ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-7-25 16:50:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Báo Cà Mau Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Người dân xứ rừng tràm U Minh Hạ đi xuồng vào những cánh rừng tràm, băng qua cỏ sậy mới tới được nơi dọn kèo ong.

Ông Nguyễn Thanh Hiền có hơn 30 kèo ong, buổi chiều ông chuẩn bị một số dụng cụ như: đuốc, lưới bảo vệ, bao tay... bơi xuồng len lỏi đi dọn cỏ, cắt bớt những mảng ong già, chỉ chừa lại một phần để ong phát triển thành tổ mới. Riêng những tổ ong nhỏ sẽ cắt bỏ hết. 

Người đi dọn kèo ong phải dùng đuốc, lưới bảo vệ, bao tay...

Bình quân mỗi ngày một người dọn từ 5-10 kèo ong. Một cây kèo thường dùng tối đa 3 mùa ong (3 năm), sau khi thu hoạch, người dân thay kèo mới (bằng cây tràm núi hoặc cây bình bát), gác lại vào chỗ cũ hoặc tìm thêm một số vị trí khác trong rừng để gác kèo.

Những ổ ong nhỏ, không phát triển bị cắt bỏ, để chuẩn bị đón ong mới về làm tổ.

Ông Hiền cho biết: “Vào mùa mưa, tranh thủ thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch phải đi dọn bỏ những ổ ong nhỏ, ong già. Mỗi năm dọn một lần để chuẩn bị đón ong về. Nghề truyền thống mà, mình đâu bỏ được. nếu với 30 kèo, ước lượng hết mùa ong (từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 Âm lịch năm sau), cho thu hoạch khoảng 150 lít mật, có khi nhiều hơn. Mỗi lít có giá bán khoảng 500 ngàn đồng”.

Kinh nghiệm nhiều năm gác kèo, ông Nguyễn Văn Đào (ấp 13, xã Khánh An) chia sẻ: “Thông thường đuôi kèo phải cách mặt đất khoảng 1,2 m; đầu kèo cách mặt đất khoảng 1,8 m, hướng về phía mặt trời mọc”.

Thưởng thức mật ong nguyên chất trên đường đi dọn kèo ong.

Công việc gác kèo ong và dọn kèo ong không chỉ là chuyện mưu sinh của người dân sống dưới tán rừng tràm mà còn là nghề truyền thống của người dân U Minh qua bao thế hệ được giữ gìn, duy trì. Năm 2019, nghề Gác kèo ong đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia.

Vùng đất rừng tràm U Minh Hạ là nơi tập trung nhiều ong mật.

Nhật Minh thực hiện

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Những giải pháp nuôi tôm bền vững

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân.

Nhiều ưu đãi cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Ngành Nông nghiệp Bạc Liêu: Những thành tựu nổi bật qua 28 năm

Trong suốt 28 năm qua, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn với ứng dụng công nghệ cao.

Nông dân gặp khó khăn trong sản xuất lúa hè thu

Hè thu luôn là vụ lúa gặp nhiều bất lợi của nhà nông. Tuy nhiên, nếu như trước đây, chỉ khi đến khoảng cuối vụ, lúa bắt đầu trỗ chín lại gặp những cơn mưa dầm, gió lớn, khiến cho nhiều diện tích lúa đổ sập, ngâm trong nước, thì nay ngay từ đầu vụ, việc giá vật tư tăng cao, mưa gây ngập úng cục bộ cùng với nạn chuột, ốc cắn phá đã khiến nhiều nông dân gặp khó khăn ngay khi mới bắt tay vào sản xuất.

Nhà báo với nông dân

Trong hành trình phát triển của ngành Nông nghiệp Bạc Liêu luôn có sự đồng hành của báo chí.