ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-10-24 08:31:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Công cụ đắc lực hỗ trợ quản lý, giảng dạy

Báo Cà Mau Xác định công nghệ thông tin (CNTT) là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục; thời gian qua, Phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) huyện Thới Bình đã ứng dụng CNTT vào triển khai thực hiện các biện pháp quản lý, chỉ đạo, nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học.

Những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy không còn là điều mới mẻ đối với ngành giáo dục huyện Thới Bình. Nhân viên quản lý, giáo viên các trường đã mạnh dạn thay đổi, biết ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy. Bên cạnh đó, trình độ CNTT của nhân viên, quản lý, giáo viên từng bước được nâng lên, đáp ứng nhu cầu đổi mới. Cơ sở vật chất như phòng máy tính, hệ thống mạng máy tính, các thiết bị liên quan đến CNTT... ở các trường được đầu tư, trang bị tương đối đầy đủ, ổn định. Hiện nay, ứng dụng CNTT trong các nhà trường đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong các nhà trường.

Từ năm học 2011-2012, ngành giáo dục huyện Thới Bình đã đưa môn Tin học là môn học tự chọn vào giảng dạy trong các trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay, Tin học thành môn học bắt buộc giảng dạy trong các trường phổ thông theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Toàn huyện có 15 phòng máy với 444 máy tính, đáp ứng đầy đủ cho tất cả các lớp học Tin học (195 lớp) ở các nhà trường, trên 50% trong tổng số 50 trường trong toàn huyện có phòng họp trực tuyến. Huyện có 20 giáo viên giảng dạy môn Tin học (trong đó, đại học chuyên ngành Tin học, CNTT 8 người; còn lại là giáo viên có trình độ chuyên môn có thể đảm nhiệm giảng dạy môn học này như Cao đẳng Sư phạm Toán - Tin).

Từ năm học 2011-2012, ngành giáo dục huyện Thới Bình đã đưa môn Tin học là môn học tự chọn vào giảng dạy trong các trường đạt chuẩn quốc gia. Ðến nay, môn Tin học thành môn học bắt buộc giảng dạy.Từ năm học 2011-2012, ngành giáo dục huyện Thới Bình đã đưa môn Tin học là môn học tự chọn vào giảng dạy trong các trường đạt chuẩn quốc gia. Ðến nay, môn Tin học thành môn học bắt buộc giảng dạy.

Trình độ chuyên môn của nhân viên quản lý, giáo viên đáp ứng tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy. Các nhà trường đã tổ chức cơ bản tốt nội dung chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong dạy học đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của các cấp; ứng dụng CNTT vào thực hiện công tác và quản lý cũng như dạy học tại đơn vị.

Ông Nguyễn Thanh Nhàn, Trưởng phòng GD&ÐT huyện, cho biết: “Ứng dụng CNTT góp phần tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý, dạy học, giúp nhân viên quản lý các công việc như: lưu trữ hồ sơ viên chức (phần mềm quản lý nhân viên PMIS); quản lý các dữ liệu thông tin về học sinh (phần mềm quản lý SMAS, phần mềm PCGD...); giúp nhà trường phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc quản lý, giáo dục học sinh...; quản lý tài chính, cơ sở vật chất, bảo hiểm xã hội (thực hiện bằng phần mềm kế toán MISA); quản lý các hoạt động hành chính như: thống kê, báo cáo; quản lý thư viện - thiết bị, thí nghiệm, quản lý hòm thư điện tử (công văn đi - đến); quản lý các hoạt động của trang thông tin điện tử, chữ ký điện tử... Các trường trên địa bàn huyện thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý như lưu hồ sơ nhân viên quản lý, giáo viên, nhân viên; quản lý các dữ liệu thông tin về học sinh đảm bảo an toàn, đúng quy định”.

Việc được tiếp xúc nhiều với CNTT trong lớp học còn mang đến cho các em những kỹ năng tin học cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Cùng với đó, các trường cũng thực hiện việc ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả, phù hợp với thực tế. Hầu hết giáo viên thiết kế bài giảng Powerpoint; giáo án điện tử E-Learning (sử dụng các phần mềm trình chiếu; tìm kiếm thông tin phục vụ nội dung tiết dạy trên mạng; trao đổi và chia sẻ về những vấn đề cần thảo luận trong các nhóm giáo viên hay trên mạng của trường học kết nối; tham khảo sách điện tử, giáo trình điện tử...).

Là một trong những đơn vị thực hiện hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy, Trường Tiểu học Hồ Thị Kỷ A (xã Hồ Thị Kỷ) được trang bị một phòng máy vi tính, mỗi phòng học được trang bị tivi kết nối Internet tốc độ cao để đáp ứng cho việc giảng dạy có ứng dụng CNTT của giáo viên. Hầu hết giáo viên đã ứng dụng CNTT trong giảng dạy, giáo án điện tử với thiết kế bài giảng sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Từ đó, giúp giáo viên tích cực, phát huy năng lực ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

Hiện nay, tại Trường Tiểu học Hồ Thị Kỷ A (xã Hồ Thị Kỷ), các phòng học đều được trang bị tivi có kết nối Internet.

Hiện nay, tại Trường Tiểu học Hồ Thị Kỷ A (xã Hồ Thị Kỷ), các phòng học đều được trang bị tivi có kết nối Internet.

Cô Nguyễn Thu Em, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Hiện nay, nhà trường quản lý, chỉ đạo, điều hành giáo viên, nhân viên đều qua các ứng dụng phần mềm. Quản lý hồ sơ học sinh, thông tin liên lạc giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh cũng dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT. Ðã qua, việc ứng dụng CNTT vào dạy học giúp bài giảng sinh động, hấp dẫn và dễ tiếp thu hơn đối với học sinh, đặc biệt trong các môn học: Khoa học, Lịch sử, Ðịa lý, Âm nhạc, Tiếng Anh; các kiến thức được mở rộng sâu sắc và phong phú hơn. Mặt khác, việc được tiếp xúc nhiều với CNTT trong lớp học còn mang đến cho các em những kỹ năng tin học cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ðây sẽ là nền tảng, sự trợ giúp đắc lực giúp học sinh đa dạng và sáng tạo các buổi thuyết trình trước lớp, đồng thời tăng cường khả năng tìm kiếm thông tin cho bài học của các em. Hơn thế nữa, bằng trực quan sinh động, đặc biệt là các môn học yêu cầu minh hoạ, nhiều hình vẽ, màu sắc để hình thành khái niệm, kiến thức, kỹ năng cho học sinh, góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy và học”.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp học sinh mạnh dạn và sáng tạo trong các buổi thuyết trình trước lớp.
Ðể thực hiện hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đội ngũ giáo viên chính là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Theo xu thế phát triển của thời đại, giáo viên phải thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là phải nâng cao năng lực ứng dụng CNTT thì mới có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh việc tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu của bản thân mỗi giáo viên để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT, ngành giáo dục huyện Thới Bình có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về ứng dụng CNTT dựa vào định hướng, kế hoạch phát triển nhà trường, nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế đội ngũ giáo viên để nâng cao trình độ về ứng dụng CNTT trước mắt cũng như lâu dài. Việc đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đội ngũ giáo viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng về CNTT để phục vụ tốt cho hoạt động ứng dụng CNTT trong chuyên môn nghiệp vụ, giảng dạy.

 Ông Nguyễn Thanh Nhàn cho biết thêm: “Ðể nâng cao ứng dụng CNTT, năm học này, Phòng GD&ÐT huyện chỉ đạo các trường tiếp tục thực hiện việc đẩy mạnh số hoá không dùng tiền mặt, học bạ số, đặc biệt là triển khai thí điểm hoạt động thí nghiệm ảo ở một số trường. Trước đây, khi dạy thực hành thí nghiệm, giáo viên phải chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, hoá chất các loại; còn khi thực hiện thí nghiệm ảo sẽ tiết kiệm được chi phí và học sinh dễ tương tác hơn”.

Thực tế, việc ứng dụng CNTT được toàn ngành giáo dục huyện Thới Bình quan tâm, đem lại sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối làm việc; hiệu quả công tác của các bộ phận, tổ chức đoàn thể, mỗi cá nhân trong đơn vị từng bước được nâng cao./.

 

Quỳnh Anh

 

Trường học sáng, xanh, sạch, đẹp

Những năm qua, bên cạnh nâng cao chất lượng chuyên môn, Trường Tiểu học Hưng Mỹ I, ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, còn quan tâm xây dựng cảnh quan trong trường học. Qua đó, tạo không gian xanh, thân thiện, góp phần mang đến năng lượng tích cực cho việc học tập và giảng dạy.

Không cấp thiết, nhưng làm được thì tốt

Những ý kiến khác nhau về đề xuất miễn học phí cho con giáo viên từ bậc mầm non đến đại học trong dự thảo Luật Nhà giáo sắp được đệ trình Quốc hội, chưa bàn chuyện nên hay không, nhưng rõ ràng đã nêu bật lên 3 tín hiệu tích cực.

Chắp cánh tài năng học đường

Với mục tiêu hướng đến sự phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, các câu lạc bộ (CLB) ở trường THPT thực sự là chiếc cầu nối đánh thức, phát huy những tiềm năng năng khiếu của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ðồng hành cùng học sinh nghèo

Chương trình Học bổng Hoà bình - The Corea Peace3000 (Chương trình) là chương trình hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ chương trình này, Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo, từ việc cung cấp học bổng cho đến các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng để nâng cao nhận thức và kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng.

”Người mẹ hiền” ở Trường Mầm non Thạnh Phú

“Hằng ngày, nhìn những gương mặt ngây thơ với ánh mắt trong veo của các cháu mà nghe lòng mình ấm áp lạ thường. Dù trong cuộc sống có bao nhiêu lo âu, muộn phiền nhưng khi bước chân vào lớp là niềm vui lại ùa về", đó là lời tâm tình của cô giáo đã 56 tuổi đời, 38 tuổi nghề, chỉ vài ngày nữa cô sẽ từ giã mái trường thân yêu theo chế độ hưu trí.

Nét đẹp nơi cổng trường

Nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, tạo nét đẹp hoá khi tham gia giao thông, các trường học trên địa bàn huyện Phú Tân đồng loạt thực hiện hiệu quả nhiều quy định của ngành.

Chạy đà ôn thi tốt nghiệp THPT

Mặc dù mới bắt đầu năm học 2024-2025 nhưng các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã có những bước chạy đà với việc xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện ngay những tuần học đầu tiên, nhằm tạo thế chủ động cho học sinh (HS). Bởi, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới.

Kiểm tra các trường học trên địa bàn TP Cà Mau

Sáng nay (1/10), đoàn kiểm tra của Phòng Giáo dục – Đào tạo TP Cà Mau kiểm tra các công trình phần việc trọng tâm năm học 2024-2025 một số điểm trường trên địa bàn TP Cà Mau.

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.