ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 2-1-25 02:18:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗ lực ứng phó thiên tai

Báo Cà Mau Từ cuối tháng 6 đến nay, các vụ lốc xoáy, sạt lở liên tiếp xảy ra, gây khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển.

Từ cuối tháng 6 đến nay, các vụ lốc xoáy, sạt lở liên tiếp xảy ra, gây khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển.

Trong năm 2014, trên địa bàn huyện Ngọc Hiển xảy ra 10 vụ sạt lở, làm sập và hư hỏng 32 căn nhà, hơn 200 căn nhà khác bị ảnh hưởng. Tình trạng nước biển dâng cũng làm thiệt hại trên 3.000 ha nuôi thuỷ sản và đất trồng màu, cây ăn trái của người dân. Ngoài ra, trên biển Ðông còn ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới làm chìm 3 phương tiện của ngư dân.

Hiện trạng sạt lở đất đầm tôm của hộ anh Trần Văn Đức, khóm 3, thị trấn Rạch Gốc.      Ảnh: CHÍ HIỂU

Tổng thiệt hại do thiên tai ước trên 3,5 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, qua thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn huyện Ngọc Hiển xảy ra trên 5 vụ lốc xoáy và sạt lở đất, làm thiệt hại tài sản của Nhân dân lên đến hàng tỷ đồng. Thiên tai cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất, kinh doanh và việc ra khơi đánh bắt của ngư dân. Ðặc biệt, từ cuối tháng 6 đến nay, các vụ lốc xoáy, sạt lở liên tiếp xảy ra, gây khó khăn trong sản xuất, đời sống và tâm lý hoang mang cho người dân.

Ðiển hình là vụ sạt lở vào ngày 19/6 làm 1 đầm tôm công nghiệp của hộ anh Trần Văn Ðức, khóm 3, thị trấn Rạch Gốc bị thiệt hại hoàn toàn. Ðầm tôm này nằm cách con sông Rạch Gốc trên 15 m, nhưng do mưa lớn kéo dài và mực nước của con sông hạ thấp đã xảy ra sạt lở. Anh Trần Văn Ðức bàng hoàng kể lại: “Khoảng 11 giờ rưỡi đêm tôi nghe đất rung chuyển, mở đèn kiểm tra thì thấy bờ vuông sụp tan hoang. Cây cột điện nằm trong mé bờ giờ nó ra ngoài sông khoảng 20 m, còn cây mắm nằm cách bờ khoảng 20 m giờ sạt ra nửa sông. Ðầm tôm đang phát triển tốt đã bị thiệt hại hoàn toàn”.

Vào 22 giờ đêm 3/7, tại Cù Lao Dá, ấp Ðường Kéo, xã Tân Ân Tây xảy ra vụ sạt lở 2 căn nhà của anh Huỳnh Văn Sang (mua bán các mặt hàng thuỷ sản) và hộ chị Dương Bích Thuỷ (kinh doanh xăng dầu), thiệt hại gần 600 triệu đồng.

Liên tiếp trong ngày 6/7, tại địa bàn ấp Ðường Ðào, thị trấn Rạch Gốc và ấp Xẻo Lá, xã Viên An Ðông cũng xảy ra 2 vụ sạt lở làm cuốn trôi 2 căn nhà của anh Nguyễn Hữu Ðoán và chị Lê Thị Thiêu, thiệt hại trên 230 triệu đồng. Riêng 1 giờ 30 phút đêm 6 rạng sáng ngày 7/7, trên địa bàn huyện Ngọc Hiển xảy ra lốc xoáy kèm theo mưa dông dữ dội, làm ảnh hưởng 24 căn nhà của người dân khóm 1, thị trấn Rạch Gốc và 8 căn xã Tân Ân, thiệt hại ban đầu hàng trăm triệu đồng.

Trong đó, lốc xoáy đã cuốn sập hoàn toàn 2 căn nhà của anh Từ Văn Thế, khóm 1, thị trấn Rạch Gốc và nhà anh Nguyễn Thanh Hùng, ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân. Hộ anh Nguyễn Văn Bi hành nghề sửa chữa điện thoại di động tại khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, lốc xoáy làm tốc mái hoàn toàn căn nhà, các trang thiết bị sửa chữa điện thoại và hàng trăm máy điện thoại bị mưa ướt, thiệt hại nặng nề.

Qua thống kê, hiện huyện Ngọc Hiển có hàng ngàn hộ dân cất nhà, sinh sống theo các tuyến sông và ven biển, trong đó trên 700 hộ sống nơi nguy cơ sạt lở cao. Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, vừa qua, Ban Chỉ đạo Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn huyện Ngọc Hiển triển khai kế hoạch tập trung rà soát và di dời số hộ sinh sống trong các khu vực có nguy cơ sạt lở cao vào khu vực tập trung dân cư; xây dựng biện pháp đối phó cụ thể với từng loại thiên tai khác nhau. Ðồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

“Ðây chỉ là biện pháp tạm thời, về lâu dài, huyện Ngọc Hiển cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của cấp trên để thực hiện xây dựng đồng bộ các khu quy hoạch dân cư tập trung. Ðồng thời, xây dựng hệ thống bờ kè chống sạt lở ven biển; bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ xung yếu; kiên cố hệ thống đê ngăn triều cường kết hợp phát triển giao thông để bảo vệ sản xuất và ổn định đời sống lâu dài của người dân”, ông Lê Văn Kháng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, cho biết./.

Tân Nguyên

Vành đai xanh thành phố

(CMO) Việc triển khai thực hiện Ðề án tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn TP theo hướng nông nghiệp đô thị bước đầu mang lại hiệu quả.

Cán bộ giúp dân giảm nghèo

(CMO) Tác động của thời tiết, ảnh hưởng của dịch Covid-19 không nhỏ đến tình hình kinh tế của bà con, nhất là đối với hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện nhưng công tác giảm nghèo đạt thành quả nhất định. Đến nay, việc bình xét công nhận hộ nghèo thực hiện công tâm, khách quan, không chạy theo thành tích. Mỗi cán bộ, đảng viên, chi bộ được phân công hỗ trợ, giúp đỡ ấp, khóm có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, góp phần làm thay đổi ý thức, tư duy cho hộ nghèo.

Phú Mỹ thực hiện cao điểm xây dựng nông thôn mới

Năm 2016, xã Phú Mỹ là một trong các xã chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Tân và tỉnh Cà Mau. Ðể giúp xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới một cách bền vững, đầu năm 2016, huyện Phú Tân phân công cán bộ chủ chốt một số ngành, đoàn thể huyện trực tiếp xuống địa bàn giúp xã và cùng vận động Nhân dân xây dựng nông thôn mới.

Đồng đất Thới Bình vào vụ hè thu

Ông Nguyễn Văn Quyết, Ấp 8, xã Tân Lộc đang vệ sinh đồng ruộng. Năm nay ông áp dụng kỹ thuật sạ ướt, sau 3 ngày sạ, lúa đã nẩy mầm.

Xây dựng TP Cà Mau trở thành đô thị xanh

Nằm trong tiến trình xây dựng và chỉnh trang đô thị, thời gian qua, công tác trồng và bảo vệ cây xanh trên địa bàn TP Cà Mau đang được đặc biệt quan tâm.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ sở rất quan trọng, vì thế trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện uỷ Ðầm Dơi đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ sở, đảm bảo thống nhất sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở, giúp cán bộ, đảng viên làm nòng cốt để vận động Nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Nở rộ những mùa hoa dâng Bác

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phần lớn cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân huyện Trần Văn Thời đều nhận thức được những nội dung cơ bản, những giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác. Sau học tập, mỗi cá nhân có ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống, nâng cao ý thức, đáp ứng tốt yêu cầu lao động, sản xuất và công tác. Qua học tập, có 4.120 đảng viên, gần 79.300 lượt đoàn viên, hội viên và Nhân dân đăng ký “làm theo”.

Thanh niên với phong trào xây dựng nông thôn mới

Trong nhiều lĩnh vực, thanh niên luôn đóng vai trò xung kích, tình nguyện. Chính vì vậy, trong xây dựng nông thôn mới, lực lượng đoàn viên thanh niên cũng cần thể hiện sự năng động, sáng tạo để cùng với huyện thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia này.

Khánh Hải: Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

“Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng qua hơn 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời đã dần thay đổi. Ðây là động lực để Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân Khánh Hải tiếp tục thực hiện các tiêu chí còn lại, sớm đưa xã Khánh Hải về đích trong xây dựng nông thôn mới", Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hải Huỳnh Mạnh Chiến cho biết.

Năm Căn thu hút đầu tư thương mại - dịch vụ

Ðể phát triển lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Năm Căn, đặc biệt là khu trung tâm huyện, hiện nay, huyện Năm Căn tiếp tục mời gọi đầu tư vào chợ Năm Căn.