ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-12-24 18:35:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tôm khô vào vụ Tết

Báo Cà Mau Vào độ tháng 11, các làng nghề ở cửa biển: Rạch Gốc, Ðất Mũi, Tam Giang Tây của huyện Ngọc Hiển, nhà nhà bắt đầu làm tôm khô để chuẩn bị cho dịp Tết, nào bán, nào biếu người thân. Không khí làm việc tại các cửa biển trở nên sôi động, báo hiệu Tết đã cận kề...

Ðể làm ra được món tôm khô chất lượng, mang đậm hương vị quê biển, người dân tự tay làm tất cả các công đoạn, từ lựa tôm, luộc tôm đến thành phẩm. Chọn tôm thiên nhiên, tươi sống, còn kích cỡ thì tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng: làm tôm khô nhà ăn thường chọn tôm kích cỡ vừa phải, làm quà tặng thì kích cỡ to hơn; luộc tôm dùng lò củi; phơi tôm dưới nắng mặt trời, nắng tốt thì phơi tôm nhanh khô và thơm hơn.

Mấy con nước xổ vuông cuối năm, bà Nguyễn Thị Bửu, ấp Ông Ðịnh, xã Tân Ân Tây, thường chừa lại hết phần tôm đất sống để dành làm tôm khô. Bà Bửu cho biết: "Mấy chục công vuông có lúc trúng thì xổ hơn chục ký tôm đất sống, có khi chỉ vài ký, nhưng gần Tết đều để lại không bán, vì mấy cháu ở thành phố rất thích món tôm khô. Cỡ nào tôi cũng làm tôm khô để dành Tết cho cháu ở TP Hồ Chí Minh".

Ðể có món tôm khô ngon, nguồn nguyên liệu phải được lựa chọn từ con tôm đất tươi sống.

Ðể có món tôm khô ngon, nguồn nguyên liệu phải được lựa chọn từ con tôm đất tươi sống.

Quy trình chế biến tôm khô của người dân huyện Ngọc Hiển cũng có bí quyết riêng. Tôm được chế biến sạch sẽ, sau đó luộc và phơi khô rồi lột vỏ. Công đoạn quan trọng nhất là phải luộc chín tới để đảm bảo màu sắc đẹp mắt và vị ngọt của tôm.

Ông Hồng Chí Linh, chủ doanh nghiệp chế biến tôm khô ở Ngọc Hiển, chia sẻ: "Cơ sở sản xuất tôm khô mang thương hiệu tôm khô Rạch Gốc mỗi năm xuất bán hơn 15 tấn tôm khô thành phẩm. Cao điểm vào vụ Tết thì công suất hoạt động tăng lên gấp đôi. Hiện cơ sở đã đầu tư máy rửa tôm, máy hấp công suất cao, máy sấy, máy đập tôm".

Trong các công đoạn chế biến, khâu luộc tôm rất quan trọng, phải canh lửa đều, nêm muối vừa tay với tỷ lệ 10 kg tôm nguyên liệu - 100 gram muối, khi thịt tôm săn lại, tách rời vỏ mới đem phơi. Với tôm đất loại 130 con/kg, trung bình 7-8 kg tôm tươi chế biến được 1 kg tôm khô thành phẩm.

Ðể phục vụ nhu cầu khách hàng, các cơ sở ngày càng chăm chút hơn về mẫu mã, chất lượng. Tôm khô Rạch Gốc có 2 loại chính là tôm vuông và tôm biển. Tôm khô đất loại 1 giá khoảng 800 ngàn đến 1,5 triệu đồng/kg, tôm biển 700-800 ngàn đồng/kg.

Nghề làm tôm khô giúp nhiều cư dân ven biển có thêm thu nhập trong những tháng cuối năm.

Nghề làm tôm khô giúp nhiều cư dân ven biển có thêm thu nhập trong những tháng cuối năm.

Nghề làm tôm khô những tháng cuối năm trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết, mỗi cơ sở sản xuất tôm khô cần từ 5-10 nhân công, với các cơ sở quy mô lớn cần từ 15-20 người. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm cho lao động, thu nhập bình quân từ 7-9 triệu đồng/người/tháng.


Năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Tôm khô Rạch Gốc”. Năm 2016, tôm khô Rạch Gốc được Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Phát triển nông thôn Việt Nam chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chí "Sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng Việt Nam". Năm 2021, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận tôm khô Rạch Gốc nằm trong 100 đặc sản quà tặng nổi tiếng của cả nước. Năm 2023, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định đưa Nghề làm tôm khô vào Danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia, thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian.


 

Chí Hiểu

 

Lợi ích từ... triều cường

Vào những ngày cao điểm của triều cường, mực nước các tuyến sông trên địa bàn huyện Cái Nước thường xuyên dâng cao, gây ngập úng cục bộ một số tuyến lộ trũng thấp, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, triều cường cũng mang lại nhiều lợi ích cho nuôi thuỷ sản, giúp độ mặn tăng cao và bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho sò huyết nuôi xen canh trong vuông tôm phát triển.

Quyết tâm xoá nghèo

Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.

Chủ động giải pháp tăng trưởng tín dụng

Ông Liêu Chí Tài, Phó giám đốc Phụ trách Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Cà Mau, thông tin, đến ngày 30/11, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh đạt 71.673 tỷ đồng, tăng 3,34% so với đầu năm, tương đương với mức tăng 2.315 tỷ đồng. Dự báo đến hết năm 2024, dư nợ cho vay tại Cà Mau sẽ đạt 73.039 tỷ đồng, tương đương mức tăng 5,3% so với đầu năm.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngành Công thương đạt gần 800 tỷ USD

Chiều nay (23/12), Phó thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Bộ Công thương tổ chức. Tại điểm cầu Cà Mau, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng đại diện lãnh đạo Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh tham dự.

Phụ nữ tự tin khởi nghiệp, tham gia chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

Sự kiện truyền thông “Phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; đồng thời tạo điều kiện cho chị em phụ nữ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối giao thương các sản phẩm OCOP với nhau.

Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín

Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân ứng dụng công nghệ nuôi tôm tuần hoàn nước mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế nguy cơ dịch bệnh, đồng thời giải quyết được tình trạng xả thải ra kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường.

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.

Hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên

Khu bảo tồn biển Cà Mau được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định thành lập với diện tích 27.000 ha, gồm 3 phân khu là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính dịch vụ và vùng đệm. Trong đó, trọng điểm là khu vực các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc thuộc hại huyện U Minh và Trần Văn Thời.

Sử dụng hàng Việt - Nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng

Sự chung tay, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đã giúp Cuộc vận động (CVÐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (gọi tắt là CVÐ) ngày càng lan toả mạnh mẽ.