ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 18:01:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lắng nghe ý kiến doanh nghiệp

Báo Cà Mau Ngày 17/11, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tại chỗ, tọa đàm đối thoại với các doanh nghiệp đang hoạt động ở các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Nhiều doanh nghiệp tham dự buổi toạ đàm.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 khu công nghiệp (KCN) và 1 khu kinh tế (KKT), đến nay có tổng số 50 dự án được cấp phép đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký hơn 20.856 tỷ đồng.

Trong 50 dự án nói trên, chỉ có 5 dự án thuộc doanh nghiệp (DN) có quy mô lớn; còn lại DN vừa và nhỏ chiếm 90% trong tổng số DN trong KCN, KKT.

Các DN hoạt động chủ yếu tập trung ở ngành nghề nông nghiệp thủy sản, công nghiệp chế tạo, thương mại, dịch vụ, xây dựng, khai khoáng, cảng tổng hợp.

Theo khảo sát, có khoảng 60% DN tiếp cận thường xuyên với cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh; 40% DN còn lại có tiếp cận nhưng chưa kịp thời.

Đối với lĩnh vực đất đai phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đã qua mặc dù diện tích đất được cấp đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các DN đang hoạt động trong KCN, KKT. Tuy nhiên, khi cần mở rộng mặt bằng để sản xuất kinh doanh thì DN sẽ gặp những trở ngại về thiếu quỹ đất sạch, khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng chậm (cụ thể tại KCN Hòa Trung, KKT Năm Căn).

Theo đánh giá của các DN về mức độ đáp ứng hạ tầng kỹ thuật hiện nay đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thì đạt ở mức từ trung bình đến mức thấp đối với từng KCN, KKT.

Các kiến nghị của doanh nghiệp được lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tiếp thu và sẽ tham mưu lãnh đạo tỉnh trong thời gian tới.

Tại hội nghị, đại diện Ban Quản lý Khu kinh tế giới thiệu đến các DN về danh mục dự án ưu tiên mời gọi, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư vào KCN, KKT của tỉnh; đồng thời tuyên truyền, phổ biến một số văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, môi trường, đất đai, quản lý DN và các văn bản khác có liên quan đến hoạt động trong KCN, KKT.

Theo đó, đại diện một số DN chia sẻ những khó khăn cũng như đề xuất, kiến nghị, mong được lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế quan tâm hỗ trợ.

Ông Bùi Đức Bình, Phó Giám đốc Công ty TNHH A Hủi - Aquabest, chia sẻ: “Công ty hoạt động tại KCN Khánh An đến nay đã gần 8 năm, trong quá trình hoạt động được Ban Quản lý Khu kinh tế hỗ trợ rất nhiều. Tuy nhiên, cũng có đôi lúc khó khăn DN phải tự bơi, tự tìm cách tháo gỡ. Qua buổi đối thoại hôm nay, tôi tin thời gian tới Ban Quản lý Khu kinh tế sẽ có sự gần gũi hơn, để DN dễ dàng chia sẻ những khó khăn, theo đó các nhà đầu tư cũng có niềm tin khi đầu tư vào tỉnh Cà Mau”.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Nga, Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam Food, Cà Mau có nhiều KCN nhưng tỷ lệ lấp đầy rất ít, việc kêu gọi các nhà đầu tư gặp khó khăn do một số KCN chưa có hạ tầng. Do vậy, tỉnh nên kêu gọi đầu tư vào các KCN hiện hữu sẽ tốt hơn là mở rộng các KCN mới.

Ông Dương Hoài Nam, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau, khẳng định Ban sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp.

Ông Dương Hoài Nam, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau, khẳng định, mặc dù kinh tế đang dần phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhưng các DN cũng còn gặp nhiều khó khăn, Ban Quản lý Khu kinh tế sẽ luôn đồng hành cùng các DN.

“Hiện có 2 kênh, khi các DN gặp khó khăn, vướng mắc có thể liên hệ để được hỗ trợ, đó là Hiệp hội DN tỉnh và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh. Ngoài ra, còn có chương trình “Cà phê kết nối doanh nghiệp tỉnh Cà Mau 2023” được tổ chức vào sáng thứ 7 hàng tuần tại Không gian khởi nghiệp Cà Mau (số 28, đường Phan Ngọc Hiển, Phường 2, TP Cà Mau), đây cũng là một kênh để DN có thể trình bày những khó khăn để được tháo gỡ”, ông Nam thông tin.

Các kiến nghị của DN được lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tiếp thu và sẽ tham mưu lãnh đạo tỉnh trong thời gian tới.

Qua buổi tọa đàm giúp lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế có cơ hội gặp gỡ, lắng nghe ý kiến đóng góp và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các DN; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong quá trình hoạt động và thu hút thêm những dự án mới đầu tư vào KCN, KKT trên địa bàn tỉnh./.

 

Phúc Duy

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.