ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 22-2-25 10:44:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ða dạng giải pháp giảm nghèo

Báo Cà Mau Nhìn lại năm 2024, tuy có nhiều khó khăn nhưng huyện Thới Bình đã thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu giảm nghèo tỉnh giao. Ðó là nhờ địa phương thực hiện đa dạng giải pháp giảm nghèo, nắm được nguyên nhân nghèo và nguyện vọng của từng hộ nghèo để hỗ trợ cụ thể, sát thực, giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

Ngay từ đầu năm, UBND huyện chỉ đạo quyết liệt thực hiện 30 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, vốn giải ngân tính đến đầu tháng 12/2024 đạt gần 9 tỷ đồng; chỉ đạo các ngành cùng vào cuộc thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo.

Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện giải ngân vốn tín dụng ưu đãi đến với bà con nghèo và đối tượng chính sách tại tất cả khóm, ấp trong toàn huyện được gần 126 tỷ đồng, góp phần giúp trên 16 ngàn hộ vay. Khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách có vốn để đầu tư cải tạo ao đầm nuôi thuỷ sản, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây ăn trái, mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất và dịch vụ kinh doanh.

Hộ vay vốn thực hiện mô hình nuôi cua đinh mang lại hiệu quả kinh tế ổn định.

Hộ vay vốn thực hiện mô hình nuôi cua đinh mang lại hiệu quả kinh tế ổn định.

Ông Sơn Tấn Phát, Phó giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện, cho biết: “Tới đây, NHCSXH huyện phối hợp chặt với các ngành, các cấp liên quan, rà soát, đảm bảo cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, làm đòn bẩy cho các hộ vươn lên”.

Ðặc biệt, các ngành, đoàn thể đẩy mạnh chăm lo cho người nghèo. Riêng Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện vận động quỹ Vì người nghèo trên 900 triệu đồng, hỗ trợ đối ứng xây dựng 42 căn nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và giúp đỡ vốn phát triển sản xuất cho 281 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Tiếp nhận nguồn kinh phí của  quỹ Vì người nghèo tỉnh do Công ty Dầu khí Việt Nam hỗ trợ hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn 50 suất quà bằng tiền mặt, trị giá 50 triệu đồng; 19 căn nhà cho hộ nghèo, hộ khó khăn với kinh phí 950 triệu đồng. Ngoài ra, Mặt trận các cấp trong huyện còn đăng ký giúp thoát nghèo cho trên 100 hộ nghèo, cận nghèo bằng nhiều hình thức, nhằm thực hiện giảm nghèo bền vững.

Bà Ðặng Kim Âu, Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện, cho biết: “Từ nguồn quỹ Vì người nghèo cấp tỉnh, huyện, xã, cùng nguồn vận động mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh, đã xây dựng được trên 170 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Ðặc biệt, từ đầu năm, Mặt trận các cấp trong huyện đăng ký giúp đỡ 115 hộ nghèo; theo đánh giá cuối năm, đã giúp thoát nghèo gần 90 hộ”.

Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo sản xuất, chăn nuôi để vươn lên.

Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo sản xuất, chăn nuôi để vươn lên.

Chính nhờ sự đồng lòng, chung sức của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong công tác giảm nghèo, với những biện pháp thiết thực mà hộ nghèo giảm đáng kể. Qua rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo cuối năm 2024, huyện còn 439 hộ nghèo, chiếm 1,21%, so với đầu năm giảm 231 hộ, đạt 138% kế hoạch; 502 hộ cận nghèo, chiếm 1,39%, giảm 255 hộ, đạt 146% kế hoạch.

Kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo năm 2024 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Ðây là động lực để huyện Thới Bình tiếp tục nỗ lực giảm nghèo bền vững năm 2025 và những năm tiếp theo./.

 

T. Linh

 

Tăng thu nhập nhờ trồng màu mùa khô

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập; từ đầu năm đến nay, huyện đã vận động trồng được gần 80 ha hoa màu các loại. Nhiều hộ tuy ít đất nhưng vẫn tích cực thực hiện, thu nhập mỗi năm từ 30-100 triệu đồng.

Lúa sinh thái, lúa hữu cơ - Hướng đi dài cho nông nghiệp xanh

Những năm gần đây, mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ đang được nhiều hợp tác xã (HTX), nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai và nhân rộng, góp phần hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo dòng sản phẩm sạch, hiệu quả cao.

Tăng thu nhập nhờ liên kết tiêu thụ sản phẩm

Với mục đích liên kết để tiêu thụ sản phẩm cũng như học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để mang lại chất lượng sản phẩm tốt nhất, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển đã thành lập Tổ hợp tác (THT) Tôm khô sạch - mắm tôm - khô bổi. Qua một năm hoạt động, THT đã hoạt động hiệu quả.

Nông dân 4.0

Mạng Internet đang là công cụ đắc lực của nông dân trong sản xuất cũng như phát triển bán hàng. Những nông dân 4.0 không chỉ sản xuất hàng hoá mà còn là người bán hàng giỏi, chủ động hơn trong nắm bắt nhu cầu thị trường, giá cả, hạn chế thấp nhất tình trạng bị thương lái ép giá.

Cải thiện thu nhập từ nghề đan lục bình

Là xã vùng ven của TP Cà Mau, kinh tế chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nên thời gian nhàn rỗi của hội viên phụ nữ xã khá nhiều. Ðể giúp chị em giải quyết thời gian nhàn rỗi, có thu nhập, cải thiện đời sống và góp phần cùng địa phương giải quyết việc làm, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ðịnh Bình liên kết hỗ trợ chị em thực hiện mô hình đan lục bình gia công.

Tự hào nông sản xã Lý Văn Lâm

Với vị ngon riêng biệt, dưa hấu Lý Văn Lâm và sản phẩm gạo sạch Ông Muộn ngày càng được người dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Ðể thương hiệu được vươn xa, xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, hướng đến thị trường phát triển bền vững.

Khá lên nhờ chuyển đổi phù hợp

Luân canh lúa - tôm thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, hình thành vùng chuyên canh lúa - tôm quy mô lớn đã mang lại hiệu quả kinh tế tích cực, giúp nhiều nông dân xã Khánh Thuận, huyện U Minh đổi đời, vươn lên khá giàu.

Chăm sóc vườn cây ăn trái mùa khô

Những năm gần đây, nông dân huyện Trần Văn Thời cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn trái, như: bưởi da xanh ruột hồng, cam, mít, táo... cho thu hoạch nhiều vụ trong năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mùa khô, nông dân chủ động các giải pháp chăm sóc, tưới tiêu, bảo vệ vườn cây an toàn, đảm bảo năng suất, chất lượng trái.

Phát triển bền vững tôm siêu thâm canh

Ngay sau Tết, nông dân huyện Cái Nước bắt tay vào công việc thường nhật, kỳ vọng năm mới sẽ tiếp tục gặt hái thành công trong nuôi thuỷ sản với loại hình nuôi tôm siêu thâm canh (STC) ứng dụng chế phẩm sinh học. Từ đó, tạo ra sản phẩm tôm nuôi chất lượng và đạt chứng nhận ASC nhằm gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển bền vững loại hình nuôi tôm STC trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Niềm vui chuyến biển đầu năm

Những ngày vừa qua, các phương tiện hành nghề câu mực ở cửa biển Khánh Hội ra khơi trước tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã cập bến. Thời tiết thuận lợi, hầu hết các phương tiện khai thác trong chuyến biển này đều trúng đậm, cộng với giá mực cao và ổn định nên các chủ phương tiện đều có lãi khá. Ðây không chỉ là tín hiệu vui mà còn là động lực cho ngư dân miền biển bước vào năm mới với niềm tin thắng lợi.