ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 5-12-24 14:34:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðặc sản khô nghêu

Báo Cà Mau Huyện Ngọc Hiển có 28 ha nuôi nghêu ven biển, mỗi năm cung cấp hàng trăm tấn nghêu thương phẩm cho thị trường. Từ nguồn nguyên liệu dồi dào tại địa phương, nhiều hộ dân trên địa bàn đã khéo léo chế biến món khô nghêu. Món ăn mới lạ này được thị trường đón nhận, tiêu thụ mạnh, không chỉ mở ra hướng phát triển kinh tế của người dân, tăng giá trị nghêu thương phẩm mà còn làm phong phú thêm ẩm thực của vùng cực Nam Tổ quốc.

Anh Trương Long Châu, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu Châu Ðại Dương, ấp Rạch Tàu, xã Ðất Mũi, là người đầu tiên thử nghiệm và chế biến thành công món khô nghêu. Theo anh Châu, những năm qua, việc nuôi nghêu vẫn còn khó khăn do nghêu nuôi chậm lớn, không đạt kích cỡ nên khó tiêu thụ và giá bán cũng thấp. Hơn nữa, bước vào vụ thu hoạch, lượng nghêu tươi sống lên đến hàng tấn mỗi ngày, nếu không tiêu thụ kịp thì nghêu bị chết, hao hụt, ảnh hưởng đến thu nhập của xã viên. Trăn trở tìm đầu ra cho nghêu thương phẩm, giải quyết sinh kế cho bà con xã viên, anh đã nảy ra ý tưởng làm khô.

Sau thời gian hơn 3 tháng anh Châu nghiên cứu, mày mò, sản phẩm khô nghêu được ra đời. Lúc đầu, anh đem biếu cho xã viên và bà con gần nhà dùng thử; được mọi người khen ngon, anh đăng tải trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo rao bán. Những đơn hàng đầu tiên xuất đi, tạo động lực để anh nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm cung ứng cho thị trường. Hơn 2 năm qua, sản phẩm khô nghêu của anh Châu đã góp mặt trên các kệ hàng ở khắp các tỉnh, thành trong nước, thậm chí còn xuất bán cho thị trường nước ngoài theo đường tiểu ngạch.

 

Nhân công của HTX nuôi nghêu Châu Ðại Dương đang tách thịt nghêu để phơi khô.

Anh Châu cho rằng, sản phẩm khô nghêu giàu dinh dưỡng, có vị vừa ăn, dễ chế biến, có thể ăn kèm với nhiều món khác giống như tôm khô. So với làm tôm khô, cá khô thì món khô nghêu dễ làm và ít công đoạn hơn. Sau khi rửa sạch, nghêu tươi được ngâm khoảng 8 giờ để loại bỏ cát, sau đó luộc chín, tách lấy thịt và đem phơi. Nghêu thịt được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, sau khoảng 2 ngày là có thể dùng được. 40 kg nghêu tươi sẽ chế biến được 1 kg khô nghêu.

Hiện mỗi tháng cơ sở anh Châu cung cấp từ 15-20 kg khô nghêu, giá bán 1,2 triệu đồng/kg. Sản phẩm được chế biến, bảo quản cẩn thận, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có đóng gói, hút chân không và dán tem nhãn của HTX. Ðể có đủ sản phẩm đáp ứng đơn hàng, anh thuê thêm 4-5 nhân công, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương.

Hai tay thoăn thoắt tách thịt nghêu, chị Lê Hồng Em chia sẻ: “Nhà tôi ở kế bên, gần 2 năm nay, cứ cách 1, 2 ngày là tôi qua nhà anh Châu làm nghêu. Công lao động được trả theo giờ, mỗi ngày cũng được từ 200-250 ngàn đồng, giúp xoay xở chi tiêu sinh hoạt, nuôi con nhỏ đi học”.

Cũng như anh Châu, gần 2 năm nay, chị Hồng Kim Huệ, ấp Khai Long, xã Ðất Mũi, cũng tập tành làm khô nghêu. Từ chỗ làm ra để phục vụ bữa ăn trong nhà, nay món khô nghêu của chị được thị trường biết đến nhiều hơn, giúp gia đình có thêm thu nhập.

Chị Huệ phấn khởi cho hay, từ năm 2022 đến nay, sản phẩm khô nghêu của chị được góp mặt trưng bày trong các chương trình, sự kiện quảng bá sản phẩm, kích cầu du lịch của huyện, tỉnh. May mắn là được thực khách đón nhận, mua hết số lượng bày bán, nhiều người còn liên hệ đặt hàng thêm. Hiện mỗi tháng chị cung cấp từ 7-10 kg khô nghêu cho thị trường.

Nghêu sau khi luộc, tách vỏ, được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. (Trong ảnh: Chị Hồng Kim Huệ phơi nghêu).

Chị Huệ bộc bạch: “Cái khó hiện nay là đầu ra sản phẩm còn hạn chế bởi món ăn này vẫn còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng. Gia đình rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ngành chức năng để quảng bá, xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tạo thương hiệu cho nhiều người biết đến, giúp sản phẩm vươn xa hơn trong thời gian tới”.

Ông Lâm Quốc Trạch, Phó chủ tịch UBND xã Ðất Mũi, thông tin: “Trước mắt, địa phương sẽ tích cực hỗ trợ hộ dân xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm; hướng dẫn thiết kế bao bì, nhãn mác; hỗ trợ tìm kiếm đầu ra. Ðồng thời, xã cũng phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cùng các hộ làm nghề chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cần thiết, phấn đấu từ nay đến năm 2025 sẽ gắn sao OCOP cho sản phẩm, giúp người dân yên tâm phát triển bền vững mô hình”./.

 

Trúc Linh

 

Bánh phồng tôm đón Tết

Những ngày cuối năm, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi tất bật vào mùa làm bánh phồng tôm để kịp đáp ứng cho những đơn hàng Tết.

Nông dân khởi nghiệp sáng tạo

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên nông dân đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp với đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh được xem là mảnh đất màu mỡ, nhiều cơ hội để nông dân khai thác trên con đường lập nghiệp, tạo ra sự thay đổi về diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hôm nay.

Ðồng xanh trên đất mặn

Từ những năm 2000, khi thực hiện chuyển dịch sản xuất sang nuôi tôm, trên đồng đất huyện Phú Tân dần thưa thớt đi màu xanh của cây lúa, nhường chỗ cho con tôm phát triển. Câu chuyện khôi phục lại nghề trồng lúa trên đất nuôi tôm tuy không còn xa lạ tại các địa phương trong huyện, nhưng số người làm được lại rất khiêm tốn và để cây lúa trĩu hạt trên vùng đất mặn cũng không phải chuyện dễ.

Chi hội trưởng gương mẫu

Những năm gần đây, huyện U Minh có nhiều cựu chiến binh (CCB) gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, ông Trần Văn Gẫm, Chi hội trưởng Chi hội CCB Ấp 6, xã Khánh Tiến là điển hình.

Thu nhập cao từ chuối sấy giòn

Nhằm góp phần tìm đầu ra và nâng cao giá trị nông sản địa phương, vợ chồng chị Lâm Thị Quỳnh Như và anh Cao Thanh Mộng, Khóm 2, phường Tân Thành, TP Cà Mau, khởi nghiệp và thành công với mô hình sản xuất chuối sấy giòn, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.

Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và tạo điều kiện tốt hơn cho nữ nông dân

Chiều ngày 3/12, Bà Jasmien De Winne, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam; ông Marc Fransen, Tuỳ viên ban DGEO.6, Tổng vụ Hợp tác phát triển Bỉ (DGD – Brussels) cùng đoàn công tác Ban quản lý Dự án “Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân và lao động thời vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại Việt Nam” có buổi làm việc với Hội nông dân tỉnh.

Quyết tâm sẽ thành công

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu phát triển kinh tế gia đình luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh hưởng ứng, thực hiện. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu, đồng thời luôn đi đầu trong các phong trào ở địa phương. Ðiển hình là CCB Võ Văn Láng, hội viên Ấp 9.

Cá về lúc hừng đông

Ở cửa biển Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), lúc rạng sáng, hàng trăm tàu đánh bắt thuỷ sản cập cảng Sông Ðốc và các điểm thu mua, với khoang thuyền đầy các loại cá, mực... tạo nên khung cảnh mua bán tấp nập. Hàng chục xe tải lớn nhỏ chờ sẵn để lên hàng, chuyển về khắp các tỉnh, thành phố.

Ða cây, đa con - Lợi nhuận kép

Hưởng ứng chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, phá thế độc canh con tôm, cây lúa hay lâm nghiệp, người dân trong tỉnh Cà Mau đã và đang mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích sản xuất. Nhờ mô hình này, người dân có được nhiều nguồn thu, lấy ngắn nuôi dài, hạn chế được tình trạng thu hoạch ồ ạt, được mùa, mất giá...

Phấn đấu có ít nhất 50% hợp tác xã hoạt động hiệu quả

Ngày 29/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau (Cụm trưởng) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các hợp tác xã (HTX) Cụm thi đua Tây Nam Sông Hậu.