ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-10-24 17:17:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ða dạng nguồn thu từ đa canh

Báo Cà Mau Với đức tính cần cù, chịu khó, cộng thêm sự năng động, dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển mạnh dạn trồng đa cây, nuôi đa con trên cùng diện tích nhằm tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập. Nhờ đó, không ít mô hình kinh tế hiệu quả được lan toả, nhân rộng, xuất hiện ngày càng nhiều "triệu phú nhà nông".

Từ một nông dân có kinh tế khó khăn, nhờ đổi mới tư duy, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng, ông Huỳnh Văn Thọ, ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, đã tạo dựng nên cơ nghiệp vững chắc, luôn đi đầu trong phong trào sản xuất giỏi ở địa phương. Căn nhà rộng rãi, khang trang, hiện đại nổi bật giữa vườn cây xanh tươi, trĩu quả là minh chứng sống động nhất cho thành quả lao động của ông.

Ông Thọ chia sẻ, lúc trước gia đình ông sinh sống bằng nghề đóng đáy ven sông. Những năm gần đây, nghề đáy sông không còn hiệu quả, thu nhập bấp bênh nên gia đình chuyển qua làm vuông. Nhà có 9 ha đất nhưng làm hoài vẫn không khá lên nổi bởi canh tác theo kiểu truyền thống, sản lượng không cao. Thông qua báo, đài, Internet, biết đến mô hình nuôi tôm có sử dụng chế phẩm sinh học, gia đình đã nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng đem lại hiệu quả cao, mỗi con nước xổ hơn chục triệu đồng.

Mô hình nuôi vỗ cua gạch đem lại hiệu quả kinh tế khá, giúp gia đình ông Thọ tăng thu nhập.

Ngoài nuôi tôm, gần 3 năm nay, ông Thọ còn đào ao nuôi vỗ cua gạch để tăng thu nhập. Trên 1,5 ha ao nuôi, ông Thọ mua cua cái, cua ốp, trọng lượng từ 150-200 gram/con để thả nuôi. Mỗi ngày ông cho cua ăn cá tạp, ba khía. Sau khoảng 30-45 ngày, cua chắc thịt, lên gạch, trọng lượng đạt từ 2-3 con/kg, ông thu hoạch theo hình thức tỉa thưa.

Trên vườn liếp xung quanh nhà, ông Thọ trồng hơn 200 gốc dừa xiêm cùng các loại cây ăn trái như: sa pô, đu đủ, xoài... và rau củ vừa phục vụ bữa ăn trong gia đình, vừa có thêm thu nhập. Ước tính mỗi năm, mô hình đa cây, đa con đem lại nguồn thu cho gia đình ông Thọ hàng trăm triệu đồng. Ông Thọ được tuyên dương là nông dân sản xuất giỏi.

Ðến nay, gia đình ông Huỳnh Văn Thọ trồng hơn 200 gốc dừa xiêm, đem lại thu nhập ổn định hằng tháng 1,5-2 triệu đồng.

Ðến nay, gia đình ông Huỳnh Văn Thọ trồng hơn 200 gốc dừa xiêm, đem lại thu nhập ổn định hằng tháng 1,5-2 triệu đồng.

Ông Thọ đúc kết, chỉ cần luôn cố gắng, nỗ lực lao động thì đất sẽ không phụ lòng người. Với ông, điều khiến bản thân tự hào không chỉ là hành trình vượt khó, gây dựng kinh tế ổn định mà còn nuôi 5 người con học hành đến nơi đến chốn, có việc làm, thu nhập ổn định.

Cũng như ông Thọ, câu chuyện làm giàu của cựu chiến binh Bùi Quang Sỹ, ấp Tắc Biển, xã Viên An Ðông, bắt đầu từ quyết tâm chiến thắng đói nghèo. Theo lời ông Sỹ, năm 1987, khi xuất ngũ trở về địa phương, theo chế độ lúc bấy giờ, ông được cấp 1,7 ha đất để sinh sống và lao động sản xuất. Trân quý từng tấc đất, ông bắt tay vào cải tạo, lên liếp để trồng mít, thanh long, đu đủ, bắp, chuối, dừa, cùng với chăn nuôi gà và đào ao nuôi cá trê phi. Nhờ ông cần cù, chịu khó chăm sóc mà cây trồng, vật nuôi phát triển tốt, đem về nguồn thu nhập ổn định, giúp gia đình thoát nghèo.

Sau thời gian tích luỹ vốn, ông Sỹ thực hiện thêm mô hình nuôi dê. Ban đầu ông nuôi 4 con dê, do chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc nên dê phát triển chậm, hay bị bệnh. Không bỏ cuộc trước cái khó, ông đã tìm đến các hộ nuôi khác trên địa bàn để học hỏi. Chỉ sau đợt nuôi đầu trắc trở, ông Sỹ từng bước nắm vững kỹ thuật nuôi dưỡng, từ đó đàn dê lớn nhanh, không ngừng tăng đàn. Hiện, đàn dê nhà ông phát triển hơn 60 con. Ngoài bán dê thịt, ông còn cung cấp dê giống cho thị trường.

Mô hình nuôi dê nhốt chuồng đạt hiệu quả, giúp gia đình cựu chiến binh Bùi Văn Sỹ phát triển kinh tế.

Mô hình nuôi dê nhốt chuồng đạt hiệu quả, giúp gia đình cựu chiến binh Bùi Văn Sỹ phát triển kinh tế.

Hiện ngoài xây dựng cơ ngơi khang trang, ông Sỹ còn có trong tay 15 ha đất nuôi trồng thuỷ sản, thu nhập từ các nguồn cây ăn trái, chăn nuôi dê, gà, nuôi tôm, cua, cá... đạt hơn 350 triệu đồng/năm.

Ông Lê Ngọc Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện, thông tin: “Tính đến nay, toàn huyện có hơn 8,7 ngàn lượt nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi từ cơ sở đến Trung ương. Nông dân của huyện không còn độc canh con tôm mà đã mạnh dạn chuyển đổi sản xuất theo mô hình đa canh, nhờ đó, nguồn thu đa dạng, nâng cao đời sống. Thời gian tới, Hội sẽ tích cực nhân rộng những mô hình hiệu quả; tăng cường phối hợp với ngành chuyên môn mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật; thực hiện các lớp trình diễn về chăn nuôi, trồng trọt để người dân nuôi trồng bài bản, đúng kỹ thuật, góp phần tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, làm giàu cho gia đình, góp sức xây dựng huyện nông thôn mới”./.

 

Trúc Linh

 

Trợ lực cho nông dân làm kinh tế

Gần đây, phong trào giúp đỡ hội viên, nông dân ở xã Tạ An Khương, huyện Ðầm Dơi, được các cấp hội nông dân chú trọng, khai thác tối đa các nguồn lực hỗ trợ hội viên có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương.

Giỏi trồng màu, vươn lên khá giàu

Hộ ông Trần Hoàng Vĩnh, Ấp 12, xã Khánh Lâm, là điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tại huyện U Minh. Trước đây, gia đình ông Vĩnh có 1 ha đất sản xuất nông nghiệp nhưng cuộc sống khó khăn, do chỉ độc canh cây lúa, sản xuất kém hiệu quả. Ðể có thêm tiền trang trải cuộc sống gia đình và lo cho con cái ăn học, vợ chồng ông Vĩnh đã cải tạo hơn 2,5 công đất quanh nhà và bờ xáng trồng dưa leo, đậu đũa, bầu, mướp, khổ qua.

Triển vọng nghề trồng nấm

Triển khai thực hiện từ tháng 6/2024, lớp đào tạo nghề trồng nấm tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình đem lại triển vọng cho nhiều hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã.

Chuyển đổi số trong kinh tế tập thể là xu thế cấp thiết

Chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) không chỉ là xu hướng mà còn mang tính cấp thiết mà các HTX, cơ sở sản xuất, thậm chí nông dân phải tiếp cận để thích nghi và phát triển. Chuyển đổi số được xem là một nền tảng giúp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hoá hoạt động sản xuất, từ đó nâng cao lợi nhuận.

An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Hiện toàn tỉnh có hơn 95.700 hộ đăng ký, cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Tổng sản phẩm khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh có bước phát triển, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so cùng kỳ, sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đều tăng so cùng kỳ. Diện tích nuôi tôm ổn định, kết hợp nuôi một số loài thuỷ sản khác có hiệu quả.

30 cán bộ tham dự tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi sản xuất lúa - RiceMoRe

Ngày 14/10, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức tập huấn và thử nghiệm Hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất Lúa - RiceMoRe cho 30 cán bộ kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Tăng thu nhập từ làm giá đỗ truyền thống

Đã qua, việc một số người lạm dụng hoá chất để làm giá đỗ khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang khi không biết có mua phải sản phẩm có hại này không. Thế nhưng, đối với anh Lê Nguyễn Hùng Cường, 37 tuổi, ấp Ba Dinh, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, nhờ cách làm giá sạch truyền thống mà sản phẩm giá của anh đã giữ uy tín suốt gần 10 năm qua.

Nơi nào có nông dân, nơi đó có tổ chức hội

Những năm qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; lấy lợi ích của tập thể và hội viên làm động lực để tập hợp nông dân vào tổ chức hội. Qua đó, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, không ngừng phát huy nguồn lực của hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.