ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 11:56:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể nghề nuôi cua phát triển bền vững

Báo Cà Mau Nhanh tay trói số cua mới câu được để kịp bán cho thương lái, anh Phạm Trung Tân (ấp Ðường Kéo, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển) nhẩm tính: “Từ đầu vụ đến nay, gia đình tôi thu hoạch cua bán tầm hơn 90 triệu đồng, trừ chi phí chắc lời hơn 75 triệu đồng. Dưới vuông giờ cũng còn một mớ, đặt lọp vét chừng vài đợt nữa rồi chuẩn bị cải tạo ao đầm lại để làm tiếp vụ mới. Giờ thì kỹ thuật, kinh nghiệm, nguồn vốn đã có, vụ tới đây tôi sẽ mở rộng diện tích nuôi và chia sẻ cách nuôi để bà con thực hiện, cùng vươn lên phát triển kinh tế”.

Nhận thấy những năm qua, mô hình nuôi cua truyền thống dễ bị tác động bởi yếu tố môi trường, thường xảy ra dịch bệnh, năng suất đạt thấp, ảnh hưởng đến thu nhập gia đình nên anh Phạm Trung Tân luôn trăn trở tìm cách nuôi mới, hiệu quả hơn để cải thiện đời sống. Thông qua hội nhóm nuôi trồng thuỷ sản trên Facebook, anh Tân biết đến mô hình nuôi cua quảng canh có sử dụng chế phẩm sinh học. Ðược bạn bè trong nhóm chia sẻ, hướng dẫn cụ thể, tận tình và đi tham quan thực tế mô hình tại tỉnh Kiêng Giang, “mắt thấy tai nghe”, anh mạnh dạn thử nghiệm.

Trên diện tích hơn 2 ha, anh Tân cải tạo ao đầm, diệt khuẩn, xử lý nguồn nước và thả 5 ngàn con cua giống để nuôi. Theo anh Tân, mô hình này được thực hiện khép kín, thời gian nuôi kéo dài 5-6 tháng; chi phí từ cải tạo ao đến khi thu hoạch khoảng hơn 5 triệu đồng/ha. Sau 4-5 tháng thả nuôi, cua đạt kích cỡ, tiến hành thu hoạch.

Anh Tân nhận định, lợi thế của mô hình nuôi cua quảng canh có sử dụng chế phẩm sinh học là kiểm soát, quản lý được môi trường ao nuôi. Cua ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, đạt đầu con. Sau khi thả giống, định kỳ khoảng 15-20 ngày xử lý đáy ao bằng chế phẩm sinh học, rải trùng đỏ và men vi sinh, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cua; đồng thời, tăng cường bổ sung nguồn thức ăn cá tạp cho cua lớn nhanh.

Anh Phạm Trung Tân rải vôi xử lý nguồn nước trong ao nuôi.

Theo kinh nghiệm của anh Tân, khi cua nuôi được khoảng 4 tháng bắt đầu thu hoạch cua đực, chọn cua cái dèo lại. Sau đó cho cua ăn bổ sung nhiều thức ăn dinh dưỡng, nhất là ba khía, cua sẽ lên đầy gạch, bán được giá cao. Mặt khác, muốn cua phát triển tốt, cần hạn chế lấy nước vào vuông nuôi để không lẫn tạp chất, mầm bệnh từ bên ngoài. Ngoài ra, thường xuyên tỉa nhánh cây rừng nhằm giảm lượng lá rụng xuống ao nuôi và tạo không gian mặt nước thông thoáng, diệt khuẩn hiệu quả.

Anh Tân đánh giá, mô hình này phù hợp với vuông nuôi có diện tích vừa và nhỏ, từ 2-4 ha. Ưu thế của mô hình là trong quá trình nuôi có sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ, không sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh bị cấm. Hơn nữa, chế phẩm sinh học vừa xử lý ô nhiễm, chất mùn bã hữu cơ dư thừa trong vuông, vừa cải thiện chất lượng môi trường nước giúp cua thương phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Hà Anh Tuấn, Trưởng ấp Ðường Kéo, xã Tam Giang Tây, cho hay: “Toàn ấp có gần 200 hộ dân nuôi xen canh  tôm - cua kết hợp, với tổng diện tích khoảng 600 ha. Trước nay bà con nuôi theo cách truyền thống, canh tới con nước là mua giống về thả, cứ thế mà nuôi tới khi thu hoạch. Quá trình nuôi cũng không bổ sung thức ăn hay sử dụng bất kỳ một sản phẩm nào. Do đó, năng suất thường không cao, tỷ lệ sống của cua từ khi thả giống đến khi thu hoạch đạt rất thấp”.

Ðánh giá về mô hình nuôi cua của anh Tân, ông Tuấn phấn khởi: “Ðây là mô hình hiệu quả, nhiều triển vọng. Cua đạt sản lượng, chất lượng cao mà không ảnh hưởng tới đối tượng nuôi khác trong cùng diện tích. Hiện anh Tân đã hỗ trợ kỹ thuật theo hướng “cầm tay chỉ việc” cho 6 hộ dân trong ấp, bước đầu đem lại hiệu quả cao. Hướng tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng, hy vọng mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững cho bà con”.

Anh Phạm Hoàng Lực, ấp Ðường Kéo, xã Tam Giang Tây, cho biết: “Thấy anh Tân làm hiệu quả, tôi cũng học hỏi làm theo. Mô hình dễ thực hiện, chi phí thấp. Nếu lựa chọn con giống ở trại có uy tín, có độ mặn phù hợp với vuông nuôi thì hiệu quả sẽ cao hơn. Do mới áp dụng lần đầu nên tôi chỉ thả nuôi một nửa diện tích vuông. Hiện tại, cua nhà tôi đã tới lứa xuất bán, sản lượng đạt cao gấp 4-5 lần so với nuôi theo cách truyền thống. Gia đình tôi rất mừng vì có nguồn thu nhập ổn định, vụ sau tôi sẽ mở rộng ra toàn bộ vuông nuôi để tăng thu nhập”.

Vụ nuôi đầu tiên sản lượng đạt cao, giúp gia đình anh Phạm Hoàng Lực tăng thu nhập.

Huyện Ngọc Hiển có hơn 23.000 ha nuôi thuỷ sản, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm, cua. Sản phẩm cua thương phẩm của địa phương được đánh giá chất lượng thuộc hàng bậc nhất cả nước, tiêu thụ mạnh, có sức hút đối với thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ông Hồ Hoàng Chương, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Hiển, thông tin: “Hướng tới, chúng tôi sẽ nhân rộng những mô hình nuôi cua hiệu quả; tăng cường tập huấn, giúp bà con ứng dụng khoa  học - kỹ thuật, nuôi cua bài bản hơn; hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất. Ðồng thời, phối hợp với ngành chuyên môn xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cua biển Ngọc Hiển, giúp nâng cao thu nhập cho người dân và tạo bứt phá để nghề nuôi cua của địa phương phát triển bền vững./.

 

Trúc Linh - Huỳnh Tứ

 

Đơn vị thi công nội thất cao cấpĐầu tư thảo Dược Cơ hội bền vững Tham khảo Xu hướng mới

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Ðể cụ thể hoá nghị quyết này, hàng loạt chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện. Theo đó, hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.