ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 19-1-25 09:37:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bánh phồng tôm Năm Căn vào mùa Tết

Báo Cà Mau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề. Những ngày qua, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc trưng của vùng ngập mặn Năm Căn tăng năng suất để kịp đáp ứng đơn hàng cho đối tác phục vụ thị trường Tết, trong đó có sản phẩm bánh phồng tôm.

Anh Huỳnh Trung Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Kiên Cường, Ấp 2, xã Hàng Vịnh, cho biết, bắt đầu từ tháng 9, tháng 10 âm lịch, công ty đã tiến hành ký hợp đồng với các cơ sở thu mua thuỷ sản để chuẩn bị nguồn tôm nguyên liệu phục vụ sản xuất bánh phồng tôm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng dịp Tết.

Thời điểm này, công ty sản xuất sản lượng rất cao, với khoảng 500 kg/ngày. Theo đó, số lượng lao động theo thời vụ cũng tăng từ khoảng 15-20% so với ngày thường. Thị trường tiêu thụ rộng rãi trên toàn quốc, trong đó miền Bắc chiếm khoảng 60% sản lượng.

Hiện nay, tình hình sản xuất bánh phồng tôm đang sôi động nhằm đáp ứng các đơn hàng cho đối tác trong và ngoài tỉnh, bên cạnh đó còn góp phần tăng thu nhập cho lao động địa phương trong dịp Tết.

Hiện nay, tình hình sản xuất bánh phồng tôm đang sôi động nhằm đáp ứng các đơn hàng cho đối tác trong và ngoài tỉnh, bên cạnh đó còn góp phần tăng thu nhập cho lao động địa phương trong dịp Tết.

Vào thời điểm cận Tết, từ chương trình khuyến công địa phương, công ty được hỗ trợ một phần kinh phí mua máy cắt bánh tự động, công suất 200 kg/giờ. “Ðể đáp ứng nhu cầu thị trường, công ty đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc. Ðặc biệt, công ty vừa được Trung tâm Khuyến công tỉnh (Sở Công thương) hỗ trợ thêm máy cắt bánh nhằm nâng cao năng suất và tỷ lệ đồng đều cho sản phẩm để đáp ứng thị trường, nhất là những khách hàng khó tính. Bình thường công ty sản xuất từ 5-7 tấn/tháng, những tháng cận Tết thì tăng lên trên 12 tấn, nhưng vẫn không đủ sản lượng cung ứng cho khách hàng. Hiện tại, sản xuất đến đâu bán đến đó, không có tồn kho”, anh Kiên cho biết thêm.

Xã Hàng Vịnh có khoảng 25 hộ gia đình, cơ sở và công ty sản xuất bánh phồng tôm, tập trung ở Ấp 2. Những ngày giáp Tết, không khí sản xuất nhộn nhịp hẳn lên khi chạy đua với thời gian để đảm bảo đáp ứng các đơn hàng. Nhờ vậy, lao động địa phương cũng có thêm nguồn thu nhập đáng kể để mua sắm Tết.

Chị Nguyễn Thanh Lan làm công nhân tại Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Kiên Cường khoảng một năm nay, thu nhập bình quân mỗi ngày từ 150-200 ngàn đồng, hiện nay tăng trên 250 ngàn đồng, những ngày tăng ca thì thu nhập sẽ cao hơn. “Những ngày Tết được tăng ca, được thêm lương, thu nhập ổn định hơn, có tiền mua sắm để ăn Tết”, chị Lan vui vẻ bộc bạch.

Ông Nguyễn Tấn Lộc, Phó chủ tịch UBND xã Hàng Vịnh, thông tin, để có nguồn hàng bánh phồng tôm phục vụ tết Nguyên đán 2025, bà con đã chuẩn bị nguyên liệu sẵn từ trước, hiện tại sản xuất với sản lượng rất lớn, tập trung lao động khá đông để phục vụ cho sản xuất. UBND xã tuyên truyền, vận động các cơ sở, hộ gia đình thực hiện nghiêm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng trong dịp Tết.

Theo các cơ sở sản xuất, mặc dù sản lượng có tăng nhưng giá bán ra vẫn giữ mức ổn định. Hiện tại, bánh phồng tôm có giá dao động từ 120-200 đồng/kg tuỳ loại. Ngoài bánh phồng tôm thì bánh phồng cua, bánh phồng tôm tít và các loại bánh phồng chay (làm từ khoai môn, mít, chuối, hạt mè, thanh long, lá dứa...) cũng được người tiêu dùng ưa chuộng./.

 

Văn Tưởng

 

Bánh phồng tôm Năm Căn vào mùa Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề. Những ngày qua, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc trưng của vùng ngập mặn Năm Căn tăng năng suất để kịp đáp ứng đơn hàng cho đối tác phục vụ thị trường Tết, trong đó có sản phẩm bánh phồng tôm.

Hợp tác xã nỗ lực ứng dụng công nghệ

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 299 hợp tác xã (HTX), trong đó có 179 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Các HTX đều đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất, canh tác cũng như quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Gắn mã QR cho dưa hấu Lý Văn Lâm

Dưa hấu Lý Văn Lâm từ lâu đã khẳng định được thương hiệu bởi chất lượng sản phẩm, cũng chính vì vậy mà một số người kinh doanh đã lợi dụng điều này để quảng bá giả mạo dưa hấu Lý Văn Lâm, ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu dưa hấu của địa phương. Ðể bảo vệ thương hiệu, năm nay, Ðảng uỷ, UBND xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) chỉ đạo Hội Nông dân xã phối hợp với Viettel Cà Mau thí điểm vận động người dân đăng ký tham gia truy xuất nguồn gốc điện tử bằng mã QR.

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.

Doanh số cho vay vốn chính sách năm 2024 hơn 1.000 tỷ đồng

Chiều 14/1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban Đại diện để đánh giá, tổng kết tình hình hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Hứa hẹn bội thu vụ màu Tết

Thời gian qua, nông dân huyện U Minh tích cực cải tạo đất, xuống giống vụ hoa màu phục vụ thị trường Tết. Ðến nay, các diện tích hoa màu phát triển tốt, hứa hẹn bội thu.

Ứng dụng kỹ thuật, tăng giá trị cua nuôi

Thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thông qua chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nông dân huyện Cái Nước đa dạng đối tượng nuôi, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả đối với các mặt hàng chủ lực ở địa phương, trong đó có cua nuôi.

Chủ động khung lịch mùa vụ

Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực trên lĩnh vực sản xuất lúa gạo, chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực thuỷ sản.

Kỳ vọng những “ngôi sao” OCOP

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) không chỉ hướng đến lợi ích thuần tuý kinh tế mà còn giải quyết nhiều vấn đề xã hội của vùng nông thôn. Tuy nhiên, để một sản phẩm từ làng, xã vươn tầm, đủ sức để tham gia, cạnh tranh sòng phẳng, khẳng định vị trí vững chắc ở sân chơi lớn, thị trường chung thì không phải là điều đơn giản.

Mùa vui giáp Tết

Những ngày này, trên các cánh đồng lúa - tôm ở khu vực phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, nông dân bắt đầu thu hoạch tôm càng trên ruộng lúa. Ða phần bà con thu hoạch theo cách truyền thống, nhưng một số hộ lại dùng phương pháp thuốc tôm bằng dây thuốc cá, mục đích vừa thu hoạch tôm, cá vừa cải tạo ao đầm, chuẩn bị cho vụ mùa mới.