ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-12-24 09:14:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Họp hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Báo Cà Mau Tại cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 25/12, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: “Các chủ thể cần phải nghiêm túc trong việc sản xuất sản phẩm để đảm bảo chất lượng. Hội đồng đánh giá sẽ chấm điểm một cách công bằng và nghiêm túc, với mục tiêu thúc đẩy các sản phẩm có tiềm năng phát triển từ lợi thế của địa phương”. 

Cuộc họp do Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử và Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Quân đồng chủ trì. 

Phó Chủ tịch Lê Văn Sử yêu cầu các sản phẩm cần bổ sung hồ sơ trong vòng một tuần để Hội đồng xem xét và chấm điểm lại.Phó chủ tịch Lê Văn Sử yêu cầu các sản phẩm cần bổ sung hồ sơ trong vòng một tuần để Hội đồng xem xét và chấm điểm lại.

Đây là năm đầu tiên tỉnh tổ chức đánh giá và chấm điểm sản phẩm OCOP thông qua phần mềm đánh giá, điều này gây không ít khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện, dẫn đến việc đánh giá và phân hạng sản phẩm chưa đạt tiến độ như kế hoạch.

Mặc dù gặp phải một số vướng mắc, nhưng đến nay, 8/9 đơn vị cấp huyện và TP Cà Mau đã hoàn thành công nhận OCOP 3 sao cho 43 sản phẩm của 31 chủ thể. Cụ thể, các huyện Năm Căn, Cái Nước, Ngọc Hiển, Phú Tân, Thới Bình, Đầm Dơi, Trần Văn Thời và TP Cà Mau đã hoàn tất công nhận sản phẩm đạt 3 sao. Ngoài ra, 4 đơn vị gồm: huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển và TP Cà Mau đã trình hồ sơ lên Hội đồng tỉnh đánh giá 18 sản phẩm của 8 chủ thể. Trong đó, có 12 sản phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao và 6 sản phẩm mới từ 2 chủ thể.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử tham quan sản phẩm OCOP được trưng bày tại cuộc họpPhó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử tham quan sản phẩm OCOP được trưng bày tại cuộc họp.

Trước cuộc họp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã gửi hồ sơ của các sản phẩm trên phần mềm đánh giá OCOP để các thành viên hội đồng nghiên cứu và tiến hành chấm điểm. Các sản phẩm đều đạt điểm bình quân khá cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, như việc xây dựng hợp đồng liên kết chưa đúng quy định, một số sản phẩm thiếu thông tin về truy xuất nguồn gốc, bao bì chưa đủ bền và chất lượng bảo quản chưa cao. Một số sản phẩm cũng chưa được cấp quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp, câu chuyện sản phẩm chưa đủ đặc sắc, thiếu sự độc đáo trong phần mô tả về tính năng, công dụng và thành phần.

Đại biểu dự Đại biểu dự cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.


Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử lưu ý, từ năm 2025, tỉnh sẽ đưa ra kế hoạch phát triển sản phẩm mới và định hướng các lĩnh vực cần ưu tiên sản xuất, đồng thời khuyến khích các chủ thể sử dụng phần mềm chấm điểm để tối ưu hoá quá trình đánh giá. 

Phó chủ tịch Lê Văn Sử yêu cầu các sản phẩm cần bổ sung hồ sơ trong vòng một tuần để Hội đồng xem xét và chấm điểm lại. Hai tuần tới, Hội đồng sẽ tổ chức cuộc họp công bố kết quả chấm điểm mới cho 18 sản phẩm./.


Hồng Phượng

Trúng mùa lúa trên đất nuôi tôm

Hiện nay, bà con nông dân ở các xã vùng chuyển đổi sản xuất của huyện Trần Văn Thời bắt đầu thu hoạch vụ lúa trên đất nuôi tôm. Vụ mùa năm nay thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất đạt khá cao nên người dân rất phấn khởi.

Lợi ích từ... triều cường

Vào những ngày cao điểm của triều cường, mực nước các tuyến sông trên địa bàn huyện Cái Nước thường xuyên dâng cao, gây ngập úng cục bộ một số tuyến lộ trũng thấp, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, triều cường cũng mang lại nhiều lợi ích cho nuôi thuỷ sản, giúp độ mặn tăng cao và bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho sò huyết nuôi xen canh trong vuông tôm phát triển.

Quyết tâm xoá nghèo

Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.

Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín

Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân ứng dụng công nghệ nuôi tôm tuần hoàn nước mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế nguy cơ dịch bệnh, đồng thời giải quyết được tình trạng xả thải ra kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường.

Hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên

Khu bảo tồn biển Cà Mau được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định thành lập với diện tích 27.000 ha, gồm 3 phân khu là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính dịch vụ và vùng đệm. Trong đó, trọng điểm là khu vực các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc thuộc hại huyện U Minh và Trần Văn Thời.

Qua vùng tôm - lúa

Những ngày này, về với vùng đất Thới Bình, trên đồng, ngoài rẫy đều rộn rã niềm vui ngày mùa. Tiếng máy thu hoạch tôm càng, máy suốt lúa, tiếng gọi nhau í ới của nông dân làm cho bức tranh quê thêm bừng sáng, sinh động.

Ðảng viên điển hình phát triển kinh tế

Gia đình ông Trần Quốc Hưng, 49 tuổi, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ là điển hình trong phát triển kinh tế từ trồng hoa màu theo Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc "Phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập”.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.