ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 13:09:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bám biển làm giàu

Báo Cà Mau 13 tuổi theo cha ra biển, chỉ để... đi chơi cho biết, lần đầu lênh đênh trên sóng, cũng như bao nhiêu người, bé Trang mệt vật vả. Nhất là mỗi khi mẻ lưới được kéo lên, mùi cá tanh nồng, khiến Trang chỉ có nằm mà... nôn ói. Không ngờ, biển cả mênh mông, nơi mà người đời nghĩ rằng chỉ dành cho trai tráng, 19 năm qua đã trở thành ngôi nhà cho chị cư ngụ, là môi trường chị mưu sinh.

13 tuổi theo cha ra biển, chỉ để... đi chơi cho biết, lần đầu lênh đênh trên sóng, cũng như bao nhiêu người, bé Trang mệt vật vả. Nhất là mỗi khi mẻ lưới được kéo lên, mùi cá tanh nồng, khiến Trang chỉ có nằm mà... nôn ói. Không ngờ, biển cả mênh mông, nơi mà người đời nghĩ rằng chỉ dành cho trai tráng, 19 năm qua đã trở thành ngôi nhà cho chị cư ngụ, là môi trường chị mưu sinh. Chị tên Phan Thị Thu Trang, 34 tuổi, là nữ tài công... không chuyên nhưng cũng từng cầm lái rong ruổi khắp vùng biển Tây Nam, và hiện là chủ nhân của những lồng bè nuôi cá bớp lớn nhất tại đảo Hòn Chuối, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.

Nữ “tài công”...

Quê ở Rạch Giá, Kiên Giang, học xong lớp 5, bé Trang nghỉ học ra Hòn Sơn phụ giúp cha mẹ. Hằng ngày, Trang lột tôm cho công ty thuỷ sản. Ngồi gò bó một chỗ, không chịu nổi, vài tháng sau, Trang theo chị xuống ghe bắt đầu cuộc đời bám biển. Lúc đó Trang 15 tuổi. Chị của Trang lo giao dịch, còn Trang cầm lái chạy xuồng bằng máy dầu, cặp vào các ghe biển quanh Hòn Sơn để thu mua các loại ghẹ, cá, mực, tôm...

Chị Thu Trang trên chiếc ghe của mình.

Làm ăn mỗi ngày thêm khấm khá, hai chị em đổi ghe lớn hơn để đi xa hơn, thu mua được nhiều hơn. Có ngày đi từ sáng đến 1-2 giờ khuya, có khi 2 ngày thu mua hơn 1 tấn tôm thẻ, chưa kể các loại mực, cá... Mua tới đâu muối đá tới đó, chỉ khi nào chở hết nổi, ghe mới quay vào bờ. Bỏ hàng xong là quày quả trở ra biển, chuyến này nối tiếp chuyến kia. Chị nói: "Hồi đó tôm nhiều, thu mua nhiều, có khi mê làm quên mệt, chạy suốt ngày đêm trên biển. Khi nào mệt thì thả neo, ngã ngang trên ghe mà ngủ".

Khi biết em mình đã thành thạo mọi ngõ ngách trong việc thu mua trên biển, người chị lên bờ. Trang nhận thêm vài người bạn phụ giúp, bắt đầu “chỉ huy”. Những lúc tài công trên ghe mệt mỏi, chị cũng tiếp cầm lái. Mặc cho sóng gió, ghe vẫn rong ruổi khắp ngư trường từ Hòn Sơn, Hòn Ngang, hòn Củ Chon, Thổ Chu, Hòn Chuối... sang cả Gành Hào, Hòn Khoai.

Ðối với nữ, làm việc trên biển và cầm lái chiếc ghe đi biển là công việc rất nặng nhọc, nhưng chị vẫn làm khoẻ khoắn bởi “làm riết rồi quen, thấy cũng bình thường". Tuy không học bài bản cách sử dụng máy, mà bằng thực tiễn rèn luyện, hiểu biết nết ghe chạy, biết nước, biết sóng, biết gió, chị cầm lái cũng nhuần nhuyễn, gọn ghẽ như tài công “thứ thiệt”. Thượng uý Trần Bình Phục, bộ đội Biên phòng Hòn Chuối, cho biết: “Chị Trang lái ghe đi rất nhiều nơi. Có lần tôi quá giang ghe vợ chồng chị vào cửa Sông Ðốc, tưởng là chồng, ai dè chị cầm lái, còn anh nằm ngủ ngon lành”.

Anh Lê Văn Út theo ghe cào làm mướn từ năm 13 tuổi, sau được chủ tin tưởng giao cho cầm lái. 7 năm sau, nhờ ba mẹ tằn tiện sắm được chiếc ghe, giao  cho các con, anh lại cầm lái đi đánh bắt khắp vùng biển Tây Nam, kể cả qua Gành Hào, Hòn Khoai, Côn Ðảo... Tôm cá gom về anh đều bán cho gia đình chị Trang, lâu dần thành mối quen mua bán thân thiết.

Sau khi vợ chết 3 năm, biết chị Trang hiền lành, siêng năng, chăm bẳm làm ăn, anh xin hỏi cưới. Từ đó, vợ chồng chuyển hướng sang nghề nuôi cá bớp tại Hòn Chuối. Ðây là nghề đầu tư vốn rất lớn, mau làm giàu nhưng công việc thì nặng nhọc, vất vả. Anh Út cho biết: :"Vợ tui, bả giỏi lắm, hồi chưa cưới, nhìn thấy bả hai tay mỗi bên cặp nửa cây nước đá đi te te, tôi đã nể. Ðàn bà xứ biển 5 người so với bả cũng làm không qua nổi...".

Sống trên biển, ngủ trên biển theo bè nuôi cá, chị Trang chăm bẳm làm việc, chưa bao giờ than vãn, hoặc không hề nghĩ đến chuyện đi chơi để "xả hơi" nghỉ ngơi. Ngay cả lúc nhỏ, lâu lâu chị em trong nhà tổ chức đi du lịch, chị Trang vẫn ở nhà lo cơm nước vì kéo nhau đi hết, nhà vắng vẻ, sợ cha mẹ buồn. Ðến khi làm vợ, chị rất mực thương yêu, chăm sóc cho chồng, cho con riêng của chồng. Anh Út nói: "Khi thằng con tui cưới vợ, bả lên bờ về Kiên Giang. Lãnh hết, lo trước lo sau cho đám cưới nó chu toàn rồi mới trở về".

Chủ nhân số 1 nuôi cá bớp ở hòn chuối

Cư dân sống trên hòn và những ngư dân đánh bắt trong tỉnh, kể cả các tỉnh đến neo đậu tại Hòn Chuối, ai cũng biết tài của vợ chồng chị Trang, chịu khó làm ăn, giỏi tính toán. Ðặc biệt với chị, họ còn bày tỏ sự nể phục: "Tui nể bà Trang. Ở đây không ai làm việc bằng chị và giàu có qua vợ chồng chị". Anh Vũ, nhà ngay cầu cảng Hòn Chuối, cho biết: "Chị Trang sống làm việc trên biển không đó, giỏi dữ lắm. Người ta làm cứ làm, còn ngủ thì lên bờ. Ðằng này sóng gió mà ngủ được dưới ghe quanh năm suốt tháng. Kể cũng lạ!".

Vốn liếng chữ nghĩa tự nhận "không bằng ai", nhưng nhờ bám biển, chịu khó học hỏi người đi trước, vợ chồng chị Trang tích cóp nhiều kinh nghiệm hiểu biết về nghề biển, nghề nuôi cá bớp, từng mùa gió, mùa nước... Trước kia bên Kiên Giang thấy người dân nuôi bè cá quanh các đảo, lúc đầu ít, về sau mở rộng nhiều. Biết làm được, anh Út bàn với vợ sang Hòn Chuối đóng bè thả lưới nuôi cá bớp. Ðầu tiên chỉ nuôi vài trăm con, từ từ tăng lên, hiện tại là 3.500 con, chưa kể vợ chồng chị còn trông coi dùm cho người thân thêm 1.500 con.

Cá bớp giống giá mỗi con 110.000 đồng, cộng thêm tiền mua cá phân làm thức ăn là 400.000 đồng. Sau 9 tháng nặng từ 9 kg trở lên, giá bán mỗi ký cá thương phẩm từ 135.000-140.000 đồng. Bình quân mỗi con tiền lãi là 400.000 đồng. Mỗi lồng bè tuỳ theo lớn nhỏ có sức chứa nuôi từ 230-270 con. Tính đến nay, vợ chồng chị nuôi gần 5 năm, chỉ riêng vụ cá năm 2014 tiền lãi 1,3 tỷ đồng.

Vốn đầu tư ban đầu để làm bè, mua lưới rất nặng, cứ nuôi 1.000 con vốn khoảng 600 triệu đồng. Những lần sau chỉ tốn tiền mua cá giống, mua cá phân làm thức ăn cho chúng. Bước đầu Trang hỏi mượn thêm tiền của các chị. Ðể tránh rủi ro trong nghề, vợ chồng đều làm cật lực. Với số lượng nuôi 5.000 con, lúc còn nhỏ mỗi ngày cho ăn gần 400 kg cá phân. Ðến thời điểm gần thu hoạch, phải bảo đảm thức ăn trong ngày cho chúng tăng lên hơn 1 tấn. Chị phải tất bật gom góp thu mua, có những đêm khuya khoắc, ghe cá vào, cân cá xong trời đã hửng sáng thì cũng tới giờ cho cá ăn, rồi quay qua muối đá giữ cho cá phân luôn tươi trong. Chị nói: "Cá bớp khôn lắm, chỉ ăn cá tươi, còn mùa gió biển động thì nó lặn xuống dưới sâu". Công việc cứ lần quần hết ngày, có khi bụng đói meo vẫn không kịp lo bữa cơm cho mình, vì còn lo cho cá.

Cực nhất là lúc sóng gió giật mạnh, có khi phải bò tới bò lui trên miệng bè để thăm cá, cho cá ăn. Nhất là tháng 9 đến tháng 12, chuyển sang mùa chướng, phải dời bè sang mặt sau của hòn. Tuỳ theo thời tiết, có năm dời bè cả chục lần, có khi một tuần phải dời đến 2 lần. Mỗi lần dời không phải dễ, sóng to, nước chảy mạnh... Ðáy neo quanh bè thả dưới biển nặng cả tấn, vòng bằng máy nhưng cũng hết hơi. Nhiều khi sóng gió quá, lưới bị rách, cá bớp ra khỏi lưới, để tránh thất thoát không thể lơ là công việc.

Phải theo dõi mỗi khi phát hiện trong hộc có những cá lớn thì nhanh chóng tách đàn, tránh cá lớn nuốt cá bé. Khi cho ăn phải biết cá no chưa, ăn đều chưa, tránh con đã no, con còn đói. Ðến khi thu hoạch, việc bắt cá rồi muối đá chuyển đi... công đoạn nào cũng nặng nhọc, đòi hỏi có sức lực. Nhìn chị đi thoăn thoắt trên thành bè bập bềnh sóng biển, 2 tay cầm 4 bọc cá phân nặng gần 30 kg, đến khi cho cá ăn, gương mặt cứ chăm chăm nhìn chúng đua nhau đớp mồi, vẫy đuôi bơi lội, chốc chốc lại mỉm cười một mình... mới hiểu hết sự toàn tâm toàn ý, chí thú làm ăn, kiên tâm bám trụ của chị với biển cả mênh mông suốt những năm dài tháng rộng.

Gần 2 thập niên bám biển, biết khai thác ưu thế của biển để phát triển sản xuất làm giàu, chị là nữ ngư dân cừ khôi, tiêu biểu và hiếm có, là nhân tố tích cực góp phần thắng lợi vào chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước. Trong đêm tối trùng khơi, hoà nhịp với tiếng máy tàu ầm ì, tiếng sóng gió rít liên hồi, giọng cười của chị vẫn âm vang rộn rã. Gió biển, sóng biển, bão biển... sẽ không khuất phục nổi tinh thần lạc quan và ý chí mạnh mẽ của người phụ nữ đó./.

Bài và ảnh: Ðỗ Thuỳ Mai

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.