ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 06:08:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tìm giải pháp gỡ khó trong giao đất, giao rừng

Báo Cà Mau Không lập phương án, lập phương án không đúng, chưa lập phương án nhưng đã giao đất, giao rừng, đây là những tồn tại hạn chế cần khắc phục được nêu ra tại Hội nghị trực tuyến chuyên đề về giải quyết khó khăn, vướng mắc, khắc phục các sai sót liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; lập phương án giao đất, giao rừng; giao đất, cho thuê đất chưa gắn với giao đất, giao rừng và các vấn đề khác có liên quan diễn ra sáng nay, 16/5 . Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau, thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành 54 quyết định, với tổng diện tích hơn 24.353,33 ha về việc thu hồi đất của các đơn vị giao cho UBND cấp xã thuộc các huyện có rừng trong tỉnh để lập thủ tục giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo tại hội nghị, nhấn mạnh việc rà soát tìm nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục hiệu quả những vướng mắc trong giao đất, giao rừng.

Tuy nhiên, qua rà soát, có 4/54 quyết định không lập phương án, giao đất, giao rừng theo quy định tại Nghị định số 163/ 1999 /NĐ-CP, ngày 16/11/1999 của Chỉnh phủ; 31/54 quyết định chưa được UBND cấp huyện đã phê duyệt phương án giao đất; 19/54 quyết định chưa được UBND cấp huyện phê duyệt phương án giao đất. Trong đó, 17/54 quyết định, chưa lập và phê duyệt phương án giao đất nhưng đã thực hiện giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và 2/54 quyết định UBND cấp xã chưa lập phương án giao đất để trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Ông Trần Văn Thức, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, nêu lên những khó khăn, vướng mắc và các sai sót liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, lập phương án giao đất, giao rừng và cho thuê đất.

Về giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 24.353,33 ha, UBND huyện đã giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân với diện tích 14.255,28 ha, còn lại 8.916,49 ha UBND các huyện chưa giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 1.181,67 ha do các tổ chức và UBND cấp xã quản lý.

Ngoài ra, chưa thực hiện việc cắm mốc và bàn giao ranh giới khu đất ngoài thực địa cho địa phương quản lý. Đặc biệt, tổng diện tích giao đất theo quyết định UBND tỉnh không trùng khớp với diện tích đất thực tế các địa phương quản lý.

Đào mương kê liếp trồng rừng tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ. (Ảnh minh hoạ).

Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn UBND các huyện thực hiện chỉnh lý, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất lâm nghiệp chưa đúng quy định.  

Tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nêu rõ, tình trạng này trước hết trách nhiệm thuộc về cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chưa chặt chẽ, chính xác trong tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cấp huyện thực hiện. Mặc dù, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề ra các giải pháp khắc phục, nhưng chưa có lộ trình cụ thể.

Phó chủ tịch chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh những vướng mắc, tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Đồng thời, đề ra kế hoạch xử lý công việc theo lộ trình và phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật; bổ sung, điều chỉnh các phương án giao đất, giao rừng cho đúng đối tượng theo phương án.

Phó chủ tịch UBND tỉnh giao tổ công tác 47 đề ra kế hoạch thực hiện cụ thể, đến 15/6 phải hoàn thành và hướng dẫn các địa phương giải quyết khó khăn, vướng mắc, dứt điểm tình trạng này vào cuối năm nay./.

                                                         Trung Đỉnh

 

 

 

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cá chình

Thời điểm này, nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau tất bật vào vụ thu hoạch cá chình. Công việc qua nhiều công đoạn vất vả, song ai nấy vui lây cùng chủ ao khi cá trúng mùa, được giá ở mức trên 500 ngàn đồng/kg (loại 1).

Ấn tượng những dự án khởi nghiệp trẻ

Nhiều mô hình khởi nghiệp gắn liền với nông nghiệp và bảo vệ môi trường đã được các bạn trẻ tại Cà Mau mày mò, tìm tòi và nỗ lực hoàn thiện để tranh tài tại Cuộc thi Khởi nghiệp, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau 2024 (CamaUP’24).

Nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024

Ngày 25/10/2024, Trung tâm Khuyến công thuộc Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Trần Văn Thời tổ chức nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024 về “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất thực phẩm” tại Cơ sở Sản xuất, mua bán chuối và dịch vụ quảng cáo Bảy Hoàng, Ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời.

Người dân thêm lựa chọn phát triển kinh tế

Ngày 25/10, nhóm thực hiện Dự án “thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau” tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện tại Trại giống Minh Hoàng, ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước.

Agribank kết nối ngân hàng với doanh nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo sự chỉ đạo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chiều 25/10, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình kết nối với 11 doanh nghiệp tiêu biểu trong tỉnh.

Ða dạng nguồn thu từ đa canh

Với đức tính cần cù, chịu khó, cộng thêm sự năng động, dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển mạnh dạn trồng đa cây, nuôi đa con trên cùng diện tích nhằm tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập. Nhờ đó, không ít mô hình kinh tế hiệu quả được lan toả, nhân rộng, xuất hiện ngày càng nhiều "triệu phú nhà nông".

Chủ động phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, mưa nhiều làm độ ẩm tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển nhanh. Ðặc biệt, ở thời điểm này, người nuôi tập trung tái đàn nhiều để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng vào dịp Tết, làm gia tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm H5N1.

Giải ngân vốn đầu tư công: Cần có kế hoạch cụ thể để "chạy nước rút"

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhiều lĩnh vực khác của tỉnh. Dù đã triển khai nhiều giải pháp, thậm chí UBND tỉnh đã có văn bản phê bình, song tiến độ giải ngân đến hết quý III vẫn còn chậm, chưa đạt theo yêu cầu tại Chương trình hành động số 01/CTr-UBND.

Mô hình cho thu nhập cao ở Tân Ân Tây

Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, chúng có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Tuy nhiên, chồn hương có trong môi trường tự nhiên ngày càng ít, vì thế hiện nay chúng đang là một trong những vật nuôi được nhiều nông dân lựa chọn, nhân rộng. Tại huyện Ngọc Hiển, xã Tân Ân Tây được xem là địa phương đi đầu thực hiện thử nghiệm mô hình nuôi chồn hương, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.

Khá lên nhờ nghề làm mắm truyền thống

Chồng mất sớm, gia đình không đất sản xuất, bản thân không nghề nghiệp ổn định, một mình phải gồng gánh nuôi 2 con nhỏ nhưng chị Trần Thị Hiền (vợ Dũng Mắm), 56 tuổi, ở Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh biết phát huy nghề truyền thống - làm mắm cá đồng để tự tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.