ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 07:15:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ða dạng mô hình sinh kế giảm nghèo

Báo Cà Mau Triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, các địa phương trong huyện Cái Nước lựa chọn vật nuôi phù hợp đối với từng hộ thụ hưởng, nhằm tạo cơ hội cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Năm 2024, huyện Cái Nước triển khai 2 dự án giảm nghèo từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, gồm Dự án đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, với tổng vốn đầu tư hơn 7 tỷ đồng. Có tổng số 126 hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được thụ hưởng. Trong đó, các hộ đối ứng trên 2,1 tỷ đồng và phần còn lại do ngân sách Nhà nước đầu tư.

Ðể các dự án được triển khai, thực hiện hiệu quả, ngành chức năng huyện phối hợp với các xã và hộ dân lựa chọn đối tượng vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế hộ gia đình: nuôi heo, vịt xiêm Pháp, nuôi gà và nuôi cua thương phẩm.

Bà Nguyễn Thị Út, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, cho biết: “Gia đình tôi là hộ mới thoát nghèo, kinh tế còn khó khăn do ít đất sản xuất, nằm sâu bên trong nội đồng, không thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản, nên gia đình chọn tham gia mô hình chăn nuôi heo thương phẩm. Chính quyền địa phương liên kết với cơ sở cung ứng heo giống, thức ăn chăn nuôi và vận chuyển về đến địa phương, cấp phát cho gia đình. Ðồng thời, nhân viên thú y xã tận tình hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh. Từ đó, đàn heo 4 con phát triển tốt, nhanh lớn, xuất chuồng cho hiệu quả kinh tế khá cao, giúp gia đình có thêm nguồn thu nhập, cải thiện kinh tế”.

Xã Hưng Mỹ liên kết với trang trại heo giống chất lượng, cung ứng con giống cho hộ dân thực hiện dự án giảm nghèo bền vững.

Xã Hưng Mỹ liên kết với trang trại heo giống chất lượng, cung ứng con giống cho hộ dân thực hiện dự án giảm nghèo bền vững.

Hộ ông Trần Văn Hùng, ấp Hoà Trung, xã Lương Thế Trân, là hộ nghèo, hết tuổi lao động và không đất sản xuất, cuộc sống hết sức khó khăn nên việc thoát nghèo bền vững là thách thức. Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, gia đình ông được chính quyền địa phương chọn thực hiện Dự án chăn nuôi heo thương phẩm, với tổng đàn 4 con và hỗ trợ thức ăn chăn nuôi đến khi heo xuất chuồng. Xem đây là cơ hội để thoát nghèo bền vững nên trong quá trình thực hiện dự án, gia đình ông Hùng chăm sóc đàn heo kỹ, định kỳ tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại theo hướng dẫn của nhân viên thú y. Sau 4 tháng, heo đạt trọng lượng 100 kg/con và sống 100%, xuất chuồng bán được trên 25 triệu đồng.

Là hộ cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn, không đất sản xuất, chỉ có một phần diện tích đất trống quanh nhà làm chỗ chăn nuôi, hộ ông Nguyễn Quốc Vũ, ấp Tân Hoà, xã Thạnh Phú, chọn mô hình nuôi vịt xiêm thương phẩm, với tổng đàn 120 con. Do là lần đầu tiên thực hiện chăn nuôi gia cầm quy mô hộ gia đình nên ông Vũ được nhân viên thú y tận tình hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc theo từng giai đoạn, vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh cho đàn gia cầm. Nhờ vậy, đàn vịt của gia đình nhanh lớn, tỷ lệ sống đạt gần 100% và xuất chuồng cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Tham gia dự án giảm nghèo, hộ ông Nguyễn Quốc Vũ chọn mô hình nuôi vịt xiêm thương phẩm.

Tham gia dự án giảm nghèo, hộ ông Nguyễn Quốc Vũ chọn mô hình nuôi vịt xiêm thương phẩm.

Thông qua triển khai linh hoạt, đa dạng đối tượng vật nuôi từ các dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, không chỉ tạo cơ hội cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo có thêm nguồn thu nhập cải thiện kinh tế gia đình, mà qua đó còn giúp họ có thêm kỹ năng, kiến thức khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi gia súc, gia cầm để áp dụng, mở rộng mô hình, nâng cao thu nhập, sớm vươn lên thoát nghèo bền vững./.

 

Việt Tiến

 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Những giải pháp nuôi tôm bền vững

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân.

Nhiều ưu đãi cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Ngành Nông nghiệp Bạc Liêu: Những thành tựu nổi bật qua 28 năm

Trong suốt 28 năm qua, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn với ứng dụng công nghệ cao.

Nông dân gặp khó khăn trong sản xuất lúa hè thu

Hè thu luôn là vụ lúa gặp nhiều bất lợi của nhà nông. Tuy nhiên, nếu như trước đây, chỉ khi đến khoảng cuối vụ, lúa bắt đầu trỗ chín lại gặp những cơn mưa dầm, gió lớn, khiến cho nhiều diện tích lúa đổ sập, ngâm trong nước, thì nay ngay từ đầu vụ, việc giá vật tư tăng cao, mưa gây ngập úng cục bộ cùng với nạn chuột, ốc cắn phá đã khiến nhiều nông dân gặp khó khăn ngay khi mới bắt tay vào sản xuất.

Nhà báo với nông dân

Trong hành trình phát triển của ngành Nông nghiệp Bạc Liêu luôn có sự đồng hành của báo chí.