ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 5-2-25 19:57:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dưỡng cua bán Tết

Báo Cà Mau Thời gian này, thương lái ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời đang tất bật thu mua cua, cải tạo vuông hay hầm tôm bỏ trống để về thả nuôi lại, chuẩn bị bán vào dịp Tết. Vì khi đó nhu cầu tiêu thụ tăng cao hơn ngày thường nên bán sẽ có giá hơn, mang về lợi nhuận cao.

Người dân xã Lợi An chủ yếu nuôi tôm, cua hoặc làm vụ lúa trên đất nuôi tôm hay làm lúa, tôm, cua kết hợp nên ai cũng hiểu biết và rành về tập tính của cua. Việc dưỡng cua thả lại vuông hay hầm tôm bỏ trống là cách làm hay, được nhiều thương lái lựa chọn. Dưỡng cua đợi Tết là cách gọi của những thương lái khi mua cua đem về, lúc này những con cua thiếu gạch, mềm, hoặc chưa đạt trọng lượng sẽ được thả nuôi lại.

Làm nghề thu mua cua hơn 4 năm nay, anh Hồ Văn Vẹn, ấp Tân Phong, cho biết: “Mấy năm trước tôi làm nghề kéo tôm để trang trải cuộc sống, những lúc rảnh tôi thường lên mạng tìm hiểu kỹ thuật nuôi cua, lâu ngày thấy mê nên bỏ việc kéo tôm, chuyển qua mua cua, mỗi ngày vài ký đến vài chục ký tuỳ theo con nước. Lúc đầu ít, về bán lại cho các đại lý để kiếm lời, sau đó mở rộng mối quen biết dần, tôi mua ngày một nhiều hơn. Lượng cua sau khi mua được tuyển lại, số nào bán được sẽ gửi đi tiêu thụ trong ngày, còn lại những con cua thiếu gạch hay mềm, không đạt trọng lượng sẽ được thả lại vào hầm tôm để dưỡng”.

Anh Hồ Văn Vẹn thường xuyên kiểm tra cua trong hầm để thu hoạch đúng thời điểm, đạt hiệu quả.

Anh Hồ Văn Vẹn thường xuyên kiểm tra cua trong hầm để thu hoạch đúng thời điểm, đạt hiệu quả.

Với hơn 1.000 m2, anh Vẹn bao mành xung quanh để không cho cua bò ra, vừa tránh hao hụt, vừa hạn chế động vật gây hại từ bên ngoài vào. Anh cho biết, sau thời gian thả, đối với cua mềm thì tầm 13-15 ngày sẽ đủ độ cứng, còn cua muốn đủ gạch và đạt trọng lượng phải tầm 1 tháng. Do cua được thả lại vào môi trường tự nhiên và đủ thức ăn nên mau cứng cáp, lên gạch.

Theo anh Vẹn, ban đầu anh nuôi trong bơ và chạy ô xy, mỗi bơ 50 con, do diện tích hẹp nên cua chậm phát triển và dễ hao hụt. Nhận thấy môi trường tự nhiên thích hợp, anh quyết định tận dụng hầm tôm bỏ trống để dưỡng cua, cộng thêm việc trong hầm vẫn còn ốc gạo, con hai mảnh và các loại phù du có lợi, nên lần nào nuôi cũng đạt hiệu quả.

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, mỗi năm vào mùa Tết, anh Vẹn đều chăm chút cho hầm cua, để bán được giá cao hơn so với ngày thường. Dịp Tết năm trước, anh Vẹn thu hoạch, trừ hết chi phí còn lời hơn 60 triệu đồng. Nhận thấy lợi nhuận cao nên năm nay anh mở rộng thêm 3 hầm nuôi, cộng thêm điều kiện thuận lợi như hiện nay, dự báo vào dịp Tết này thu về lợi nhuận cao gấp đôi năm trước.

Chung nghề làm lái cua với anh Vẹn, anh Trịnh Văn Ðen, ấp Tân Phong, trước đây kinh doanh tiệm tạp hoá nhỏ, thời gian rảnh cũng đi mua cua, dần dần anh mê luôn nghề mới này.

Anh Ðen chia sẻ: “Thị trường cua giờ chưa có giá và ổn định, mỗi ngày tôi đi mua được 40-50 kg, trong đó đưa đi tiêu thụ khoảng 30 kg, giữ lại từ 15-20 kg cua đem thả vô vuông, dưỡng lại Tết bán có giá hơn nhiều”. Ðể cua phát triển tốt, anh Ðen mua cá mồi cho cua ăn thêm, giúp cua nhanh lớn, đạt trọng lượng như mong muốn.

Có thâm niên mua cua nhiều năm nay, vụ cua Tết đối với anh Lê Chánh Ðáng, ấp Ông Tự, là vụ được anh mong đợi nhất. Anh Ðáng cho biết: “Trong thời gian đi mua cua, tôi gặp cô bác nào bán cua cái đém, mới lột còn mềm, cua khoẻ thì mua về thả lại vô hầm, cho ăn tầm 10 ngày hay nửa tháng, cua sẽ lên gạch, bán giá cao”./.

 

Vũ Linh

 

Kết nối đô thị biển

Vừa là trung tâm kinh tế biển của huyện Trần Văn Thời, vừa là đô thị công nghiệp vùng bán đảo Cà Mau - thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) đang chuyển mình mạnh mẽ, xứng tầm vóc của đô thị biển cuối trời Nam. Với quy mô phát triển lớn thứ 2 trong tỉnh và là 1 trong 3 cụm phát triển kinh tế đô thị động lực của tỉnh, nằm trên trục hành lang ven biển Tây, đô thị Sông Ðốc nổi bật bởi những công trình được đầu tư quy mô, hoàn chỉnh.

Ðặc sản OCOP

Huyện Ðầm Dơi là một trong những địa phương có tiềm năng về nuôi thuỷ sản, đặc biệt là các mặt hàng tôm, cua, ba khía... Với nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều cơ sở sản xuất đã phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương để chế biến thành những mặt hàng đạt chuẩn OCOP, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

Thành tựu xứ Ðầm

Trong không khí xuân của đất trời và xuân của lòng người hội tụ, giao hoà, Ðảng bộ và Nhân dân huyện Ðầm Dơi nhìn lại năm qua với niềm vui mừng khi đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Ðó là nền tảng vững chắc, tiếp thêm sức mạnh để quê hương xứ Ðầm vững bước tương lai.

Bắt nhịp nông nghiệp xanh

Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xu hướng sản xuất nông nghiệp xanh, nông sản sạch đã trở thành mục tiêu chính trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, đảm bảo sản xuất bền vững.

Giữ thương hiệu “Cua ngon nhất Việt Nam”

Cua Cà Mau được mệnh danh là “Cua ngon nhất Việt Nam”, bởi được sinh trưởng ở nơi có điều kiện thiên nhiên tuyệt vời, khó nơi nào có được.

Khẳng định giá trị hạt gạo

Với mục tiêu không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà còn tiến đến bán tín chỉ carbon, tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Ðề án) là bước khởi đầu cho nâng tầm giá trị hạt gạo.

Vững vị thế con tôm Cà Mau

Cà Mau có diện tích nuôi tôm gần 280.000 ha, chiểm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước, trong đó diện tích nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay khoảng 6.800 ha. Những năm qua, người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở Cà Mau đã chủ động ứng dụng khoa học – kỹ thuật, các phương pháp tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Năng động kinh tế biển

Ba mặt giáp biển, có chiều dài bờ biển lên đến 254 km, ngư trường rộng khoảng 80.000 km2 và tiếp giáp với vùng biển các nước Ðông Nam Á... là những điểm nhấn đặc biệt mỗi khi nhắc đến Cà Mau. Những điều kiện này đã tạo ra hàng loạt lợi thế như nguồn lợi thuỷ sản lớn, thuận tiện cho khai thác và nuôi trồng; phát triển kinh tế hàng hải, năng lượng tái tạo và cả du lịch biển, đảo.

Nhộn nhịp làng nghề

Tết Nguyên đán không chỉ là cơ hội để các cơ sở kinh doanh tăng doanh thu do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hoá của người dân tăng cao, mà còn là cơ hội để các nghề truyền thống đẩy mạnh sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo, góp phần phát triển kinh tế ở nông thôn.

“Chợ” trên biển

Ðánh bắt xa bờ trên những chiếc tàu công suất lớn được xem là giải pháp quan trọng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển của quốc gia nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Cùng với đó, những dịch vụ hậu cần, trong đó có dịch vụ thu mua hải sản trên biển có những bước tiến tích cực. Sự hình thành và phát triển dịch vụ thu mua đem lại nhiều tiện ích đối với nghề biển tại địa phương.