ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 12-2-25 04:09:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Niềm vui chuyến biển đầu năm

Báo Cà Mau Những ngày vừa qua, các phương tiện hành nghề câu mực ở cửa biển Khánh Hội ra khơi trước tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã cập bến. Thời tiết thuận lợi, hầu hết các phương tiện khai thác trong chuyến biển này đều trúng đậm, cộng với giá mực cao và ổn định nên các chủ phương tiện đều có lãi khá. Ðây không chỉ là tín hiệu vui mà còn là động lực cho ngư dân miền biển bước vào năm mới với niềm tin thắng lợi.

Gia đình ông Lý Quốc Hùng, Ấp 4, xã Khánh Hội, có 2 phương tiện hành nghề câu mực. Chuyến biển Tết này, cả 2 phương tiện đều khai thác hiệu quả nên gia đình rất phấn khởi. Theo ông Hùng, đây là chuyến biển đầu năm đạt hiệu quả nhất trong những năm gần đây, hầu hết các phương tiện ra khơi đều có lãi khá.

Ông Hùng chia sẻ: “So với chuyến biển Tết các năm trước, năm nay trúng đậm hơn rất nhiều. Qua hỏi thăm các anh em cùng làm nghề thì có khoảng 80-90% tàu ra khơi khai thác đạt hiệu quả; trong đó, số phương tiện khai thác đạt từ 400-500 triệu đồng chiếm khoảng 20-30%, đạt từ 250-350 triệu đồng chiếm hơn 50%, còn lại đạt từ 200 triệu đồng trở lên. Riêng 2 phương tiện của gia đình tôi, mỗi phương tiện khai thác được hơn 300 triệu đồng”.

Không khí thu mua tại các vựa mực trên địa bàn xã Khánh Hội tấp nập khi tàu cập bến. Mực được bảo quản tốt, tươi ngon nên bán được giá cao.

Không khí thu mua tại các vựa mực trên địa bàn xã Khánh Hội tấp nập khi tàu cập bến. Mực được bảo quản tốt, tươi ngon nên bán được giá cao.

Chuyến biển Tết này, phương tiện hành nghề câu mực của ông Lý Văn Hiếu, Ấp 2, xã Khánh Hội, khai thác đạt hiệu quả hơn các chuyến biển trước, đến thời điểm này, doanh thu được hơn 250 triệu đồng. Thấy khai thác đạt hiệu quả nên phương tiện của gia đình vẫn chưa vào bờ, nán lại khai thác thêm vài ngày nữa.

Ông Hiếu cho biết: “Ðợi ghe vô, gia đình tôi sẽ tổ chức ăn Tết muộn với anh em ngư phủ, để anh em có cái Tết trên đất liền trọn vẹn hơn, đồng thời cũng chúc mừng cho một chuyến biển thắng lợi”.

Từ niềm vui sau chuyến biển đầy ắp cá tôm, ngư dân có thêm động lực để vươn khơi, bám biển.

Từ niềm vui sau chuyến biển đầy ắp cá tôm, ngư dân có thêm động lực để vươn khơi, bám biển.

Ðáng phấn khởi nhất đó là, mặc dù lượng mực khai thác lớn nhưng không bị giảm giá như các năm trước. Hầu hết các loại mực đều có giá ổn định ở mức cao. Kết quả này một phần là do địa phương có bước phát triển ngành dịch vụ hậu cần nghề cá. Thuỷ sản khai thác được đều có phương tiện ra khơi thu mua trong ngày nên luôn đảm bảo chất lượng, từ đó bán được giá cao.

Ông Hùng cho biết thêm: “Những năm trước, chuyến biển Tết mực nhiều nên thường bị thương lái ép giá, năm nay vựa thu mua trên địa bàn tăng nhiều hơn, có ghe ra biển mua mực trong ngày, nên các vựa có sự cạnh tranh, từ đó giá mực vẫn giữ mức cao và ổn định. Hiện mực cỡ lớn, thu mua trong đêm giá 300 ngàn đồng/kg, còn qua đêm dao động từ 240-250 ngàn đồng/kg. Với giá này, ngư dân ở đây phấn khởi”.

Ðể có chuyến biển thành công như năm nay, ngoài các yếu tố về thời tiết, giá mực cao và ổn định thì yếu tố rất lớn góp phần vào thành công của chuyến biển là tình hình an ninh trật tự trên biển được đảm bảo, ngư dân tuân thủ nghiêm các quy định khi ra khơi khai thác, nhất là các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Trung tá Nguyễn Thanh Hải, Ðồn trưởng Ðồn Biên phòng Khánh Hội, cho biết: “Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền các quy định của Ðảng và Nhà nước về khai thác biển nên ngư dân ý thức được việc chấp hành các quy định của pháp luật trong khai thác đánh bắt thuỷ hải sản trên biển. Ðặc biệt là trong dịp Tết, Ðồn tăng cường tuần tra, kiểm soát tàu thuyền ra vào cửa biển, các phương tiện đảm bảo mới được ra khơi. Quá trình khai thác, đánh bắt trên biển, ngư dân trên địa bàn xã thực hiện nghiêm theo quy định của Ðảng và Nhà nước về khai thác biển, không có trường hợp vi phạm”.

Từ tín hiệu vui của chuyến biển đầu năm, ngư dân huyện U Minh nói chung, xã Khánh Hội nói riêng đang rất kỳ vọng và tin tưởng một năm mới sẽ khai thác đạt nhiều hơn, tạo động lực tiếp tục vươn khơi, bám biển./.

 

Trần Thể

 

Nền tảng vững chắc cho "tam nông"

Hoàn thiện, nâng cao các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh tham gia Chương trình OCOP; duy trì và nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất các sản phẩm OCOP đã được công nhận; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP... hướng tới xuất khẩu, đó là những mục tiêu để các sản phẩm OCOP thật sự mang lại giá trị kinh tế cho người dân và phát triển bền vững.

Tái cơ cấu sản xuất theo hướng bền vững

“Huyện Thới Bình có nhiều triển vọng trong phát triển nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế như ASC, BAP, có lợi thế cạnh tranh để mở rộng diện tích nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế, đảm bảo tính ổn định lâu dài cho người dân sản xuất. Ðồng thời, gắn với bảo vệ môi trường sống ngày càng tốt hơn, bền vững hơn. Huyện xác định đây là hướng đi đúng và lâu dài”, ông Huỳnh Quốc Hoàng, Bí thư Huyện uỷ Thới Bình, khẳng định.

Sức sống vùng ngọt

Ðược ví như một Cà Mau thu nhỏ, huyện Trần Văn Thời gần như hội tụ đầy đủ nét đặc trưng của vùng bán đảo Cà Mau với 3 hệ sinh thái: ngọt - mặn - lợ. Không có nguồn nước ngọt bổ sung, cùng với thách thức từ biến đổi khí hậu, nhưng đến nay huyện Trần Văn Thời vẫn giữ được vùng ngọt với đa dạng cây, con, hoa màu đầy sức sống.

Kết nối đô thị biển

Vừa là trung tâm kinh tế biển của huyện Trần Văn Thời, vừa là đô thị công nghiệp vùng bán đảo Cà Mau - thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) đang chuyển mình mạnh mẽ, xứng tầm vóc của đô thị biển cuối trời Nam. Với quy mô phát triển lớn thứ 2 trong tỉnh và là 1 trong 3 cụm phát triển kinh tế đô thị động lực của tỉnh, nằm trên trục hành lang ven biển Tây, đô thị Sông Ðốc nổi bật bởi những công trình được đầu tư quy mô, hoàn chỉnh.

Phố biển vào xuân

Về thị trấn Cái Ðôi Vàm những ngày giáp Tết, chúng tôi cảm nhận được sự phấn khởi của Ðảng bộ, chính quyền và người dân thị trấn biển khi được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh. Ông Lê Minh Cảnh, Phó chủ tịch UBND thị trấn, cho biết: “Ðây là thành quả sự chung sức chung lòng qua 8 năm phấn đấu. Với thế mạnh về kinh tế gắn biển, hướng biển, địa phương đang dồn sức khơi dậy tiềm năng, lợi thế, tạo bứt phá phát triển trong tương lai”.

Ðặc sản OCOP

Huyện Ðầm Dơi là một trong những địa phương có tiềm năng về nuôi thuỷ sản, đặc biệt là các mặt hàng tôm, cua, ba khía... Với nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều cơ sở sản xuất đã phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương để chế biến thành những mặt hàng đạt chuẩn OCOP, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

Thành tựu xứ Ðầm

Trong không khí xuân của đất trời và xuân của lòng người hội tụ, giao hoà, Ðảng bộ và Nhân dân huyện Ðầm Dơi nhìn lại năm qua với niềm vui mừng khi đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Ðó là nền tảng vững chắc, tiếp thêm sức mạnh để quê hương xứ Ðầm vững bước tương lai.

Bắt nhịp nông nghiệp xanh

Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xu hướng sản xuất nông nghiệp xanh, nông sản sạch đã trở thành mục tiêu chính trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, đảm bảo sản xuất bền vững.

Giữ thương hiệu “Cua ngon nhất Việt Nam”

Cua Cà Mau được mệnh danh là “Cua ngon nhất Việt Nam”, bởi được sinh trưởng ở nơi có điều kiện thiên nhiên tuyệt vời, khó nơi nào có được.

Khẳng định giá trị hạt gạo

Với mục tiêu không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà còn tiến đến bán tín chỉ carbon, tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Ðề án) là bước khởi đầu cho nâng tầm giá trị hạt gạo.