ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 04:42:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bãi nuôi sò mở rộng, cơ hội mới cho người nghèo

Báo Cà Mau (CMO) Tôi đến bãi bồi, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn (thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau quản lý) đã hơn 3 giờ chiều, khi nước vẫn còn ngang đầu gối. Trời mưa lất phất nhưng vẫn đủ thấy rõ những hàng cọc bao ví nuôi sò dày đặc, kéo dài hàng cây số trên mặt biển. Xa xa có vài người giăng lưới, căng lú, ẩn hiện theo con sóng.

Chị Lê Thị Bé Năm (ấp Xẻo Sao, xã Lâm Hải) chạy đò đưa tôi ra ấp Nà Lớn. Chị nói, “nhờ” xã còn 7 ấp chưa có lộ nông thôn nên nghề này giúp chị sống “khoẻ re”. Những dịp lễ, Tết, mỗi ngày chị kiếm được 1 triệu đồng trở lên là chuyện thường.

Chị Bé Năm khoe: “Nhờ chạy đò dọc nên tui mới nuôi được 2 đứa con ăn học. Đứa lớn học ngành y tại Đại học Cần Thơ, đứa nhỏ thì học lớp 11 ngoài trường huyện. Không làm nghề chạy đò mà đi giăng lưới, mò sò như họ thì dễ gì nuôi nổi”. Chị vừa nói vừa chỉ tay về phía những chiếc xuồng chở lưới, lú chạy hướng ra bãi bồi.

Những cuộc "mưu sinh lẩn trốn"

Ông Năm Hiệp (Nguyễn Ngọc Hiệp, ấp Nà Lớn, xã Lâm Hải) là một trong những người đầu tiên đặt chân đến vùng đất này. Từ huyện Trần Văn Thời về đây, 35 năm gắn bó với vùng bãi bồi này, sạc sò, mò cua, bắt ốc, nhưng đến cái tuổi gần đất xa trời, ông vẫn trắng tay.

Nhọc nhằn đường đến trường của các em học sinh Trường Tiểu học Lâm Hải.

Căn nhà của ông cũng giống như hơn 10 căn nhà khác trong ấp được cất theo Quyết định 176/2008/QĐ-TTg, nay không còn đứng vững trong gió. Có lẽ, "tài sản" lớn nhất của ông lúc này là cuốn sổ hộ nghèo. Nhờ có nó mà ông mới được đi nằm viện cả tuần nay, không thì nằm nhà chờ chết chứ tiền đâu mà trả. 7 người con và mấy đứa cháu thì vẫn tiếp nối “truyền thống” của ông để lại: mò sò và nghèo.

Chị Nguyễn Kiều Trang, con gái út của ông Năm Hiệp, sống gần ông nhất. Nhà cửa chật chội, từ cửa trước ra cửa sau, bước vài bước là tới. Nên khi lấy anh Trần Văn Nghĩa, thấy nhà nào đi xứ khác làm ăn thì hai vợ chồng xin vô ở, khi nào họ về thì anh chị dọn về nhà ông Năm.

Cả nhà chị Nguyễn Kiếu Trang quây quần bên mâm cơm để chuẩn bị ra bãi bồi đánh bắt.

4 năm chịu cảnh ở nhờ như vậy nên năm rồi, chính quyền xét cho chị vào diện hộ nghèo. Nhờ vậy chị mới được vay ngân hàng 10 triệu đồng để cất nhà, vay anh họ 5 triệu sắm xuồng máy, để khỏi đi nhờ xuồng người ta ra bãi bồi. Cứ tưởng với gia tài này, anh chị sẽ dành dụm tiền để lo cho ông Năm và các con ăn học. Vậy mà mới tháng trước, anh Nghĩa chạy ra bãi bồi cào sò trong vùng cấm, bị người của dự án phát hiện, phải đóng phạt 7,5 triệu đồng. Không có tiền đóng phạt để lấy lại xuồng máy, vợ chồng anh đành chèo xuồng hơn nửa tiếng đồng hồ để ra bãi bồi mò sò rồi chèo về.

Chị Trang ngậm ngùi: “Mấy tháng nay nước lớn quá, đi ra bãi bồi mần có khi 7-8 giờ tối mới về, bán chỉ có 60.000-70.000 đồng, nhiều lắm thì được 150.000 đồng. Cũng có khi về chỉ đủ cá nấu được bữa cơm”.

Những năm trước, nhờ có 3 ha đất nuôi tôm, mỗi vụ trúng được gần chục triệu mà ông Tư Việt (Huỳnh Văn Việt, ấp Nà Lớn, xã Lâm Hải) sửa sang lại được căn nhà đàng hoàng hơn. Nhưng từ khi phương án mở rộng khu nuôi sò huyết thực nghiệm từ 30 ha lên 400 ha, mỗi vụ tôm, ông chỉ đủ tiền thả con giống.

Ông Tư Việt bức xúc: “Nói 400 ha vậy chứ đi ra nhìn cũng biết là cả ngàn héc-ta rồi. Cắm cây, lưới bao ví kín mít, ban đêm chạy ra xớ rớ là lủi xuồng, mắc kẹt trong đó. Từ khi họ mở rộng diện tích nuôi sò huyết tới nay, vỏ sò chết chất đống trên bãi. Nước ô nhiễm đen thui, người dân nuôi tôm trong này chịu trận. Cả năm nay, một con nước không được 3 triệu tiền tôm”.

Ấp Nà Lớn, xã Lâm Hải hiện có 170 hộ dân sinh sống. Trong đó, có hơn 40 hộ không có đất ở, 16 hộ thuộc diện hộ nghèo.

Ông Trần Văn Út, Trưởng ấp Nà Lớn, cho biết: “Cuộc sống ở đây vốn đã khó khăn, từ khi Nhà nước cho thực hiện phương án nuôi sò đến nay, bà con lâm vào cảnh bế tắc. Trước khi có dự án, người dân khai thác trái phép, bị bắt thì đóng phạt là xong. Nhưng khi có dự án, doanh nghiệp vào cất chòi, bao ví xung quanh, người dân vào bãi bồi kiếm sống lỡ bị phát hiện là xảy ra xô xát, rồi gán họ cái tội “trộm”, “cướp”, đóng phạt chuộc xuồng, máy, lưới, lú thấp nhất cũng hơn 5 triệu đồng. Nhiều người không chịu nổi cảnh này nên đã có hơn 10 hộ rời địa phương đi các tỉnh khác làm ăn sinh sống”.

Tạo sinh kế để người nghèo vươn lên

Nghe “đồn” ông Sáu Đông (Nguyễn Văn Đông, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Nà Lớn) là người có của ăn của để nhất ấp. Lúc trước quê ở xã Phú Mỹ, huyện Cái Nước, cả gia đình ông khăn gói dắt díu nhau về đây từ năm 1989. Ông được nhận giao khoán đất rừng để sinh sống.

Sau 28 năm bám rừng, bám đất, giờ đây, ông có 4 ha nuôi tôm trên diện tích đất trồng rừng. Ông còn lên liếp 5 công đất trồng chuối, gần Tết thì trồng vài trăm dây dưa hấu, mỗi năm đem về hơn 100 triệu đồng. Năm nay ông xây chuồng, “tậu” thêm cặp dê giống để nuôi.

Diện tích bao ví nuôi sò dày đặc cọc rào, rất nguy hiểm cho các phương tiện thuỷ.

Ông Sáu Đông cho biết: “Năm 2016 có 6 hộ trong ấp thành lập Tổ hợp tác Thuận Thông, vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn của hội để đầu tư mua con giống. Sau khi thu hoạch, trừ chi phí, tổ hợp tác thu lợi hơn 160 triệu đồng. Trả số tiền đã vay, số còn lại thì chia cho các thành viên để làm vốn tái thả nuôi. Năm nay có thêm 18 hộ trong ấp thành lập 1 tổ hợp tác nuôi sò huyết vay 200 triệu đồng từ nguồn vốn của hội để mua con giống, hiện nay đang phát triển rất tốt”.

Thế nhưng, toàn xã không có bao nhiêu hộ có điều kiện tham gia vào tổ hợp tác để không sinh sống phụ thuộc vào bãi bồi. Là hộ dân tộc Khmer, gia đình ông Sơn Xị (ấp Biện Trượng, xã Lâm Hải) chủ yếu làm thuê, mò cua, bắt ốc...

“Mấy ngày trước, chính quyền có họp dân để đưa ra phương án tạo sinh kế cho người dân ở bãi bồi. Dân thì ai cũng muốn được tham gia vào tổ hợp tác nhưng đa số chúng tôi sống dựa vào bãi bồi đã là dân nghèo nên không đủ điều kiện tham gia. Vì thế, hoặc là làm công cho doanh nghiệp nuôi sò, hoặc là tiếp tục khai thác trái phép”, ông Xị phân trần.

Phó chủ tịch UBND xã Lâm Hải Tôn Văn Tiến cho biết: “Vừa qua, thực hiện kết luận của UBND tỉnh chỉ đạo cho Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau phối hợp cùng với chính quyền địa phương và các xã có liên quan, trong đó có xã Lâm Hải và doanh nghiệp nuôi sò huyết trong khu thực nghiệm, tiến hành rà soát lại cũng như lấy ý kiến người dân nhằm đưa ra các phương hướng giải quyết sinh kế cho những hộ dân sinh sống dựa vào sản vật từ bãi bồi. Qua khảo sát, phương án người dân làm công cho doanh nghiệp được hơn 80% đồng thuận. Tuy nhiên, cũng không ít người không đồng thuận tham gia dự án. Lý do là từ trước đến nay, người dân đã quen với việc tự do đánh bắt, không bị ràng buộc, nên họ chấp nhận chịu phạt chứ không tham gia”.

Tại Hội nghị Sơ kết việc nuôi sò huyết thực nghiệm của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đề nghị Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau tiếp tục rà soát, đánh giá, điều chỉnh những nội dung chưa hợp lý, bất cập của phương án nuôi sò huyết thực nghiệm; điều tra, lấy ý kiến, xác định đối tượng dân và số hộ tham gia trên diện tích liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, cá nhân thực hiện...

Thực hiện chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau phối hợp với UBND các xã Lâm Hải, Nguyễn Việt Khái và Rạch Chèo thành lập Tổ điều tra lấy ý kiến dân và doanh nghiệp về thực hiện phương án nuôi sò huyết thực nghiệm tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau trình UBND tỉnh.

Theo đó, 3 xã có tổng cộng 832 hộ nghèo, điều tra được 91 hộ của xã Lâm Hải, Nguyễn Việt Khái đang sống tập trung tại các ấp tiếp giáp với vùng thực hiện phương án (các hộ dân xã Rạch Chèo không hợp tác và không cung cấp thông tin điều tra). Qua điều tra, có 19/47 hộ chỉ muốn làm thuê cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nuôi sò huyết chứ không tham gia dự án; có 44 hộ muốn tham gia thực hiện phương án mở rộng nuôi sò huyết. Các đối tác đều thống nhất hỗ trợ cho người dân trong việc liên kết với người dân nuôi sò huyết; dành 10-20% diện tích với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau để hỗ trợ, liên kết người dân nuôi sò huyết. Các đối tác sẽ đầu tư con giống, chi phí xây dựng và hoạt động, cho người dân tạm ứng một khoản tiền hằng tháng để sinh hoạt gia đình.

Kết thúc vụ nuôi, lợi nhuận sẽ được chia cho người dân theo thoả thuận giữa doanh nghiệp và người dân. Người dân không cần bỏ vốn đầu tư cũng như không cần chịu trách nhiệm rủi ro về tài chính./.

Thảo Mơ

Chủ tịch UBND xã Lâm Hải Nguyễn Việt Bắc cho biết, toàn xã Lâm Hải được 4 ấp có lộ bê-tông là ấp Xẻo Sao, Chà Là, Trại Lưới B và ấp Ông Ngươn với tổng chiều dài khoảng 23 km, 7 ấp còn lại hơn 52 km chỉ có lộ đất đen. Việc đi lại, giao thương chủ yếu phụ thuộc vào đường thuỷ. Hiện nay, 4 ấp ven biển với khoảng 200 hộ dân không có tư liệu sản xuất, đa số thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, sinh sống dựa vào khai thác và đánh bắt sản vật ven bãi bồi. Đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Toàn xã có 205 hộ nghèo và 32 hộ cận nghèo/2.143 hộ, chiếm khoảng 11%.

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.