ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 13-6-25 07:37:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mùa gió chướng...

Báo Cà Mau Giữa đồng ruộng mênh mông, cha kể tôi nghe về vùng đất nơi đây chịu lắm nỗi đau thương nhưng rất anh hùng. Những cái ao, cái đìa có hình thù kỳ quái hay những vết thương loang lổ trên thân dừa… là vết tích do bão đạn, mưa bom của quân thù gây nên nhưng dáng đứng vẫn sừng sững, hiên ngang và vươn cao cùng năm tháng.

Mỗi khi mùa gió chướng về, lòng tôi bỗng thấy nao nao, một cảm giác rất đỗi thân quen. Một thoáng bâng khuâng khi cơn gió lao xao mang về một chút hơi lạnh và cái nắng ấm áp, rực rỡ của buổi bình minh. Lại một lần nữa, tâm tư tôi tìm về miền ký ức tuổi thơ - nơi mà tôi luôn cất giữ đầy ắp kỷ niệm yêu thương. Ðó là hình ảnh của luỹ tre xanh rì; hình ảnh cánh đồng lúa vàng trĩu hạt; hình ảnh của con đường làng uốn lượn nên thơ, nơi đó có bến nước, dòng sông vẫn êm đềm xuôi chảy… Tất cả rất thân thương và bền chặt thuỷ chung, son sắt bao đời với người dân quê hiền hoà, chất phác.

Mỗi buổi sáng tinh sương, ven đường, những thảm cỏ non mải mê những giọt sương tinh khiết. Trông xa xa, thấp thoáng những bác nông dân đi thăm đồng thật sớm. Một vài khóm lục bình tản mác đã nở hoa, dập dềnh cùng con nước chở màu tim tím lờ lững trôi. Những bụi bông súng cũng có dịp hớn hở khoe mình mà nở trắng mặt sông. Thỉnh thoảng, những chú cá rô tăm tít, những chú cá sặt non tìm mồi đốp móng làm cho mặt nước lăn tăn dợn sóng. Ôi! Hình ảnh làng quê hiện lên rất đỗi thân thương, chứa chan trong lòng tôi nhiều cảm xúc…

Nhớ nhất là mỗi đêm trăng lên, tôi miên man thả hồn với ruộng sâu đồng rộng. Một vài cơn gió hắt hiu lao xao từ cánh đồng bên kia thổi về mang theo cái mát mẻ khi đêm xuống. Cũng trên chiếc xuồng ba lá chòng chành, tôi được theo cha ra đồng đặt lờ, giăng câu, thả lưới. Dưới ánh trăng, hình ảnh cha tôi hiện ra với dáng vẻ lam lũ, chịu thương, chịu khó. Cha chống nhẹ cây sào, chiếc xuồng ba lá vượt vù vù trên mặt nước. Tôi hào hứng và thích thú khi được tận hưởng cái mát mẻ, tiết trời trong lành mùa gió chướng mang lại. Trên cao, những ông sao lấp lánh trải rộng như những tấm thảm kim cương mênh mông xa tít.

Giữa đồng ruộng mênh mông, cha kể tôi nghe về vùng đất nơi đây chịu lắm nỗi đau thương nhưng rất anh hùng. Những cái ao, cái đìa có hình thù kỳ quái hay những vết thương loang lổ trên thân dừa… là vết tích do bão đạn, mưa bom của quân thù gây nên nhưng dáng đứng vẫn sừng sững, hiên ngang và vươn cao cùng năm tháng.

Sáng ra, tôi cùng cha ra đồng thăm câu, thăm lưới. Tôi thích thú ngắm nhìn những chú cá lóc, cá trê… no tròn vì mê mồi trùn, mồi ốc mà cắn câu. Ðặc biệt là những chú rắn bông súng mập mạp dính vào những tay lưới của cha. Khi về nhà, mẹ tôi bắt những chú cá lóc to nhất để làm cơm cho cả gia đình. Nào là món cá lóc nấu canh chua trái bần hay trái giác với bông súng đồng quê; cá rô kho tộ chấm dưa bồn bồn; cá thác lác chiên sả; rắn bông súng xào với bông so đũa. Những con cá chết mẹ muối để khi nhiều dồn lại làm mắm, tới mùa nhổ mạ, phát cỏ, cấy lúa lại giở ra kho hoặc chưng đem ra đồng cho cha ăn cùng với rau dừa… "(đây cũng là món khoái khẩu nhất của tôi).

Giờ đây, dù không được sống ở quê hương nhưng mỗi khi mùa gió chướng về, trái tim tôi lại thổn thức. Hình ảnh bàn tay chai sần của cha, đôi vai gầy một nắng hai sương của mẹ; hình ảnh chiếc xuồng ba lá, cánh đồng, dòng sông, rặng dừa, bến nước hay những món ăn dân dã đồng quê… lại dắt tôi tìm về hình bóng quê nhà./.

Nguyễn Văn Nơi, Trường Quân sự tỉnh Cà Mau

Về xứ “Khánh”, “Tân”...

Cà Mau là vùng đất trẻ ven biển ở cực Nam, nằm trên Bán đảo Cà Mau, mới được khai phá khoảng hơn 3 thế kỷ. Trải qua quá trình lịch sử đã nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, điều thú vị là Cà Mau có nhiều địa danh hành chính mang tên gọi với chữ “Khánh”, “Tân”, như: Khánh Lâm, Khánh Tiến, Khánh Thuận, Khánh Hoà, Khánh An (huyện U Minh); Khánh Bình, Khánh Lộc, Khánh Hưng, Khánh Hải, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Bình Ðông (huyện Trần Văn Thời); Tân Lộc, Tân Phú (huyện Thới Bình); Tân Xuyên, Tân Thành (TP Cà Mau); Tân Trung, Tân Ðức, Tân Duyệt, Tân Thuận, Tân Dân, Tân Tiến (huyện Ðầm Dơi); Tân Ân, Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển). Những địa danh này gắn liền với lịch sử, văn hoá của cả vùng đất và nay đang ngày càng phát triển đi lên đổi mới và giữ gìn bản sắc văn hoá độc đáo.

Sống chậm, nhẫn hơn cùng nhiếp ảnh

Tay máy nữ Bảo Huy tên thật là Lê Thị Thu Thuỷ, sinh năm 1973, quê tỉnh Quảng Nam, hiện sinh hoạt tại Câu lạc bộ (CLB) Nhiếp ảnh nghệ thuật Sông Hàn (Ðà Nẵng).

Ca khúc cách mạng hút khán giả trẻ

Góp công lớn khiến các ca khúc cách mạng Việt Nam “sống lại lần nữa cùng thời đại” chính là sự kiện lễ diễu binh dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) vừa qua.

Cà Mau tạo ấn tượng đẹp tại Hội thi Tiếng hát Người khuyết tật toàn quốc lần 3, năm 2025 khu vực phía Nam

Trong 2 ngày: 26 và 27/5, tại UBND quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh), Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi Tiếng hát Người khuyết tật toàn quốc lần thứ 3, năm 2025 - khu vực phía Nam với chủ đề “Tiếng hát từ trái tim”.

Lý Hải: “Gia đình luôn là điểm tựa vĩnh cửu"

Chứng kiến nhiều câu chuyện gia đình trong cuộc sống hiện đại, nhịp sống hối hả, áp lực, thế nên Ðạo diễn Lý Hải mong muốn những bộ phim của mình sẽ là tấm gương phản chiếu mâu thuẫn giữa các thế hệ, để mọi người thấu hiểu nhau hơn, cùng tháo gỡ.

Sôi nổi hội thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), từ ngày 22-23/05, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức Hội thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ với chủ đề “Bác Hồ trong trái tim em”. Hội thi diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau.

Triển lãm ảnh “Trường Sa nhớ ơn Bác”

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025) và 70 năm ngày truyền thống Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955-7/5/2025), được sự chỉ đạo của Hội Nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh, từ ngày 19-21/5/2025, tại Ðường Sách TP Hồ Chí Minh, toạ lạc trên đường Nguyễn Văn Bình, phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, diễn ra triển lãm ảnh "Trường Sa nhớ ơn Bác".

KHI CÀ MAU – BẠC LIÊU HỢP NHẤT

Ta lại về cùng chung một mái nhà Như hai anh em mừng ngày sum họp Không gian rộng mở cho tình người tình đất Mảnh đất cuối trời chảy suốt những dòng sông

Ði tìm nét đẹp cuộc sống

Yêu thích chụp ảnh từ khi còn trẻ, nhưng vì nhiều mối bận tâm, công việc, gia đình..., đến năm 2017, được người bạn tặng máy ảnh, chị Nguyễn Hồng Nhung mới bắt đầu bén duyên với bộ môn yêu thích bấy lâu. Năm 2019, sức khoẻ chị giảm sút, sau đó dịch Covid-19 hoành hành nên cuộc chơi cùng nhiếp ảnh đành gián đoạn mất 4 năm.

“Búp sen xanh” - Sách gối đầu của thế hệ măng non

Trong vô số tác phẩm văn học Việt Nam viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Búp sen xanh” của Nhà văn Sơn Tùng là cuốn sách đặc biệt, cẩm nang xúc động về tuổi thơ, tuổi trẻ của Bác. "Búp sen xanh" là tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về Bác Hồ, ra đời năm 1982. Qua ngôn ngữ bình dị, thấm đẫm tình yêu của Nhà văn Sơn Tùng, tác phẩm tái hiện đầy đủ nhất hành trình hình thành lý tưởng cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ lúc còn là cậu bé Làng Sen đến ngày rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.