ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 04:55:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người đàn bà cỡi sóng

Báo Cà Mau Dù đã quen biết nhưng cũng vài lần lỡ hẹn tôi mới gặp lại được bà vào đầu năm mới 2015. Bà tên là Nguyễn Thị Lan, nhưng dân miền biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời thường gọi bà là Tôn Lan. Từ lâu cái tên Tôn Lan đã “đóng đinh” trên khắp vùng biển Tây Nam với bóng dáng của một phụ nữ luống tuổi làm thuyền trưởng đi biển. Trên tàu của bà thường xuyên có từ 10-15 thuyền viên là nữ, tuổi đời từ 18-35 và mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau.

Dù đã quen biết nhưng cũng vài lần lỡ hẹn tôi mới gặp lại được bà vào đầu năm mới 2015. Bà tên là Nguyễn Thị Lan, nhưng dân miền biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời thường gọi bà là Tôn Lan. Từ lâu cái tên Tôn Lan đã “đóng đinh” trên khắp vùng biển Tây Nam với bóng dáng của một phụ nữ luống tuổi làm thuyền trưởng đi biển. Trên tàu của bà thường xuyên có từ 10-15 thuyền viên là nữ, tuổi đời từ 18-35 và mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau.

Cách đây 5 năm, khi về cửa biển Sông Ðốc công tác, tôi thật sự ngỡ ngàng khi chứng kiến người phụ nữ gần 60 tuổi điều khiển chiếc tàu trọng tải trên 70 tấn ghé vào cầu Trạm Kiểm soát Biên phòng làm thủ tục xuất bến. Chiếc tàu cặp vào thật êm ái và đơn giản, 1 cô gái khoảng 18-20 tuổi tung dây mắc vào cột với động tác dứt khoát.

Tóc dài đi biển

Bà Nguyễn Thị Lan với "đội quân tóc dài" của mình ngang dọc biển Tây đánh bắt và thu mua hải sản.      Ảnh: ANH VY

Lúc đó, Thiếu uý Nguyễn Văn Khởi, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Sông Ðốc, nói: “Cô Tôn Lan là tài công “cứng khừ”, nổi tiếng ở vùng này đấy. Nhiều tài công nam ghé vào trình sổ còn mắc lỗi kỹ thuật, nhất là khi sóng to, gió lớn phải de tới, de lui, ghé không khéo là tàu va sập cầu trạm hoặc tàu tấp vào mắc cạn, nên ít ra cũng phải ghé vài lần mới cặp được tàu. Thế nhưng, cô Lan chỉ ghé 1 lần là cặp được tàu”. Và đến nay Nguyễn Văn Khởi đã lên quân hàm thượng uý nhưng vẫn chưa một lần thấy bà Lan mắc lỗi kỹ thuật.

Bà Lan quê gốc ở huyện Trần Văn Thời. Dáng người mập, nước da trắng, tóc ngắn, nét mặt hiền hậu, vui vẻ, nhìn bà không ai nghĩ bà là nữ tài công lái tàu đi biển, thậm chí đi trong thời tiết sóng, gió cấp 7, cấp 8. “Năm xưa ở quê nghèo khổ, gia đình tôi chuyển về cửa biển Sông Ðốc lập nghiệp. Những năm 1990 trở về trước, nhà có tàu đánh bắt cá ngoài biển nhưng thuê mướn tài công khó khăn. Vả lại, người ta không nhiệt tình, không trách nhiệm nên hiệu quả khai thác không cao. Ðã vậy, mỗi lần tàu cặp bến cứ va đụng ầm ầm, không sứt be tàu thì cũng đổ cây trụ ở bến, nhìn thấy mà tức. Vậy là tôi quyết định xuống tàu tự điều khiển ra biển chỉ huy lao động làm nghề lưới thử xem việc “đàn ông làm được, phụ nữ có làm được không”".

Từ đó, bà gắn bó với nghề đi biển. Bà Lan tâm sự: “Thời gian đầu thật sự khó khăn, xuống tàu đi biển ai cũng can ngăn, thậm chí có nhiều dư luận không tốt về chuyện đàn bà đi biển, nên tôi chỉ đi từ 5-10 ngày là vào bờ. Vì vậy, mình sắp xếp được mọi công việc, vừa kinh doanh, vừa chăm sóc gia đình, đến bây giờ cũng thấy bình thường thôi”.

Sau vài năm làm tài công tàu hoạt động nghề lưới, bà Tôn Lan chuyển sang hoạt động nghề thu mua trên biển. Nghề thu mua trên biển của tỉnh Cà Mau thì bà Tôn Lan là một trong những người khởi xướng đầu tiên. Bà Tôn Lan đã cầm lái chỉ huy đội quân thu mua gần 20 lao động tung hoành trên khắp vùng biển Tây Nam. Từ Phú Quốc, Hòn Chông, Hòn Tre đến Ðảo Hải Tặc… dọc trên tuyến biển Việt Nam giáp với các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia, nơi nào có tàu cá của Cà Mau, Bến Tre, Kiên Giang hoạt động thì ở đó tàu của bà Lan có mặt.

Tung hoành biển Tây

Ðội quân của bà Lan thường có 3-5 lao động nam và 10-15 lao động nữ, đa số tuổi từ 18-35. Số lao động nữ là những người hâm mộ bà và tự nguyện xin đi theo cho biết nghề biển. Họ không thường xuyên đi biển mà chỉ đi theo từng chuyến. Trong bờ họ làm nhiều nghề khác nhau như buôn bán, vá lưới thuê, lựa tôm cá thuê cho các vựa.

Ra biển, công việc nặng như xuống hầm móc cá, khiêng vác từ tàu này sang tàu kia thì lao động nam làm, còn lao động nữ thì bốc xếp vào khoang, phân cỡ hàng theo chủng loại. Khi trời êm biển lặng chờ mua hàng thì chị em lại ca hát và tranh thủ chăm sóc sắc đẹp. Họ gắn bó với nhau, tình cảm và chân thành.

Bà Lan tâm sự: “Nhiều chị em sau chuyến đi biển vào bờ trở nên thân thiện như người trong gia đình. Trên biển, họ có nhiều kỷ niệm khó quên". Bà kể: “Một lần đang chạy trên biển thì trời nổi dông, sóng dựng phủ kín tàu, máy bơm nước không kịp, tôi huy động cho mấy anh em nam giới chuẩn bị phao, can nhựa cột dây chuẩn bị cho tất cả mọi người, đồng thời ném bớt hàng xuống biển. Nhiều em gái mới đi biển sợ ôm nhau khóc, tôi vừa lái tàu vừa động viên họ và chỉ cho họ cách xử lý khi tình huống xấu nhất xảy ra. Chống chọi với cơn dông sau hơn 10 giờ đồng hồ, chúng tôi mới thoát khỏi vùng nguy hiểm. Khi biển êm trở lại, chúng tôi chạy hết ra boong tàu mừng rỡ ôm nhau, người khóc, người cười”.

Ðể cặp được tàu mình với tàu khác trên biển khi sóng lớn là không thể, nhưng bà Lan vẫn có thể mua được hàng. Anh Tài, chủ tàu cá hiệu Phước Tài của Bạc Liêu, cho biết: “Qua máy thông tin liên lạc, tôi nghe bà Lan hỏi mua cá, nhưng sóng cấp 6, cấp 7 không thể cặp vào được. Vậy mà bà Lan vẫn bảo chúng tôi đưa sẵn hàng lên boong, bà cho tàu cặp cách khoảng 2 m rồi quăng từng bọc cá qua. Mỗi lần cặp như vậy chỉ quăng được khoảng 100 kg, vậy mà bà Lan kiên trì quăng được 3 tấn cá. Một phần thấy bà Lan đi biển vất vả, một phần vì nể phục bà Lan, cánh đàn ông chưa chắc ai dám cặp tàu như bà ấy”.

Sóng gió, dông lốc trên biển thường xuyên gây hậu quả nghiêm trọng cho người đi biển, vì vậy người đi biển phải có kinh nghiệm nhìn trời, nhìn sóng và hướng gió thay đổi để đề phòng. Ðiều khiển tàu chạy trong thời tiết xấu đòi hỏi người cầm lái phải thật sự kinh nghiệm, kiên trì và hiểu về quy luật của sóng gió. Bà Lan kể: “Cuối năm 2008, trên đường chạy từ Hòn Chuối vào cửa Sông Ðốc, chiếc tàu thu mua của anh Huỳnh Phước giao cho tài công chạy đi thu mua hàng trên biển, từ phía sau vượt qua mặt tàu của tôi. Thấy nguy hiểm vì sóng to nên tôi lên máy liên lạc cảnh báo cho tài công kia biết nếu chạy như vậy sẽ chìm. Tài công tàu Huỳnh Phước không nghe và kết quả bị sóng đánh chìm, tôi cho tàu tiến lên vớt được 4 người, các tài sản khác trôi lềnh bềnh trên biển”. 

Gắn bó với nghề hơn 20 năm, bà Lan đã trải qua nhiều gian nan, vất vả của nghề biển. Bà thuộc lòng từng toạ độ trên vùng biển Tây Nam và hầu hết dân đi biển ở vùng này đều biết tên bà. Hiện nay bà Lan đã lên bờ nghỉ đi biển nhưng vẫn còn thu mua hàng thuỷ sản. Bà cho biết: “Tôi cảm thấy sức khoẻ vẫn bình thường, nếu có điều kiện, tôi tiếp tục đi biển đến 65 tuổi mới nghỉ hẳn. Bây giờ sau mỗi ngày thu và giao hàng cho mối, có thời gian, điều kiện thì tổ chức đi du lịch, tham gia làm từ thiện khi địa phương và ai đó phát động, tổ chức”.

Trung tá Nguyễn Quốc Doanh, Ðồn trưởng Ðồn Biên phòng Sông Ðốc, cho biết, bà Lan đã nhiều năm gắn bó với đồn biên phòng trong công tác tham gia bảo vệ chủ quyền vùng biển. Mỗi chuyến ra biển, nếu có tình hình khác lạ trên biển là bà Lan điện báo ngay về đồn. Nhờ vậy mà đồn kịp thời xử lý hàng chục vụ việc xảy ra trên biển.

Mặt trời đang lặn dần về phía biển. Bà Tôn Lan vẫn bình thản nhìn về hướng biển với nét mặt đăm chiêu nhớ biển. Ngoài kia, hàng ngàn chiếc tàu đánh cá của ngư dân Cà Mau vẫn đang đánh bắt, chắc họ sẽ phải làm việc cật lực để có thể mang những món quà "tanh nồng" của biển về bờ. Nhìn họ, tôi thầm so sánh họ với biển, dịu dàng, nhân hậu nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ và quyết liệt./.

Bút ký của Lê Khoa
 

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc

Năm 2025 là năm đặc biệt đối với Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau khi đánh dấu 50 năm xây dựng, chiến đấu và không ngừng lớn mạnh, trở thành “lá chắn thép” nơi cực Nam Tổ quốc, đảm bảo sự bình yên và vững chắc cho vùng biển, đảo quê hương. Cán bộ, chiến sĩ BÐBP còn là những người bạn, người thân của Nhân dân, cùng chung tay xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ.

Lớn lên từ những chuyến đi

Trong suốt chặng đường theo nghề báo hơn 25 năm, có những lúc áp lực, tưởng chừng sẽ phải dừng lại. Song, khi nhìn lại, tôi thầm cảm ơn và tự hào với những gì mà nghề đã mang lại cho tôi, đó là những chuyến đi, khám phá những vùng đất mới, xa xôi, đặc biệt là những chuyến đi biển, đảo. Chính những hành trình ấy đã tiếp thêm sức mạnh, tình yêu quê hương, đất nước, bùng thêm ngọn lửa nghề trong tim tôi.

Khi ý Ðảng gặp sức dân - Bài cuối: Nâng cao hiệu quả quản trị cộng đồng

Bức tranh toàn cảnh về sự hình thành và những thành công bước đầu của mô hình tổ Nhân dân tự quản (NDTQ) tại Cà Mau, cho thấy một thiết chế đầy tiềm năng trong việc kết nối ý Ðảng với sức mạnh cộng đồng. Tuy nhiên, hành trình xây dựng và phát triển mô hình này không tránh khỏi những “gập ghềnh”, những “nút thắt” cần được tháo gỡ.

Viết báo tết trong chiến khu

Buổi sáng cuối đông năm 1973, bầu trời se lạnh. Chúng tôi ngồi viết báo Tết trong khu vườn dừa của chú Sáu Lân ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Khi phóng viên địa bàn đồng hành cùng địa phương

Từ thời Báo Minh Hải, phóng viên đã được Toà soạn phân công phụ trách địa bàn để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với cơ sở, với bà con, nắm bắt thật sát tình hình địa phương, thực hiện các tin, bài nóng hổi tính thời sự, góp phần và đồng hành cùng với sự ổn định, phát triển của địa bàn phụ trách.

Khi ý Ðảng gặp sức dân

Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân, vì dân”, ở Cà Mau, một mô hình tổ chức xã hội đặc biệt đang âm thầm bén rễ và lan toả sức sống: Tổ Nhân dân tự quản (NDTQ). Thoạt nghe, cụm từ này có vẻ khô khan, mang nặng tính hành chính, nhưng khi đặt chân đến những xóm, ấp nơi mô hình này đang hoạt động, người ta mới cảm nhận được hơi thở của sự tự nguyện, tinh thần đoàn kết và khát vọng làm chủ cuộc sống cộng đồng. Ðây không chỉ là hình thức tập hợp người dân theo địa bàn cư trú, mà sâu xa hơn, nó đang dần khẳng định vai trò như một cầu nối sống động, nơi ý Ðảng được truyền tải một cách gần gũi nhất, hoà quyện với nhu cầu và sức mạnh nội tại của Nhân dân.

Với nghề, tôi thấy mình như vừa chập chững tập đi...

Tôi bắt đầu công việc viết lách từ rất sớm, như các bạn tuổi mới lớn khác, tập tành sáng tác thơ và tản văn. Ở những năm học cấp III, tôi chi tiêu cho mua dụng cụ học tập, hàng quà hay những thứ lặt vặt khác, từ chính nguồn nhuận bút viết lách.

Thức cùng sóng biển

Hầu như năm nào cũng vậy, khi những làn gió chướng đầu tiên lao xao trên cành lá là cái rạo rực về những bài báo xuân cứ thôi thúc trong mỗi chúng tôi.