ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 10:06:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðổi mới sáng tạo: Nền tảng của sự phát triển

Báo Cà Mau Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh, những thành tựu về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ÐMST) đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp.

Cà Mau là một trong những vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của đồng bằng sông Cửu Long, với đặc điểm tự nhiên là đa dạng các vùng sinh thái, từ đó các loại hình sản xuất cũng vô cùng phong phú. Trong đó, nổi bật nhất là nuôi thuỷ sản (300.000 ha); sản xuất lúa gạo chất lượng cao, nhất là lúa trên đất nuôi tôm; khoảng 95.000 ha rừng đủ năng lực để cung cấp nhu cầu chế biến, tiêu dùng gỗ trong và ngoài nước... Với những tiềm năng và thế mạnh này, Cà Mau là vùng đất hứa hẹn cho nền nông nghiệp công nghệ cao trong tương lai.

Nhiều thành tựu ứng dụng khoa học công nghệ

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Cà Mau đã nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao vào các lĩnh vực của ngành. “Ðối với ngành nuôi thuỷ sản, công nghệ cao đã được áp dụng vào các quy trình nuôi; ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác chọn lọc, phục tráng giống đã nâng cao năng suất, chất lượng các giống lúa; thành công trong công nghệ nuôi cấy mô một số dòng keo lai phục vụ cho công tác trồng rừng...”, ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chia sẻ về những thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN) nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Trên lĩnh lực khai thác thuỷ sản, tỉnh có nhiều ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai thác và bảo quản thuỷ hải sản.

Ông Phan Tấn Thanh, Giám đốc Sở KH&CN, nhận định, các chủ trương, chính sách lớn của Ðảng về phát triển KH&CN đã từng bước đi vào cuộc sống, tạo cơ sở, tiền đề cho những đổi mới, cải cách về quản lý, tổ chức và hoạt động KH&CN. Từ đó, nhiều kết quả nghiên cứu KH&CN ở nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, cho đến sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, năng lượng... đã được ứng dụng, nhân rộng hiệu quả trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như đáp ứng các đòi hỏi trong quá trình chuyển đổi và yêu cầu hội nhập quốc tế của nền kinh tế.

Một trong những thành tựu nổi bật của công tác nghiên cứu KH&CN thời gian qua là việc nghiên cứu, bảo hộ thành công quyền sở hữu và công nhận giống lúa mới CAMAU1. Giống lúa này có những đặc tính vượt trội như năng suất cao, chống chịu phèn, mặn, đặc biệt là thích hợp phát triển sản xuất trên vùng đất sản xuất lúa - tôm.

Kỹ sư Nguyễn Văn Hải, Chủ nhiệm dự án, chia sẻ, giống lúa CAMAU1 là sản phẩm của đề tài KH&CN “Chọn giống lúa chịu mặn năng suất, chất lượng cao tại tỉnh Cà Mau”. Ðề tài đã được triển khai nghiên cứu, khảo nghiệm một thời gian dài, được bố trí sản xuất thử nghiệm nhiều vùng sinh thái trong và ngoài tỉnh. Sau thời gian tổ chức sản xuất, giống CAMAU1 đã nhận được phản hồi tích cực, nhất là khả năng chịu mặn 3-4 phần ngàn.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác chọn lọc, phục tráng giống đã nâng cao năng suất, chất lượng các giống lúa Cà Mau. Hằng năm Cà Mau có trên 100 giống lúa được đề xuất bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh. (Ảnh chụp vụ lúa đông xuân, ngày 20/12/2023)

Tháo gỡ rào cản

Thời gian qua, KHCN&ÐMST đã giúp nhiều hộ dân, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, đẩy mạnh xuất khẩu, đưa tỉnh Cà Mau trở thành vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, KHCN&ÐMST vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những hạn chế dễ thấy nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ còn lạc hậu; hệ thống Logistic phục vụ nông nghiệp ở quy mô nhỏ, manh mún. Hay chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tương đối thấp, chưa đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ tiên tiến. Chuyển đổi số trong nông nghiệp của tỉnh mặc dù được đẩy mạnh nhưng vẫn còn khá khiêm tốn...

Đoạn lộ bị sụt lún, được thợ thi công cắt ra để kéo ra ngoài, cho phương tiện cơ giới di chuyển.

Ðể KHCN&ÐMST thực sự là đột phá chiến lược và là động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ông Thanh cho biết, Sở KH&CN sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh tạo môi trường, điều kiện tốt hơn nữa cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo. Qua đó, động viên đội ngũ nghiên cứu KH&CN kiên trì theo đuổi niềm đam mê khoa học và khát vọng phát triển, vượt lên mọi khó khăn, thách thức để tạo ra nhiều thành quả KH&CN thiết thực, mang lại lợi ích cho người dân, xã hội.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển KHCN&ÐMST, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2297/QÐ-UBND về Chương trình KHCN&ÐMST tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, trọng tâm là triển khai thực hiện các giải pháp công nghệ phát triển nông nghiệp theo hướng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn... phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu và phát triển ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất giống đối với các đối tượng thuỷ sản, hải sản chủ lực, giống cây, con năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu, bệnh, thích ứng tốt với điều kiện khí hậu, có khả năng tạo ra sản lượng hàng hoá lớn, có tính cạnh tranh cao, ổn định và bền vững, phù hợp các vùng sinh thái.

Cà Mau được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp, thế nhưng thời gian qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, hạ tầng phục vụ sản xuất, mặt bằng công nghệ... chưa được đầu tư xứng tầm, đây là những rào cản cho phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó, ứng dụng KHCN&ÐMST được coi là một trong những định hướng và giải pháp then chốt để giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp hiện nay./.

 

Song Nguyễn

 

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau lần đầu có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Nhìn vào thực tế tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại thẳng thắn chỉ rõ, việc thi công các công trình trọng điểm còn khá ì ạch, chậm chạp và khả năng cuối năm tỷ lệ giải ngân của các đơn vị sẽ không đạt yêu cầu, bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. Quan trọng hơn, sẽ làm chậm và mất thời cơ để tỉnh tăng tốc, phát triển, làm lỡ nhịp đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết đối với những công trình là niềm mong mỏi của Nhân dân, nhất là công trình y tế.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Về xã Hồng Dân vấn vương hương bánh tráng

Một ngày đầu tháng 7, bon bon trên đường bê-tông ở ấp Thống Nhất, xã Hồng Dân, tạo ấn tượng trước mắt chúng tôi là những liếp bánh tráng trắng tinh vừa được người dân tráng xong, đem phơi để đón tia nắng sớm đầu ngày. Những tia nắng vàng ươm rọi xuống, cho những chiếc bánh khô, vừa độ dẻo, ngon, mang hương vị đặc trưng của làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi.

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.