ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 25-11-24 09:04:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lưu dấu dòng họ Hồng ở U Minh

Báo Cà Mau Ngày 3 tháng 10 âm lịch hằng năm, tại Rạch Chệt, Ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, dòng họ Hồng long trọng tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ cụ Hồng Vận Ban, người góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào thế kỷ XIX.

Năm nay là lần thứ 116 lễ giỗ được tổ chức, nhằm tri ân người đã có công vận chuyển vũ khí và tiếp tế cho hai vị lãnh đạo nghĩa quân, Ðỗ Thừa Luông và Ðỗ Thừa Tự, trong những ngày đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng đất cuối trời Cà Mau.

Ngày mùng 3 tháng 10 âm lịch hằng năm, dòng tộc họ Hồng long trọng tổ chức lễ giỗ cụ tổ Hồng Vận Ban.

Ngày mùng 3 tháng 10 âm lịch hằng năm, dòng tộc họ Hồng long trọng tổ chức lễ giỗ cụ tổ Hồng Vận Ban.

Hai vị lãnh đạo, Ðỗ Thừa Luông và Ðỗ Thừa Tự, đã được sách sử, báo chí đề cập khá nhiều, riêng cụ Hồng Ban là ai, có quan hệ như thế nào trong việc cùng nghĩa quân họ Ðỗ xây dựng căn cứ chiến đấu chống thực dân Pháp ở Cái Tàu (nay thuộc huyện U Minh) cách đây hơn 140 năm, thì cho đến nay rất nhiều người chưa được biết.

Theo Hội Khoa học lịch sử tỉnh Cà Mau ghi chép, họ Hồng có gốc tích từ Nam Hải, một hòn đảo của nước Tàu xưa (nay là Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa). Tằng tổ khảo tứ đại họ Hồng ở tại Rạch Chệt, vùng quê Cái Tàu hiện đang thờ phụng là ông Hồng Vận Ban (tên thường gọi là Lồng Ban), chính là người khởi thuỷ từ Hải Nam (Trung Quốc), vì bất mãn với hôn quân, ám chúa nhà Thanh, muốn tìm cho mình và muôn đời con cháu mảnh đất sinh cơ lập nghiệp với nhiều hứa hẹn dài lâu, nên đã cùng với những người bạn tâm giao khác vượt trùng dương thẳng đến Cà Mau khai phá, dựng xây cơ nghiệp vào cuối thế kỷ XVIII.

Cà Mau xưa vốn là vùng đất có cư dân lưu trú từ thời Mạc Cửu, đây là vùng đất người Hoa sống rải rác với người Khmer và người Việt. Dọc theo sông Cái Tàu, nơi dòng họ Hồng cư ngụ, dừa nước mọc dày đặc che chắn những xóm làng ven sông, nơi chỉ cần thấy một cây cầu ven bờ là có thể biết bên trong làng đã có dân cư sinh sống. Ðây cũng là vùng đất cụ Hồng Ban lựa chọn để định cư và phát triển sự nghiệp.

Tại đây còn có giai thoại mà lịch sử còn lưu, đó là cuộc khởi nghĩa của 2 thủ lĩnh trẻ: Ðỗ Thừa Luông và Ðỗ Thừa Tự, cùng với sự trợ giúp của một số Hoa kiều vào cuối năm 1871. Lịch sử tỉnh nhà có chép: “Sứ mệnh qua Xiêm (Thái Lan ngày nay) để mua khí giới, đạn dược đem về chống quân Pháp xâm lược thì giao cho người Hoa kiều - Hải Nam tên là Lồng Ban” (Lồng Ban chính là tên thường gọi của ông Hồng Vận Ban).

Con cháu ôn lại truyền thống của các cụ.

Con cháu ôn lại truyền thống của các cụ.

Qua tìm hiểu thời đó, cụ Hồng Ban chính là một thương nhân có 1 tàu buôn 2 buồm, từ đảo Hải Nam tới lui Cà Mau - Sông Ðốc - Cái Tàu làm ăn. Ðầu năm 1871, ông tham gia kháng chiến chống Pháp. Phạm vi hoạt động của ông là vàm sông Ông Ðốc - Cái Tàu - Xóm Giữa - Xóm Ngọn và ngọn Tiểu Dừa ra biển. Các mặt hàng ông thu mua là khô lóc, khô bổi, cá mặn, tôm khô, chiếu lác trắng... Ông là thuộc hạ của 2 chủ tướng: Ðỗ Thừa Luông và Ðỗ Thừa Tự, với nhiệm vụ tiếp tế lương thực, thực phẩm, vận chuyển vũ khí mua được từ nước ngoài chở về cho kháng chiến, nhiều chuyến trót lọt.

Vào một đêm cuối thu năm Nhâm Thân (1875), quân Pháp mở cuộc càn lớn và bao vây được bộ chỉ huy của lực lượng nghĩa quân - một cuộc hỗn chiến (xáp lá cà - đánh gần) diễn ra khốc liệt giữa một bên là súng thần công, mã tấu, dao mác, tầm vông vạt nhọn và một bên là tàu sắt, súng đồng đại bác, làm cho nghĩa quân họ Ðỗ tan rã từ đây. Và cũng từ đây, chuyến chở vũ khí đạn dược cuối cùng của vị Tằng tổ khảo cũng kết thúc. Do tàu vừa về tới vàm sông Ông Ðốc là bị quân Pháp phát hiện và tịch thu hết vũ khí, ông đành bỏ tàu lánh nạn và từ đó sự nghiệp vận chuyển vũ khí của ông kết thúc trong âm thầm.

Ðến nay, cụ Hồng Vận Ban vẫn là niềm tự hào của dòng họ Hồng. Câu ca dao “Sông Cái Tàu có nhiều nhà quốc sự/Ðỗ Thừa Luông, Ðỗ Thừa Tự với chú Lồng Ban” được lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện niềm tôn kính dành cho cụ Hồng Ban và nghĩa quân họ Ðỗ.

Là người trực tiếp tham gia tìm hiểu về lịch sử của dòng họ Hồng trên vùng đất Cà Mau, ông Ðỗ Văn Nghiệp, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử, Bảo tàng tỉnh, chia sẻ: “Qua nhiều năm tìm hiểu về dòng họ Hồng, chúng tôi càng thấy rõ vai trò quan trọng của cụ Hồng Vận Ban trong công cuộc chống Pháp. Cụ Hồng không chỉ là một người có công lớn trong việc tiếp tế lương thực, vũ khí cho nghĩa quân, mà còn là một biểu tượng cho tinh thần kháng chiến bất khuất của người dân Nam Bộ. Ðây là minh chứng cho ý chí đoàn kết và quyết tâm của cha ông trong việc bảo vệ đất nước, chống lại ngoại xâm. Giai đoạn lịch sử oai hùng ấy đáng được gìn giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau”.

Ông Ðỗ Văn Nghiệp (ngồi giữa) và con cháu các đời của cụ Ðỗ và cụ Hồng xem lại lịch sử của gia tộc.

Ông Ðỗ Văn Nghiệp (ngồi giữa) và con cháu các đời của cụ Ðỗ và cụ Hồng xem lại lịch sử của gia tộc.

Cháu nội của cụ Hồng Vận Ban là bà Hồng Nguyệt Ảnh (Sáu Ảnh), tham gia kháng Pháp, tập kết ra Bắc, làm đầu bếp cho Bác Hồ; ông Hồng Nghĩa Trọng, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến hành chính huyện Trần Văn Thời, sau năm 1954 ông ở lại miền Nam và cho 2 con tập kết ra Bắc. Và rất nhiều con cháu của dòng họ Hồng hiện đang làm việc cho bộ máy chính quyền trên địa bàn huyện U Minh.

Những đóng góp của dòng họ Hồng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương được ghi nhận và tôn vinh qua các thế hệ. Ông Lê Hữu Lợi, Trưởng phòng Văn hoá, Thông tin huyện U Minh, chia sẻ: “Lần đầu tiên tôi được tham gia lễ giỗ cụ Hồng. Tôi rất phấn khởi khi trên địa bàn huyện có dòng họ có nhiều đóng góp cho cách mạng địa phương. Phòng Văn hoá, Thông tin sẽ phối hợp với các sở, ngành, địa phương, cung cấp tài liệu để củng cố thêm những bằng chứng thiết thực về dòng họ Hồng trên địa bàn huyện”.

Anh Hồng Xuân Vũ, cháu đời thứ 4 của cụ Hồng Ban, cho biết: “Thông qua thân tộc họ Hồng càng làm rõ hơn một sự kiện lịch sử oai hùng của ông cha trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược. Sắp tới, gia đình sẽ cùng với Hội Khoa học lịch sử, các ngành chức năng tiếp tục tìm hiểu, sưu tầm, tiến tới tổ chức hội thảo nhằm khẳng định rõ nét và tái hiện sinh động bức tranh chiến đấu phi thường của những con người bất khuất nơi vùng đất cuối trời Tổ quốc và đề nghị công nhận di tích lịch sử đối với dòng họ Hồng trên sông Cái Tàu”.

Ngày giỗ không chỉ là dịp để dòng họ Hồng tưởng nhớ tổ tiên mà còn là cơ hội để ôn lại và tri ân những giá trị lịch sử cao đẹp của dân tộc. Dòng họ Hồng và cụ Hồng Vận Ban sẽ mãi là biểu tượng của tinh thần bất khuất và sự kiên cường trên mảnh đất Cà Mau, góp phần vào bức tranh lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam./.

 

Kim Cương - Lê Tuấn

 

Lưu dấu dòng họ Hồng ở U Minh

Ngày 3 tháng 10 âm lịch hằng năm, tại Rạch Chệt, Ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, dòng họ Hồng long trọng tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ cụ Hồng Vận Ban, người góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào thế kỷ XIX.

Hào khí đất xưa...

Những lần về lại Tân Thành (nay là phường Tân Thành và xã Tân Thành, TP Cà Mau) đều mang lại cho chúng tôi những chiều kích mới mẻ trong hiểu biết, suy tư về vùng đất địa linh nhân kiệt, lẫy lừng công đức của tiền nhân.

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Chuyện xin giống cây vú sữa trồng ở Phủ thờ Bác

Tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Lực, huyện Thới Bình (mọi người thường gọi thân thương là “Phủ thờ Bác xã Trí Lực”), hiện có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa của má Lê Thị Sảnh (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gửi Tiểu đoàn 307 mang ra miền Bắc tặng Bác Hồ trên chuyến tàu tập kết năm 1954. Cây vú sữa này cũng đã cho trái từ mấy chục năm qua, khắc sâu thêm tình cảm thiêng liêng của người dân Cà Mau đối với Bác. Thế nhưng, chuyện xin cây vú sữa mang về trồng như thế nào và từ khi nào, cũng là thắc mắc của nhiều người.

Vụ thảm sát Cái Sắn qua lời kể của nhân chứng U100

Ông Phạm Văn Quang (Hai Quang), Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thới Bình, là người tâm huyết với công tác khuyến học, hầu như khóm, ấp nào trong huyện cũng có bước chân ông. Một hôm, ông phấn khởi điện cho tôi: “Chú biết có ông cụ này tuổi hơn 90, còn minh mẫn lắm, biết rất nhiều chuyện xưa của vùng đất Thới Bình, trong đó có vụ thảm sát ở Cái Sắn. Sắp xếp rồi chú đưa đi gặp cụ”.

Việt Nam trân trọng độc lập, phát triển bền vững

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…

Tự hào 79 mùa thu lịch sử

Cách đây 79 năm, với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 2/9/1945 trở thành ngày Tết độc lập đầu tiên của Tổ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước với ánh sáng chân lý của sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Ðảng ta soi đường, dẫn lối. Một mùa thu vạch ngang lịch sử, được lịch sử lựa chọn để đi vào bất tử.

Tri ân hai vị lãnh đạo nghĩa quân

Những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Nhà báo Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn), hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử (do Bảo tàng tỉnh thành lập) về thăm, thắp hương tại Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân, Ðỗ Thừa Luông - Ðỗ Thừa Tự (toạ lạc tại ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau) - Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Món quà nghĩa tình tri ân mẹ

Thiêng liêng gì bằng Tổ quốc và mẹ. Mẹ đã cống hiến tuổi xuân, tài sản lớn nhất là chồng, là con cho Tổ quốc. Bằng tấm lòng tôn kính, cảm phục, việc xuất bản quyển kỷ yếu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cà Mau” thể hiện trách nhiệm và là món quà mang nặng nghĩa tình của Ðảng bộ và Nhân dân tỉnh Cà Mau gửi đến các Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) còn sống, thay nén tâm hương dâng lên những mẹ đã khuất.

Chuyện về liệt sĩ nằm lại vùng đất lửa

Cách đây 5 năm, trong chuyến về nguồn cùng Tỉnh đoàn Cà Mau, đó là lần thứ 3 tôi được đặt chân đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (tỉnh Quảng Trị). Mang theo tấm lòng của người con miền Nam đến thắp nén tâm hương cho những vị anh hùng của Tổ quốc, như một sự tình cờ kỳ diệu, giữa hơn 10 ngàn ngôi mộ liệt sĩ nằm lại ở vùng đất lửa, đoàn chúng tôi bất ngờ tìm được một phần mộ đặc biệt. Ðó chính là nơi an nghỉ của Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xinh, quê tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.