ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 21:32:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giảm nghèo phù hợp điều kiện thực tế

Báo Cà Mau Với nỗ lực của các cấp, ban, ngành huyện trong công tác giảm nghèo, trong đó có triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là ý thức không trông chờ, ỷ lại của chính hộ nghèo, hộ cận nghèo; thời gian qua, số hộ nghèo tại huyện Trần Văn Thời giảm dần qua từng năm.

Ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Huyện luôn xác định thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội. UBND huyện đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình. Theo đó, kiện toàn các tổ công tác Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, phân công từng thành viên của tổ công tác và các cơ quan, ban, ngành, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ để xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện. Ðặc biệt là thông tin, tuyên truyền để người nghèo nhận thức được trách nhiệm, vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Qua đó, người dân nói chung và hộ nghèo, hộ cận nghèo nói riêng tiếp cận được nội dung chính sách giảm nghèo, đặc biệt là các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Theo đó, hộ nghèo được hướng dẫn kỹ thuật và được hỗ trợ trực tiếp trong sản xuất như: vốn, giống cây trồng, vật nuôi... Các chương trình, dự án triển khai khá phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, nguồn vốn ngân sách Nhà nước phân bổ trong năm 2022, chuyển nguồn sang năm 2023 hơn 5 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân hơn 4 tỷ đồng, đạt 80,27%.

Cuộc sống người dân tại xã Phong Ðiền dần khởi sắc nhờ những chính sách phù hợp với thực tế tại địa phương.

 

“Huyện luôn đặt mục tiêu giảm nghèo bền vững, giảm nghèo thực chất là yếu tố hàng đầu trong chỉ đạo. Nhiều mô hình đa dạng hoá sinh kế được hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tế hoàn cảnh hộ nghèo, cận nghèo; trong đó, có rất nhiều mô hình đạt hiệu quả cao, giúp hộ nghèo có thu nhập ổn định để thoát nghèo. Ngoài ra, huyện cũng mở được 16 lớp đào tạo, bồi dưỡng, truyền nghề cho các đối tượng nghèo, cận nghèo thuộc chương trình”, ông Trần Tấn Công thông tin thêm.

Tại xã Phong Ðiền, công tác giảm nghèo bền vững luôn được địa phương quan tâm thực hiện. Theo đó, UBND xã rà soát, nhằm đánh giá đúng thực trạng từng hộ có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo, như: có đất sản xuất nhưng không có vốn, có lao động nhưng không có nghề nghiệp, hay thiếu tư liệu sản xuất... Từ đó, giúp Ban Chỉ đạo giảm nghèo có hướng hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời, đúng nhu cầu, tạo điều kiện giúp hộ dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Ngày nào cũng vậy, cứ tầm 6 giờ sáng, ông Phạm Văn Ðành, ấp Rẫy Mới, xã Phong Ðiền, chạy xe lên chợ huyện để mua trứng vịt về bán, kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Ðầu năm nay, cuộc mưu sinh của ông đỡ vất vả hơn, vì năm vừa rồi gia đình ông được hỗ trợ cất nhà và vốn, con giống để nuôi lươn thương phẩm.

Trước đây, gia đình ông Ðành thuộc diện hộ nghèo nhiều năm. Do ít đất sản xuất, vợ chồng ông lại quá tuổi lao động nên cuộc sống cứ thiếu trước hụt sau. Nhận thấy gia đình có ý chí phấn đấu làm ăn, địa phương đã vận động mạnh thường quân hỗ trợ 50 triệu đồng để xây cất căn nhà; đồng thời hỗ trợ 1.900 con lươn giống, thuốc, thức ăn để gia đình phát triển mô hình nuôi lươn thương phẩm.

Với mong muốn sớm được thoát nghèo, dù đã bước sang tuổi 70 nhưng ông Phạm Văn Ðành vẫn nỗ lực buôn bán.

Dù đã bước sang tuổi 70 nhưng ông Ðành rất nỗ lực, phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Ông chia sẻ: “Tôi rất cảm ơn chính quyền địa phương, mạnh thường quân đã hỗ trợ căn nhà và sinh kế cho gia đình. Ðây là động lực để gia đình tiếp tục vươn lên trong cuộc sống".

Gia đình ông Ðành tự nguyện làm đơn xin thoát nghèo để nhường phần hỗ trợ các hoàn cảnh khác khó khăn hơn.

"Bí quyết" giảm nghèo của xã Phong Ðiền chính là xác định vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, vận động. Nổi bật là Hội Phụ nữ. Trước đây, đa số hộ nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp, thông qua tuyên truyền, vận động của Hội, đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức vươn lên của hộ nghèo. Xã Phong Ðiền 3 năm nay không còn hộ chính sách là hộ nghèo; chưa có hộ nào tái nghèo.

Ðầu năm 2023, tổng số hộ nghèo của xã là 72 hộ, chiếm 2,17%, đến cuối năm giảm được 45 hộ, hộ nghèo giảm còn 1,35%; hộ cận nghèo còn 30 hộ, còn 0,18%. Trong năm qua, xã triển khai 4 mô hình, dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn với nguồn vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng.

Hộ chị Ngô Thị Triều, ấp Tân Thuận, xã Phong Ðiền, được hỗ trợ sinh kế, nhà ở để gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ngoài ra, địa phương còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ cho vay đối với 137 hộ, với hơn 9 tỷ đồng dành cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thuộc các lĩnh vực: giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, chuyển đổi sản xuất...

Ông Trịnh Văn Phúc, Phó chủ tịch UBND xã Phong Ðiền, cho biết: “Năm nay, xã được huyện giao chỉ tiêu thoát nghèo 16 hộ; song, với quyết tâm trong công tác này, xã đã xây dựng kế hoạch giảm 30 hộ”. 

Qua rà soát đến cuối năm 2023, toàn huyện còn 623 hộ nghèo, chiếm 1,32% tổng số hộ (giảm 0,86%, tương đương giảm 419 hộ so với cuối năm 2022); 573 hộ cận nghèo, chiếm 1,21% (giảm 0,08%, tương đương giảm 45 hộ so với cuối năm 2022). Hộ nghèo bảo trợ xã hội là 65 hộ, chiếm 10,43% trong tổng số hộ nghèo; hộ cận nghèo bảo trợ xã hội là 59 hộ, chiếm 10,30% tổng số hộ cận nghèo. Không có hộ nghèo, hộ cận nghèo là gia đình chính sách, người có công.

Nổi bật, huyện Trần Văn Thời có 6 năm liên tục không còn hộ nghèo thuộc gia đình chính sách, người có công và năm 2023 không còn hộ cận nghèo thuộc gia đình chính sách, người có công. Ðáng ghi nhận là ý thức của hộ nghèo, hộ cận nghèo nâng lên đáng kể, họ tự tìm việc làm để tăng thu nhập cho gia đình, góp phần cho công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đạt hiệu quả thiết thực hơn./.

 

Hằng My - Phương Du

 

Xây dựng mô hình nuôi tôm không xả thải

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đang phát triển mạnh về diện tích và sản lượng. Sự thâm canh hoá trong nuôi tôm ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính điều này cũng dẫn đến hàm lượng chất thải cao, làm suy giảm chất lượng nước và lây lan mầm  bệnh vì thiếu an toàn sinh học.

Củ hủ dừa - Tiềm năng vào OCOP

Những năm gần đây, mô hình trồng dừa phát triển mạnh trên địa bàn xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, được nông dân trong xã hưởng ứng nhiệt tình. Theo đó, có nhiều hộ nông dân chuyển hướng trồng dừa thu hoạch củ hủ, góp phần tăng giá trị kinh tế từ cây dừa.

Xây dựng mô hình mẫu về thực hiện đồng quản lý

Sáng 12/9, Hội Thuỷ Sản tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo tham vấn góp ý văn kiện Dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình đồng quản lý (ĐQL) trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Dự án này được triển khai tại 2 xã: Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, với mục tiêu xây dựng mô hình mẫu về ĐQL.

Giúp chị em tự tin khởi nghiệp

Ðồng hành cùng phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, những năm qua, tổ chức hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh luôn là điểm tựa, cầu nối dẫn dắt quan trọng và tích cực hỗ trợ chị em khởi nghiệp, phát triển kinh tế, hiện thực hoá các ý tưởng kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, phát triển các loại hình doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã...

Ước vọng biển xanh

Trở thành một trong những tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đạt các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; các ngành nghề kinh tế biển phát triển theo hướng hiện đại, tăng trưởng xanh, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,... là những mục tiêu mà tỉnh Cà Mau đang nỗ lực hướng tới.

Lợi ích kép từ điện năng lượng mặt trời

Ðược xem là nguồn năng lượng sạch và gần như vô tận, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nguồn cung cấp từ điện lưới quốc gia quá tải và không ổn định thì điện năng lượng mặt trời (NLMT) được nhiều người dân, doanh nghiệp lựa chọn. Qua quá trình sử dụng, những tấm pin NLMT đã phát huy được lợi ích kép.

Các cấp hội nông dân với kinh tế tập thể

“Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm gần 80% dân số và khoảng 48,85% lực lượng lao động xã hội; là chủ thể tích cực trong phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng nông dân.

Nâng giá trị hạt muối và con tôm

Với mong muốn phát huy thế mạnh sản phẩm đặc trưng của địa phương là hạt muối và con tôm, thị trấn Ðầm Ðơi, huyện Ðầm Dơi thành lập Hợp tác xã (HTX) Muối Cà Mau, chuyên sản xuất những sản phẩm làm từ muối và tôm. Qua đó, phát triển kinh tế nông thôn, gia tăng giá trị các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Hiệu quả kinh tế từ trồng bắp

Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, đất bờ bao vuông tôm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển ra sức cải tạo để trồng bắp. Nhờ phù hợp với điều kiện tự nhiên, được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bắp phát triển tốt, cho trái to, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hỗ trợ nông dân thực hiện dự án nuôi cá đồng trên đất rừng

Nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng tự nhiên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, chiều 10/9, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với huyện U Minh tổ chức lễ bàn giao 150 ngàn con cá giống và vật tư thực hiện dự án nuôi cá đồng trên lâm phần rừng tràm.