ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 17:41:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nơi ký ức vọng về

Báo Cà Mau Trời nắng nóng như đổ lửa, tôi khoác chiếc ba lô ngồi lên xe máy phóng về quê đi đám giỗ người chú hy sinh trong kháng chiến, nhân dịp ngày nghỉ ở lại quê chơi vài hôm luôn thể. Vừa đến đầu xóm, gặp ngay thằng Sĩ, con của người cô Út từ dưới bờ vuông bước lên. Thấy tôi từ đằng xa, nó kêu hơi hới. Thấy vẻ mặt nó mừng rỡ làm cho tôi nhớ lại những ngày xưa về quê trong những dịp hè, mới đó mà đã hơn 20 năm rồi.

Trời nắng nóng như đổ lửa, tôi khoác chiếc ba lô ngồi lên xe máy phóng về quê đi đám giỗ người chú hy sinh trong kháng chiến, nhân dịp ngày nghỉ ở lại quê chơi vài hôm luôn thể. Vừa đến đầu xóm, gặp ngay thằng Sĩ, con của người cô Út từ dưới bờ vuông bước lên. Thấy tôi từ đằng xa, nó kêu hơi hới. Thấy vẻ mặt nó mừng rỡ làm cho tôi nhớ lại những ngày xưa về quê trong những dịp hè, mới đó mà đã hơn 20 năm rồi.

Năm nay nó trên 30 tuổi, dáng người nhỏ con, chân cẳng thì lêu khêu, tính tình thì hiền khô, ai nói chỉ biết cười. Thấy vậy chớ là người có trình độ, có bằng kỹ sư điện tử đàng hoàng, ngặt nỗi nó hiền quá, cho nó đi làm sợ bị người ta ăn hiếp, vả lại nhà của cô Út chỉ có một mình nó là con trai, đi làm ai lo chăm sóc vuông tôm. Ðang miên man, giọng của thằng Sĩ làm cắt ngang dòng suy nghĩ . “Anh Út tắm rửa đi rồi chút ăn cơm, chiều mình ra nhà chế Sáu Ly, hôm nay cúng mâm tiên thường cho chú Bảy”. Ly là đứa em con của người chú thứ Năm, chú Bảy mất khi còn trẻ, không có vợ con, nên nó thỉnh về thờ, nhà nó ở ngoài ngọn kênh.

Minh hoạ: MINH TẤN

Thằng Sĩ loay hoay sửa mấy cái lú để đem ra vuông đặt, thấy tôi tò mò nhìn, như hiểu ý, nó nói: “Ðặt lú phải làm dấu anh ơi. Bây giờ ăn trộm dữ quá, có hôm đặt lú sáng ra trễ, hoặc đêm không đi tuần vuông, thì sáng ra đổ lú trống không. Từ ngày có con lộ bê-tông về xóm, bà con rất mừng, không còn cảnh sình bùn như xưa nữa, nhưng cũng có cái buồn và lo, hằng đêm tiếng xe máy rầm rú không ngủ được. Không còn cái thời khi đi ngủ không cần đóng cửa, giờ thì nhà ai nấy đóng cửa kín mít, không còn cái cảnh làng quê khi đêm xuống thật yên bình, chỉ có những tiếng chó sủa văng vẳng trong đêm vắng”.

Nghe nó kể chuyện làng quê mà làm tôi chạnh lòng. Làng quê khang trang, lộ làng thẳng tắp, nhưng kèm theo là các tệ nạn xã hội cũng theo con đường tràn về. Người dân quê có tấm lòng nhân hậu nay phải đối phó với những vấn nạn không phải do thiên tai bất khả kháng, mà do chính con người chất phác ngày xưa tạo nên. Tệ nạn mê tín dị đoan đi cầu số, rượu chè, số đề, cờ bạc, đá gà cũng tăng nhanh. Thằng Hồng là một minh chứng, nhớ những năm còn làm lúa, nhà nó có 30 công ruộng tầm cấy, mỗi năm kiếm gần ngàn giạ, trừ đi các khoản, nhà nó lúc nào cũng còn có bồ lúa tổ chãng, lũ chuột tha hồ ăn thoải mái. Bây giờ nhìn nhà nó mà thấy thương, trống huơ trống hoác, chỉ còn lại bộ ván ngựa mà ba, má nó để lại. Nghe nói mấy năm đầu khi chuyển qua nuôi tôm, nhà nó trúng tôm ghê lắm, cũng sắm ti-vi, xe máy như người ta; rồi tập tành ngồi quán, ghi vài con số cho vui, đá gà để lấy xác nhậu chơi, đánh bài... Ban đầu chỉ vài điếu thuốc, vài ly cà phê có thấm gì đâu. Nhưng có lúc hăng máu, trúng tôm khá khá thì chơi luôn một vài kết, có khi hứng chí bao xe đi chợ chơi luôn. Về nhà chân nam đá chân chiêu, trong túi không còn một đồng bạc, vợ nó kêu trời, chửi nghe ong ỏng, nó chỉ còn kịp ngã lên bộ ván là đánh một giấc ngon lành.

Ðám giỗ ở quê hồi đó tới giờ vẫn mang nét đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ, hễ nhà ai có gì thì mang nấy, khi thì con gà, chai rượu, bịch bột ngọt… Nhưng những năm gần đây, không biết phải do cơ chế thị trường hay trào lưu thị thành hoá mà nó trở nên hiện đại hơn, phong cách hơn; không còn cái cảnh tay xách con gà, chai rượu, bó rau như ngày nào, mà nhét bao thơ vào túi gia chủ, thật gọn thật lẹ, khỏi mắc công xách lùm tùm.

Ôi thôi đủ thứ chuyện khi rượu vào, lời ra, nói nhiều nhất là thằng Tân. Chuyện từ làng trên, xóm dưới, chuyện con tôm, cây lúa, chuyện vợ chồng thằng An vừa bị bắt vì làm thầu số đề, chuyện bà Ba vừa bị bể hụi, chuyện ở rạch kế bên có ông thầy hay lắm được Thần Ranh dựa cho số trúng phóc… Nghe lạ, tôi phăng lại hỏi: “Hồi đó tới giờ chỉ nghe nói Thần Tài, Thổ Ðịa, Thành Hoàng,  chớ chưa nghe nói ông Thần Ranh”. Nó nhìn tôi có vẻ như chê tôi dân chợ mà kém hiểu biết, nên nó nói luôn: “Chú đâu có biết, hôm rồi ở rạch kế bên có người đi đào đìa lụm được một trụ đá, thấy còn tốt đem về định dùng làm hàng rào, tối đến nhập vào thằng rể xưng là Thần Ranh, cho số đánh sập thầu luôn, nên bà con ở rạch bên đó tin dữ lắm”. À ra là vậy, là trụ ranh đất chớ gì. Nghe tôi nói vậy, hình như làm cho nó cụt hứng nên nó doạ: “Chú không biết đừng nói chơi, ổng linh lắm đó, nói bậy là ổng bẻ lọi cổ như chơi à”.

Con chó là bạn của con người, tầm quan trọng của nó không thua gì con trâu, ngoài việc giữ nhà chúng còn gắn bó với con người. Từ xưa đến giờ là một con vật được coi là trung thành nhất với chủ, nhưng những năm gần đây khi lộ làng thông thoáng, nạn trộm chó cũng bắt đầu xuất hiện. Bọn chúng rất liều lĩnh, không ngại chống trả khi chủ nhà phát hiện. Nhìn những chiếc xe chở lỉnh khỉnh mấy cái lồng chạy suốt khắp các nẻo đường trong quê, không biết để đựng gì, thấy lạ, tôi hỏi thằng cháu mới biết xe đi mua chó. Thật lòng mà nói, cái làng quê thời phong kiến của Ngô Tất Tố, tôi chỉ biết trên bài giảng của thầy cô, vì nghèo, thiếu tiền thuế thân mới đành bấm bụng bán đi những con chó của mình để trừ nợ, vậy mà bây giờ có những người nuôi chó để kinh doanh.

Khi còn làm lúa, những lúc nông nhàn chỉ vác cần câu ra ruộng, khi về thì gần đầy một giỏ cá, hay những đêm vác cây chỉa ra ngoài đồng khi về thì thôi đủ thứ, nào cá, ếch, rắn… Nhà ai cũng có một hoặc hai cái đìa, khi thu hoạch lúa cũng tới vụ thu hoạch đìa. Bà con chòm xóm tập trung, đàn ông mạnh khoẻ thì dọn đìa, kéo lưới; mấy chị em phụ nữ chuẩn bị chỗ làm cá; nhóm con nít trong xóm thì chờ đợi bắt cá hôi. Thế nào cũng có nồi cháo với những con cá lóc bành chãng nấu nước cốt dừa, nhúng rau đắng đất. Cứ một mùa đìa như vậy mỗi gia đình dự trữ chừng vài khạp mắm. Mùa mưa đến, khi nước ngập đồng, lũ nhái, ếch kêu um trời ngoài đồng, như một ban nhạc đồng ca, người nào siêng cầm đèn lồng ra đồng khoảng chừng một vài tiếng, kiếm vài ký ếch như chơi.

Cuộc sống của người dân quê là vậy, ban ngày ai cũng có công việc của mình, được cái khi đêm về, thỉnh thoảng hai ba hôm một lần, hầu hết mọi người trong quê tôi, trừ những người già, sau khi đã ăn cơm chiều xong thì thường có thói quen là tụ tập đến nhà nào đó để chơi, uống trà tán gẫu, bàn chuyện thời sự… Vì hồi đó còn nghèo lắm, chưa có nhà nào có ti-vi để giải trí, thế nên bà con thường tụ tập đến một nơi để nói chuyện với nhau sau những giờ làm đồng áng mệt nhọc, vừa để tìm niềm vui, vừa để gắn kết tình làng nghĩa xóm với nhau. Bây giờ nghĩ lại thấy cuộc sống thôn quê của người dân mình ngày xưa mộc mạc, bình dị nhưng có một nét gì đó rất hay, rất đáng quý mà không thể tìm thấy được cái thói quen ấy vào cái thời công nghệ thông tin và phương tiện giải trí hiện đại như bây giờ. Nay cái không khí ấy dường như đang dần mất đi để thay vào đó là những dãy nhà hộp, đường làng, bờ rào được bê-tông hoá…

Khi tới mùa lúa chín, không ai biết bầy chim dòng dọc ở đâu mà chúng lại rủ nhau về tíu tít, bận rộn đan những chiếc tổ mới bên cạnh những chiếc tổ cũ cái còn, cái mất vì bọn trẻ con chúng tôi thường lấy tổ chim về chơi nhà chòi. Loài chim dòng dọc không bao giờ sống trong tổ cũ mà phải xây tổ mới và cũng chỉ trong chớp mắt trên những bụi tre lại lủng lẳng những tổ chim hình chiếc vớ.

Tôi nhớ những năm còn học phổ thông, cứ đến ngày được nghỉ học là tôi nằng nặc đòi về quê cho bằng được để cùng với những thằng em bà con chú bác, cô cậu chơi trò đánh trận bằng súng ống thụt (làm bằng những ống tre, ống trúc, đạn là những trái mây dóc), chia phe ra hai bên đánh trận giả; được đắm mình trên những con sông quê hương hai bên là hàng dừa nước.

Nhớ những chiếc bập dừa mà tuổi thơ tụm năm tụm bảy để tập bơi… Chiều chiều, khi bìm bịp kêu nước lớn đầy sông, mỗi đứa ôm một cái bập dừa vùng vẫy, khuấy động một khúc sông quê. Hoặc ngay sau những vụ mùa, cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ, bọn con nít chúng tôi tha hồ bắt cá, những con cá bị kẹt lại trên những trũng nước, hay chặn những khúc mương phèn tát nước bắt cá. Lựa những con cá lóc bự hay những con cá rô mề đem lên ruộng lấy rơm chất lên nướng, vậy là chúng tôi có một bữa ăn ngon lành. Mùi khói rất thơm, ngọt bay trong gió, lửa cháy kèm theo những tiếng lách tách, đó là mấy hạt lúa còn mắc kẹt lại trong rơm.

Bọn trẻ con chúng tôi giờ cũng đã lớn, kỷ niệm trên cánh đồng ngày nào giờ chỉ còn là một miền ký ức xa xôi. Vẫn nhớ, những cánh đồng cứ đều đặn thu hoạch sau những tháng ngày cày ải, chăm bón… Không biết bao nhiêu người con từ làng quê ra đi còn mang theo trong ký ức mùi khói đốt đồng…

Tuổi thơ của tôi không phải lo cái ăn cái mặc, không nghĩ ngợi xa xăm. Tuổi thơ ấy cũng trôi qua rồi. Nhưng ngọn đèn dầu sáng lên đêm đêm ở làng quê nghèo năm xưa vẫn cháy âm ỉ trong lòng tôi. Giờ đây mỗi khi ngồi trên chiếc sofa sang trọng lòng tôi lại miên man tự hỏi, phải chăng nơi ký ức đã vọng về?./.

Bút ký của Ðoàn Bình

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài cuối: Thầm lặng việc thiện nguyện

Gương mặt đôn hậu, nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi là điều dễ tạo thiện cảm với bất cứ ai khi gặp cô Phạm Thị Ngọc Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Phường 6/2, TP Cà Mau. Nhiều năm duy trì “Tủ bánh mì yêu thương”, lặng thầm trao hàng trăm món quà thiết thực tới những hoàn cảnh kém may mắn, cô Thảo cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được sẻ chia.

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài 2: Người gieo hạnh phúc

Mỗi ngày trôi qua, trên khắp quê hương Cà Mau xuất hiện nhiều tấm gương bình dị mà cao quý. Ðó là câu chuyện của người phụ nữ vượt qua nỗi đau của bản thân để dìu dắt những người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, là câu chuyện của những cựu chiến binh giàu nghĩa cử cao đẹp... Họ thầm lặng đóng góp cho đời, gieo hạt giống yêu thương, điểm tô cho cuộc sống thêm những gam màu tươi sáng.

Tô thắm vườn hoa tử tế

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nói, xã hội ta có rất nhiều những tấm gương người tốt, việc tốt. Họ có mặt khắp nơi, đó là những bông hoa đẹp trong rừng hoa đẹp. Ðiều đó được minh chứng ở Cà Mau, nơi tình đất - tình người bền chặt thuỷ chung, sâu nặng nghĩa tình. Trong hành trình phát triển quê hương, bằng những việc làm trượng nghĩa, người Cà Mau đã tô thắm thêm vườn hoa tử tế, làm lay động bao trái tim và lan toả giá trị sống tốt đẹp.

Cửa Lớn mở tương lai

Những năm 1990 của thế kỷ trước, mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được theo ghe bán hàng bông của ba má, xuôi ngược từ xứ ngọt Trần Văn Thời về đất mặn Ngọc Hiển xa xôi và lạ lẫm.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài cuối: Bàn về giải pháp

Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ người hoạt động ở ấp, khóm kế cận ở Cà Mau đầy sinh động, với nhiều cách làm hay, kinh nghiệm hữu ích. Bằng việc kết nối, đảm bảo tính kế thừa để phát huy tối đa những ưu điểm, bổ trợ những hạn chế giữa các thế hệ; đội ngũ này vừa ổn định vừa có những điểm sáng đột phá gắn với xu hướng trẻ hoá, chuẩn hoá. Bên cạnh đó, sự phát triển khởi sắc của tỉnh nhà cũng đang tạo ra môi trường tốt để nhiều người trẻ chọn trở về gắn bó lập thân, lập nghiệp.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài 2: Những tín hiệu tích cực

Năng nổ, nhiệt huyết, nhạy bén và dám nghĩ, dám làm đang là những ghi nhận, đánh giá của các cấp uỷ đảng, chính quyền và Nhân dân khi nói về những người trẻ tuổi hoạt động ở ấp, khóm. Không khí tươi mới với nguồn năng lượng tích cực của đội ngũ trẻ đã thực sự trở thành điểm sáng ở nhiều địa bàn ấp, khóm ở Cà Mau trong hành trình phát triển. Ðó cũng là gợi ý hữu ích để Cà Mau tiếp tục công việc chuẩn hoá, trẻ hoá; tăng cường chất lượng và xây dựng đội ngũ kế thừa đảm đương nhiệm vụ ở khóm, ấp trong bối cảnh hiện nay.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng

Thực tế đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của đội ngũ người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm trong việc cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống. Ðây là cánh tay nối dài của cấp uỷ, chính quyền cơ sở, nơi trực tiếp, sâu sát nhất với Nhân dân. Mọi chuyển động của cấp “cơ sở của cơ sở” sẽ quyết định đến việc thành hay bại của một quyết sách, một chủ trương, một phong trào... gắn với nhiệm vụ chính trị và sự phát triển của từng địa phương.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài cuối: Hướng đến tín dụng "xanh"

Thông qua các khoản vay ưu đãi, nông dân và các hợp tác xã (HTX) có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, từ đó xây dựng nền tảng cho các mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, tín dụng chính sách (TDCS) không chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ sản xuất mà còn mở rộng sang các lĩnh vực quan trọng, như bảo vệ môi trường và phát triển tín dụng xanh.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững

Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhóm yếu thế và phát triển kinh tế địa phương. Các chính sách đổi mới đã giúp hàng ngàn người tiếp cận vốn hỗ trợ, vượt qua khó khăn và xây dựng sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, các hợp tác xã và mô hình nông nghiệp xanh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Nỗ lực đổi mới trong quản lý và triển khai tín dụng đã phá vỡ rào cản, mở ra cánh cửa cho một tương lai phát triển toàn diện.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài 2: Xoá rào cản, mở cửa cơ hội

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) không chỉ là công cụ hỗ trợ người dân thoát nghèo mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương. Các khoản vay ưu đãi đã tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ khởi nghiệp, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống và đóng góp vào sự phát triển bền vững. Ðặc biệt, CSXH đã hỗ trợ những nhóm yếu thế và các cá nhân chấp hành xong án phạt tù vượt qua rào cản xã hội, tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng và xây dựng cuộc sống mới. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tài chính, tín dụng này đã trở thành nền tảng vững chắc để họ từng bước vươn lên, thay đổi cuộc sống.