ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 02:47:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðừng để hoang phí đất

Báo Cà Mau Giảm nghèo là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là mục tiêu được hướng đến. Thế nhưng, thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân tư duy sản xuất, cách sống chậm chuyển biến, dẫn đến không thể thoát khỏi cái nghèo. Trong nhiều trường hợp khó khăn ấy, qua khảo sát thực tế, có trường hợp vẫn sở hữu tư liệu sản xuất (dù ít), có đất vườn (khu vực nông thôn), nhưng quỹ đất này chưa phát huy hiệu quả.

Ông bà ta có câu “tấc đất - tấc vàng”, tuy nhiên, để có thể biến “đất thành vàng” lại là một sự chuyển biến nhận thức, hiểu được giá trị của đất đai và biết cách tận dụng, khai thác tiềm năng từ đất để tạo sản phẩm. Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, việc phát triển tiềm năng, lợi thế của đất đai đồng nghĩa với các biện pháp sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội của một hệ sinh thái nông nghiệp nhằm thu được sản lượng cao, hiệu quả nhất.

 Dù diện tích sản xuất nhỏ nhưng anh Nguyễn Huynh (Ấp 17, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh) đã tận dụng triệt để, cải thiện cuộc sống gia đình từ  với nghề nuôi lươn không bùn.

Những nông dân quý đất như vàng

Khi mặt trời vừa ló dạng, chúng tôi theo chân anh Lê Văn Ðương, Ấp 3, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, ra khu vườn rộng hơn 300 m2 của mình. Theo anh Ðương, đây là phần diện tích đất có được do chính cha ruột cho khi anh lập gia đình. Lúc trước nơi đây chỉ là vùng trũng, chỉ có thể canh tác lúa 2 vụ. Qua nhiều năm bỏ công bồi đắp, khu đất trũng ngày nào đã trở thành một khu vườn mơ ước.

Anh Ðương chia sẻ: “Khi mới lập nghiệp, gia đình cũng gặp không ít khó khăn; làm lúa, bắt cá sinh sống qua ngày. Một lần tình cờ gặp người quen, tôi thấy họ có cuộc sống tốt hơn mình từ việc trồng rau, nuôi cá. Thế là tôi nảy sinh suy nghĩ lên liếp để canh tác theo hướng đó”. Sau khi bồi lấp, tạo nên khu vườn phẳng tắp, anh Ðương đã chọn mua những loại giống rau phù hợp với thổ nhưỡng và có nhu cầu cao. Thế là anh bắt đầu canh tác.

Ngắm qua khu vườn của anh Ðương, chúng tôi khá ngạc nhiên và mãn nhãn. Hầu hết không gian được bao phủ màu xanh của hành, quế, rau thơm... Gần đây, anh lại trồng thêm hàng chục gốc nhãn, loại nhãn dày cơm, nên rất được thực khách ưa chuộng. Phần lớn diện tích đất được anh sử dụng, chỉ chừa một ít làm lối đi để trông coi, tưới tiêu.

“Sống ở vùng quê, có gì quý hơn đất. Ðất cho ta chỗ trú ngụ, đất tạo sinh kế nuôi sống gia đình. Rất uổng khi bỏ phí đất”, anh Ðương quan niệm. Giờ đây, anh Ðương đã có cuộc sống khá ổn định từ thu nhập trồng các loại rau, cây ăn trái.

Bằng nội lực, sự cần cù và học hỏi, khai thác tiềm năng lợi thế đất, nhiều hộ nông dân Cà Mau vươn lên làm giàu, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Ðơn cử như “vua cá chình” Nguyễn Hữu Ánh (xã Tân Thành, TP Cà Mau), ông là điển hình nông dân chân đất làm giàu từ đất. Cũng như bao người thành công khác, ông Ánh đã không để đất nghỉ ngơi. Dưới nuôi cá, trên trồng rau và dừa, sa pô và ớt, - với mô hình canh tác rất hiệu quả này, ông đã tạo nguồn cảm hứng làm kinh tế mới cho nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh. “Ðất là tài nguyên có hạn, cố định và không “nở” ra, chính vì thế không thể để hoang phí”, ông Nguyễn Hữu Ánh khẳng định.

Cần thay đổi tư duy sản xuất

Ðời sống người nông dân từ bao đời nay luôn gắn liền với đất, phát triển đi lên từ sản xuất nông nghiệp là chính. Sự phát triển ấy được hiện thực bằng hướng khai thác có hiệu quả tư liệu sản xuất là đất, thâm canh tăng sản lượng nông nghiệp, ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và thực hiện các phương pháp sinh học, các công nghệ tiên tiến nhằm giảm thiểu khả năng mất mùa. Tựu trung, để đi đúng hướng, tìm đến sự phát triển bền vững từ đất đai - nông nghiệp thì tư duy, nhận thức là cốt lõi.

Dù thực tế, trên địa bàn tỉnh Cà Mau chưa có con số thống kê chính thức về lượng đất nông nghiệp bị hoang phí, kém hiệu quả trong sử dụng. Nhưng qua quan sát, tỷ lệ đất này tồn tại khá nhiều trong đời sống người nông dân. Một khu vườn rộng hàng trăm mét vuông chỉ đơn thuần tồn tại một ngôi nhà chính, xung quanh là cây gỗ tạp, có nơi còn để cỏ, sậy mọc lên um tùm, đó là hình ảnh không hiếm thấy ở khu vực nông thôn.

Ðất bị bỏ hoang, không phát huy hiệu quả, là hình ảnh không hiếm tại khu vực nông thôn.

Ðất bị bỏ hoang, không phát huy hiệu quả, là hình ảnh không hiếm tại khu vực nông thôn.

Qua trao đổi với nhiều hộ dân ở nông thôn, rất nhiều trường hợp đã phải thừa nhận một hiện thực là dù đất vườn nhiều nhưng không sử dụng hết hoàn toàn; dù có đất canh tác, trồng trọt nhưng vẫn phải mua từng cọng hành, trái ớt khi có nhu cầu sử dụng. Ðất đai rõ ràng đã không được phát huy hiệu quả toàn diện, họ không sử dụng tài nguyên đất để tự chủ tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cuộc sống.

Phát triển nông nghiệp trên cơ sở khai thác đất đai có hiệu quả sẽ sử dụng được cao nhất lao động dư thừa, một biện pháp tạo ra việc làm cho nông dân nông thôn nhằm giảm nghèo thiết thực. Vấn đề này tuy đã được nhìn nhận, song hiệu quả thực tiễn chưa đạt như kỳ vọng.

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có hơn 1,1 triệu dân, trong đó có hơn 900 ngàn dân sinh sống ở vùng nông thôn. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên 690 ngàn người, chiếm hơn 79% dân sống ở khu vực nông thôn, con số này cho thấy lực lượng lao động nông thôn chiếm tỷ trọng rất lớn, là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào. Tuy nhiên, để phát huy và tận dụng tối đa nguồn nhân lực lao động nông thôn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thì vẫn còn là những thách thức.

Ông Nguyễn Văn Ðoàn, Chủ tịch UBND xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, nhìn nhận, hơn 90% người dân xã làm kinh tế là sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa và hoa màu, nuôi cá. Tuy nhiên, nguồn thu nhập không ổn định do sản phẩm đầu ra còn lệ thuộc nhiều vào thị trường, dẫn đến một bộ phận người dân chưa mạnh dạn khai thác hết phần đất hiện có của gia đình để sản xuất đa cây, đa con, hoặc bằng lòng với cách sống hiện tại, thường thụ động trong cách nghĩ, cách làm, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên để nâng cao mức sống.

Bà Ðoàn Xuân Nguyện, Phó chủ tịch UBND xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, chia sẻ: “Việc người dân chưa tận dụng được đất đai để phục vụ cho kinh tế, chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ cấp thiết của các cấp, các ngành, địa phương. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia phát triển kinh tế, tận dụng đất vườn, đất nông nghiệp để tạo công ăn, việc làm, tăng thu nhập kinh tế gia đình, đặc biệt là những hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương, góp phần từng bước thực hiện tốt công tác giảm nghèo trong thời gian tới”.

Nông dân xã Thới Bình, huyện Thới Bình, trồng màu phát triển kinh tế.

Nông dân xã Thới Bình, huyện Thới Bình, trồng màu phát triển kinh tế.

Chưa sử dụng hết tiềm năng đất nông nghiệp là một thực tế đã và đang diễn ra tại khu vực nông thôn. Chính vì thế, để giải quyết bài toán này cần những giải pháp có giá trị khoa học, nhân văn, đánh thức tư duy đổi mới của người nông dân, để họ quan tâm hơn nguồn tư liệu sản xuất có sẵn ở địa phương. Ðây cũng là hướng đi quan trọng của công cuộc giảm nghèo.


Ông Võ Thanh Trà, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh, cho biết: “Thời gian qua, xoay quanh vấn đề lao động nông thôn, chúng tôi tổ chức nhiều hội thảo để cùng nhau tìm cách tháo gỡ khó khăn, tìm giải pháp căn cơ trong giai đoạn hiện nay. Tại các hội thảo này, chúng tôi nhìn nhận thực tế ngày càng nhiều lao động nông thôn ra làm việc tại các đô thị, vì rất nhiều lao động nông thôn thu nhập chủ yếu từ các hoạt động phi nông nghiệp, phi chính thức. Do thiếu hệ thống an sinh xã hội chính thức tại khu vực nông thôn, nên đa phần người dân vẫn phải giữ đất để đề phòng rủi ro, do đó đất đai, vườn tược bị bỏ hoang hoá hoặc không được chăm sóc, canh tác... tạo ra sự lãng phí rất lớn, xuất phát từ việc nguồn lao động chủ lực nông thôn hiện nay thiếu trầm trọng do vấn đề di cư, lao động trẻ, khoẻ tìm đến các thành phố lớn tìm kiếm việc làm”.


 

Văn Ðum

 

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.

Về xứ rừng bắt cá làm khô

Vùng đất ven biển Tây nói chung, rừng ngập mặn Mũi Cà Mau nói riêng có hệ sinh thái phong phú. Ðặc biệt, xứ này có nhiều hải sản sinh sống, phổ biến nhất là loài giáp xác, tôm, cá... Ngư dân đánh bắt, chế biến nhiều món ăn dân dã hấp dẫn, đặc biệt là các món khô: cá chét, cá đối, cá cơm...

Doanh nghiệp, người nuôi cùng bắt tay thúc đẩy đột phá ngành hàng tôm

Đó là mong muốn của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm vào sáng nay (22/3). Đồng chủ trì hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Phó giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Môi trường Châu Công Bằng cùng hơn 280 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp lĩnh vực ngân hàng; các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thuỷ sản và người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.