Thời gian qua, các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở địa phương có nhiều chính sách giải quyết việc làm cho lao động nói chung, lao động nữ ven biển nói riêng. Song, phần lớn lao động nữ ven biển trên địa bàn huyện Phú Tân hiện nay đều từ nhiều nơi khác đến, cuộc sống khó khăn, thiếu vốn và tư liệu sản xuất nên cuộc sống vẫn còn chật vật, nghề nghiệp chưa ổn định. Chị em là đội ngũ đông đảo tham gia làm thuê cho các dịch vụ hậu cần nghề cá, trong khi nghề này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tình hình khai thác biển và theo từng con nước.
Thời gian qua, các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở địa phương có nhiều chính sách giải quyết việc làm cho lao động nói chung, lao động nữ ven biển nói riêng. Song, phần lớn lao động nữ ven biển trên địa bàn huyện Phú Tân hiện nay đều từ nhiều nơi khác đến, cuộc sống khó khăn, thiếu vốn và tư liệu sản xuất nên cuộc sống vẫn còn chật vật, nghề nghiệp chưa ổn định. Chị em là đội ngũ đông đảo tham gia làm thuê cho các dịch vụ hậu cần nghề cá, trong khi nghề này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tình hình khai thác biển và theo từng con nước.
Cuối năm 2015, đầu năm 2016, tình hình khai thác biển trên địa bàn huyện Phú Tân phát triển ổn định với sản lượng khá. Nguyên nhân phần lớn do giá dầu giảm, ngư dân có điều kiện ra khơi. Theo đó, các chính sách ưu đãi nghề biển cũng được triển khai hiệu quả, thời tiết thuận lợi, hạ tầng từng bước được đầu tư… đó cũng là một trong những yếu tố giúp bà con phát huy nghề biển.
Bà Nguyễn Thị Bé, khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm tham gia chế biến cá khô, mỗi ngày kiếm được hơn 200 ngàn đồng, nhưng không thường xuyên. |
Khai thác biển ổn định kéo theo sự nhộn nhịp của các dịch vụ hậu cần nghề cá. Cùng với sơ chế tại chỗ và xuất hàng đi các tỉnh, huyện Phú Tân còn có điều kiện phát triển tốt dịch vụ hậu cần nghề cá, chủ yếu là các làng nghề thủ công ven biển, trong đó có nghề chế biến cá khô. Đây là công việc thích hợp cho lao động nữ tham gia. Chính từ đó, nghề biển trúng thì chị em có công ăn chuyện làm ổn định, nghề biển thất thì chị em cũng khó khăn, không có việc làm. Công việc chính của chị em phụ nữ ven biển là tham gia vá lưới, chế biến cá khô, làm mắm... Trên thực tế, nếu khai thác biển đạt sản lượng khá thì chị em có thu nhập ổn định.
Nhiều chị tham gia làm khô có thu nhập bình quân hơn 200 ngàn đồng mỗi ngày. Tuy nhiên, công việc này cũng tuỳ thuộc vào con nước và từng mùa vụ chứ không được thường xuyên. Hơn nữa, chế biến cá khô cũng rất cực nhọc, đòi hỏi chị em phải chịu khó. Chính vì không được thường xuyên nên chị em phải tham gia nhiều nghề khác khi không vào vụ hoặc chưa tới con nước để kiếm thêm thu nhập.
Chị Phạm Thuý Hằng, khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, cho biết, vào con nước thì tham gia làm khô các loại, mỗi ngày cũng được từ 200 đến 300 ngàn đồng, nhưng được vài ngày. Còn lại ai mướn gì làm đó, như vá lú, lựa cá, có khi cũng đi làm nghề đáy, giăng câu…
Tuy khó khăn nhưng dù sao chị em phụ nữ ở thị trấn Cái Đôi Vàm và một số nơi nghề khai thác biển phát triển cũng đỡ vất vả, có công ăn chuyện làm hơn. Còn chị em phụ nữ sống ở các cửa sông nhỏ, nghề biển kém phát triển hay chị em ở các xã vùng sâu ven biển, hằng ngày phải tham gia những công việc cực nhọc nhưng thu nhập kém cỏi như câu lịch, bắt ba khía, thậm chí đi mò, bắt thuỷ sản ven biển như một số lao động nam.
Từ thực tế này, đòi hỏi cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tạo điều kiện đào tạo nghề; tranh thủ các nguồn vốn để giải quyết việc làm, mở ra các mô hình dựa trên điều kiện thực tế ở địa phương để chị em tham gia. Trong đó, chú trọng phát huy các hình thức làm ăn hợp tác của chị em thời gian qua như tổ chế biến cá khô, tổ sản xuất bình hoa vải voan pha lê, tổ vá lưới... từng bước tạo điều kiện cho chị em đỡ vất vả, có nguồn thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế gia đình hiệu quả./.
Bài và ảnh: Quốc Hiệp