ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 04:34:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Một thuở đi chài...

Báo Cà Mau Sông Trẹm, sông Cái Tàu, hai nhánh sông sâu chở nước từ rừng U Minh Thượng, U Minh Hạ cùng rất nhiều kinh rạch hợp lưu xuyên qua quê tôi để đổ ra cửa sông Ông Ðốc - nơi ghi đậm dấu ấn lịch sử của chuyến tàu tập kết năm 1954. Nhiều cánh đồng, vườn tược như thảm xanh ngút ngàn chạy dài từ Ðông sang Tây, từ nơi mặt trời mọc đến nơi mặt trời lặn, tạo sự quyến rũ lạ thường bởi sự chằng chịt vô vàn các kinh rạch của tạo hoá diệu kỳ trên quê hương bán đảo cực Nam. Nơi để lại trong tôi, bạn bè nhiều kỷ niệm.

Sông Trẹm, sông Cái Tàu, hai nhánh sông sâu chở nước từ rừng U Minh Thượng, U Minh Hạ cùng rất nhiều kinh rạch hợp lưu xuyên qua quê tôi để đổ ra cửa sông Ông Ðốc - nơi ghi đậm dấu ấn lịch sử của chuyến tàu tập kết năm 1954. Nhiều cánh đồng, vườn tược như thảm xanh ngút ngàn chạy dài từ Ðông sang Tây, từ nơi mặt trời mọc đến nơi mặt trời lặn, tạo sự quyến rũ lạ thường bởi sự chằng chịt vô vàn các kinh rạch của tạo hoá diệu kỳ trên quê hương bán đảo cực Nam. Nơi để lại trong tôi, bạn bè nhiều kỷ niệm.

Mùa khô, nước lớn từ biển tràn vào chỉ tới một đoạn giữa chứ chưa tới được rừng, chưa tới được các kinh rạch sông ngòi ở tận đầu nguồn. Còn lại suốt mùa nước cứ từ trên cao đổ miết ra cửa biển. Có một lịch trình di chuyển của loài tôm càng, người lớn quanh vùng ai ai cũng biết, có điều không rõ thời điểm cụ thể nào thôi. Cứ vào đầu mùa mưa, sau vài đám khá to, trải đều các tuyến sẽ có một đợt di chuyển toàn bộ các loại tôm càng hướng theo dòng trôi về biển.

Tung chài.                                    Ảnh: NHẬT HUY

Xóm ven sông quê tôi ngày xưa, mỗi nhà có ít nhất một miệng chài. Chài bắt cá bằng lưới sợi ni-lông. Sợi vừa, lỗ to, chì nặng, bọc sâu còn gọi chài thưa. Chài bắt tôm, tép sợi mịn lỗ nhỏ, chì nhẹ, bọc cạn còn gọi chài dày. Bọn trẻ chúng tôi, lứa mười hai mười ba thôi nhưng tất thảy đều biết chài do từ tấm bé hằng ngày nhan nhản công việc của người lớn. Bọn tôi đứa nào nhà kha khá hoặc loại uy tín được ráp cho cây chài riêng, vừa vặn sức lực. Bằng không, dùng tạm chài dày của người lớn để kiếm cá tôm. Người lớn đều giống nhau ở chỗ, chài có nhiều tôm cá càng tốt, có ít chẳng sao, miễn đừng cẩu thả làm rách chài là được. Nên, chịu khó nhỡ khi chài vướng gốc rễ, chà chôm ở dưới sâu phải lặn xuống gỡ từ từ rồi mang lên chứ không được nhát nhíu, mạnh tay kéo tuốt. Chài rách vá khó và mất nhiều thời gian lắm.

Cao điểm, người lớn tất bật từ sớm đến chiều tối với mùa màng đồng ruộng, không có thời gian kiếm cá tôm nhưng nhu cầu rất cần cho “tái sản xuất sức lao động”. Chính những dịp ấy, bọn tôi lại ra tay vừa thoả thú vui lăn lộn làm quen với sông nước, nắng gió thiên nhiên vừa chứng minh khả năng hữu dụng của mình với người thân, bạn bè. Mục đích bọn tôi đi tìm kiếm thức ăn nên khi cần, nhất là gặp hôm cá, cua phát hiện sớm bọn phường chài, chúng báo động ào ào vào hang hoặc chúi sâu xuống bùn non lẩn trốn thì dứt khoát hôm ấy phải chọn phương án phụ, buông chài dùng tay, dùng móc bắt cho bằng được để có cái làm bữa dùng cho cả nhà. Khi đi, mỗi đứa một miệng chài, cái rọng quảy bên hông, đó là những lần chài gần, chài bộ quanh nhà chừng một giờ trở lại.

Hôm nào có nhu cầu lớn về thức ăn, bọn tôi đi sớm đến nơi xa hơn bằng xuồng chèo hoặc xuồng bơi. Chài bằng xuồng đòi hỏi người chài có chút kỹ thuật và sự phối hợp nhịp nhàng với người chèo. Bởi chài xuồng phải chài cả nước cạn lẫn nước sâu. Xử lý tình huống khi xuồng đi ngược dòng hay xuôi dòng, ngược gió hay xuôi gió mà có cách, có thế quăng chài sao cho bung ra hết cỡ lại đúng mục tiêu và đặc biệt lúc kéo chài phải xuôi dòng để chì không bị hỏng khỏi mặt đất, cá tôm thoát hết. Chưa nói, lúc quăng chài xong mới được rà mái chèo, nếu rà trễ thì hư việc, còn rà sớm không ăn nhịp quán tính, người chài sẽ bị ngã ngay xuống dòng sông.

Ngã, với người đi chài thì có là gì nhưng ở đây cảm thấy xấu hổ, ngượng nghịu với bạn chài. Nó còn nặng hơn cảnh đi học coi tươm tất sang trọng, xe cộ đời mới đề huề được thầy cô gọi lên hỏi bài trong buổi dự giờ mà không thuộc vậy. Ðược cái, người đi chài bằng xuồng rất hãnh diện tuy không có giấy tờ gì chứng nhận trình độ nhưng đương nhiên người trên bờ lẫn người đi cùng đều hiểu họ rất khá trong nghề nghiệp.

Người chài bằng xuồng có đủ kinh nghiệm không mắc các lỗi trên, thậm chí còn biết cả chỗ có nhiều cá, nhiều tôm; chỗ có gốc rễ, chà chôm để mà liệu định. Chưa nói, đi chài đã là người mạnh khoẻ, bắt ép đối phương phải khuất phục, không còn đường trốn chạy. Khác với đi câu, đi câu là sự rình mò, lén lút với hành trang thiết bị mang theo nói lên sự đánh lừa, dụ dỗ đối phương vào cạm bẫy. Nói vậy thôi, mỗi món đều có cái ngon, cái hay của nó. Có điều, dưới góc nhìn “kẻ bị hại” (tôm cá) người đi chài khác người đi câu như một tên cướp với một tên trộm.

Người già ở xóm thấy con cháu (bọn trẻ chúng tôi) biết chài và chài được cá tôm đủ dùng trong gia đình thì mừng lắm. Dần dà, hơn thế nữa, chúng tôi đã chính thức chia sẻ một phần nhọc nhằn với cha mẹ. Biết lo, biết tính, siêng năng trong mọi việc từ học hành đến làm lụng và đôi lần trổ tài cải tiến đầy sáng tạo trong kỹ thuật bắt tôm cá… Có khi dôi dư bán chác, tạo niềm tin ở người lớn.

Loài tôm hằng năm đi gặp mẹ biển nhờ sự ban ơn, giúp đỡ trong sinh nở. Ở nơi ấy có nguồn nước lờ lợ phù hợp cho sự phát triển của ấu trùng. Nguồn nước ấy dường như có bàn tay vô hình pha chế từ mây trời nắng gió hoà quyện với đất bãi bồi, với dòng nước ngọt, mát lành trên nguồn giao thoa dòng nước mặn ấm áp chứa bao nhiêu là vi sinh, dưỡng chất làm trứng, nõn phát triển nhanh, đủ độ thân giáp lại theo mẹ cha quay về chốn cũ, nơi có hàng dừa, ruộng lúa râm mát quanh năm. Biết kết đàn, tạo chuyến đi dài ngày không thiếu gian nguy để duy trì nòi giống rồi theo đà sinh sôi nảy nở dắt díu nhau về cố hương, thế mà tạo hoá còn uẩn khúc gắn cho chúng cái đầu theo góc nhìn của ta còn chứa đôi điều bất cập.

Bọn tôi lâu lắm mới trở về quê đôi câu chiếu lệ, đường ai nấy đi. Lần này về, hình ảnh bốn mươi năm trước cuồn cuộn chảy vào tim, vào khối óc bắt đầu già nua chậm chạp. Chuyện nhớ, chuyện quên, nhưng chuyện đi chài thì không thể nhạt nhoà, cho dù lịch tờ chỉ còn vài mươi cuốn nữa. Dừng xe bên đường nhè nhẹ bước xuống mẫu ruộng như tạo sự bất ngờ với bao ánh mắt dõi theo khi lung linh, khi mờ ảo của những người thân cao tuổi, những bạn chài một thời vội vả bỏ làng quê, bỏ trần đời lại hiện về.

Năm đó, một thằng bạn đang đêm trời tối mịt, mình mẩy đen đúa hớt hải chạy thẳng vào mùng kéo chân tôi dậy cho hay “tôm xổ”. Mừng lắm, vẫn đủ bình tĩnh sang nhà rủ rê thêm mấy thằng bạn ở gần. Giữa khuya về sáng là lúc tôm dập dìu thả trôi theo dòng về biển, bọn tôi chỉ việc cắm cây sào cột xuồng thật chặt rồi quăng chài, mỗi lần chài không hơn năm phút, phải có trên ký lô tôm càng cho một lần. Cứ thế, cứ thế đầy xuồng hết chỗ chứa lại chèo về nhà non cây số bốc tôm lên cho vào các lu, khạp. Trở lại chài tiếp. Hừng đông tôm ngừng đi, bọn tôi về nghỉ. Thêm một đêm nữa cũng y chang như vậy. Sau đợt trúng tôm, cả xóm phất lên thấy rõ, người mua xuồng gắn máy đuôi tôm, người sửa sang lại nhà cửa, riêng nhà tôi, ngoài tiền bán tôm với thêm một ít dành dụm mua được hơn héc-ta đất ruộng.

Hơn bốn mươi năm trôi nhanh như dòng nước năm nào. Quê hương có quá nhiều kỷ niệm. Dòng sông. Cây chài. Thửa ruộng. Dẫu hôm nay có cái còn, cái hư hỏng, cái biến dạng, nhưng ảnh thật tuổi thơ ngày ấy như có phép màu bằng loại giấy mực cực tốt chứa hồn cốt quê mùa một thuở chân chất vẫn còn trong veo với độ nét gợi buồn vui mỗi khi nhắc nhớ. Ði nhận tiền giải phóng mặt bằng tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, nối liền Việt Nam - Campuchia - mảnh đất được bồi hoàn do tiền chài ngày ấy mà có, lòng luẩn quẩn đến quay quắt. Nhân viên ban quản lý dự án xướng tên mấy lần mà chẳng hay./.

Trịnh Công Văn

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.