ viết được tên mình

Ở tuổi 60, bà Nguyễn Thị Hai vẫn không ngại đến lớp để học những từ vỡ lòng. Mỗi buổi đến lớp, hai đứa cháu nội lớp 3, lớp 4 thay phiên nhau đi học cùng để chỉ cho bà cách đánh vần, viết chữ.

Bà Hai hồ hởi: “Ngày xưa tôi cũng muốn học để biết chữ nhưng gia đình lúc đó nghèo lắm, ăn còn chưa no nói gì đến học. Lớn lên đi lấy chồng thì phải làm lụng nuôi con, chật vật với miếng ăn nên đến 60 tuổi tôi mới bắt đầu đi học. Từ khi có lớp học này chị em trong xóm vui lắm, không ai muốn bỏ học buổi nào”. 

Bà Thạch Thị Xưởng (56 tuổi, người Khmer) bồi hồi kể về tuổi thơ không được học chữ. 2 tuổi mồ côi mẹ, 6 chị em bà côi cút bên nhau khi cha bước thêm bước nữa. 10 tuổi bà đi ở đợ kiếm cơm và khi lớn lên theo chồng nên cũng chẳng có cơ hội học chữ. “Khi cô giáo đến vận động đi học chữ, tui vui lắm, xin đi ngay. Tui ráng học để biết viết tên, để ra uỷ ban xin mấy cái giấy tờ mà không phải lăn dấu tay. Chồng không cho đi tôi vẫn đi”, bà Xưởng cười tươi bảo.

Cuối tháng 7 vừa qua, lần đầu tiên, bà Thạch Thị Thương (56 tuổi, người Khmer) biết viết tên vào danh sách nhận bồn nước do Trung ương Hội LHPN Việt Nam vận động tài trợ. Vẫn còn vẹn nguyên cảm giác sung sướng, bà Thương chia sẻ: “Lần đầu tiên tui mới viết được chữ Thương, cái tay nó cứ run run nên cái chữ nó cong queo. Tôi sẽ ráng học để biết chữ, đọc được chữ để đi đường không sợ lạc”.

Là ấp ven biển nên Gò Công có lượng di dân tự do khá đông. Nếu như năm 2013 ấp có khoảng 300 hộ, năm 2015 tăng đến 468, hiện nay là 408 hộ nhưng có đến 81 hộ nghèo và 28 hộ cận nghèo. Do sống bằng nghề mò cua, mò con móng tay, bắt cá ngát… nên chuyện học hành của người dân nơi đây vẫn còn nhiều hạn chế.

Trưởng ấp Gò Công Lý Minh Trí cho hay, nhờ có lớp học tình thương trên 80% chị em học viên đã biết đọc, biết viết tên, tuổi. Thông qua những buổi dạy trên lớp của Hội phụ nữ, các chị đã góp phần rất lớn trong tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân địa phương. Thời gian tới, lớp học cần được duy trì để người dân được học, biết đọc, biết viết nhiều hơn. 

Chia tay lớp học khi hoàng hôn tắt dần, thế nhưng những tiếng đánh vần ê, a vẫn ngân nga hoà cùng tiếng sóng. Lớp học đặc biệt của cô An, cô Tiên như phù sa lấn biển nơi mảnh đất cuối cùng cực Nam Tổ quốc./.

Phó Bí thư Ðảng uỷ xã Nguyễn Việt Khái Nguyễn Văn Thống chia sẻ: Ðảng uỷ, UBND xã tiếp tục khuyến khích Hội LHPN duy trì lớp học. Bởi các dì, các chị, các anh khi đi học biết đọc, biết viết chữ sẽ thuận lợi để địa phương tuyên truyền chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tận người dân.

Phóng sự của Thanh Phương

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.